2.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Phật giáo trước năm
2.2.1 miền Bắc Xã hội chủ nghĩa
Nhìn từ góc độ lịch sử, Phật giáo Việt Nam có nhiều điểm thuận trong mối quan hệ với dân tộc, như “Sữa hòa với nước”. Tuy vậy, ở mỗi giai đoạn lịch sử với những biến cố khác nhau, Phật giáo cũng đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Nhất là khi đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền Nam - Bắc, cục diện Phật giáo cũng bị phân hóa sâu sắc, nhiều hệ phái tổ chức Phật giáo ra đời, gây ra tình trạng mất đoàn kết, thậm chí đối đầu lẫn nhau trong nội bộ Phật giáoViệt Nam. Có một số tổ chức, hệ phái còn đi ngược với pháp chánh của Đức Phật, đi ngược với lợi ích của dân tộc. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải thống nhất Phật giáo trong cả nước, chung ý chí và hành động, để hướng các tín đồ tăng ni, phật tử “Hoằng dương Phật pháp, phục vụ Tổ quốc Việt Nam”.
Cũng giống như tất cả các tôn giáo khác, Phật giáo luôn được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tự do tín ngưỡng, tự do bày tỏ đức tin, theo tinh thần của dân tộc. Ngoài những chính sách tôn giáo chung cho tất cả các tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta còn có những chính sách riêng với từng tôn giáo. Cụ thể với Phật giáo, đã ban hành một số Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư… thể hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, tiêu biểu như:
- Chỉ thị số 217/CT/TW về “Công tác đối với Phật giáo”, ngày 9 tháng 7 năm 1960.
- Thông tư số 180 - TT/TW về “Việc chấp hành chính sách tôn giáo đối
với đạo Phật”, ngày 16 tháng 5 năm 1966.
- Chỉ thị số 88 - TTg, ngày 26 tháng 4 năm 1973, về “Việc chấp hành
chính sách đối với việc bảo vệ các chùa thờ Phật và đối với tăng ni” của Thủ
Đánh giá về vai trò của tín đồ, tăng ni phật tử Việt Nam, Chỉ thị số 217/CT/TW chỉ rõ: “Nếu làm tốt công tác đối với Phật giáo, không những tranh thủ được giới phật tử ở miền Bắc mà còn có lợi cho công tác vận động Thiên Chúa giáo, có lợi cho việc tranh thủ Phật giáo miền Nam và tranh thủ dư luận Phật giáo thế giới” [34, tr. 455] và trong Thông tư số 180 - TT/TW cũng ghi nhận: “Trước cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ, cứu nước hiện nay, nhiều tăng ni đã tỏ ra có tinh thần yêu nước, hăng hái ủng hộ cách mạng, tích cực tham gia các công tác xã hội và thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước” [34, tr. 454].
Sau khi miền Bắc được giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội, Nhà nước có điều kiện chăm lo đến đời sống tôn giáo của các phật tử. Đồng thời, Đảng cũng thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm, thiếu xót và những sai phạm của một số địa phương trong thời gian qua: phá bỏ chùa chiền, xâm phạm tài sản của nhà chùa, tùy tiện sử dụng nơi thờ cúng, không quan tâm đến đời sống của các tăng ni… gây ra cho giới tăng ni, phật tử những bức xúc đáng kể. Khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên, Thông tư số 180 - TT/TW đã đề ra những đường lối chỉ đạo rất cụ thể: Những chùa đang thờ Phật dù không có tăng ni ở, nhưng nhân dân vẫn lễ bái thì không được dùng nơi thờ Phật, nơi lễ bái vào việc có thể xúc phạm đến tín ngưỡng, tình cảm của quần chúng; Những tài sản thuộc quyền sở hữu của chùa, nếu hợp tác xã muốn mượn thì phải được sự thỏa thuận của tăng ni, tuyệt đối không sử dụng mệnh lệnh gò ép; Chính quyền, mặt trận cần giúp đỡ, hướng dẫn nhà chùa sửa chữa, tu bổ, tránh lãng phí, tốn kém; Đối với tăng ni già yếu, mất sức lao động, địa phương cần quan tâm giúp đỡ; Tạo điều kiện cho tăng ni, phật tử được sinh hoạt tôn giáo bình thường.
Tiếp đến là Chỉ thị số 88 - TTg của Thủ tướng chính phủ, năm 1973. Chỉ thị đã nêu rõ 8 nội dung cơ bản mà các cấp chính quyền, đoàn thể và các ngành có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành, nhằm đảm bảo thực hiện đúng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo. Chỉ thị 88 - TTg có ý nghĩa rất lớn đối với giới Phật tử và nhu cầu
tín ngưỡng của quần chúng. Nhà nước có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ cơ sở thờ tự, đảm bảo quyền lợi cho các tăng ni. Thể hiện tình cảm, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta dành cho Phật giáo. Chỉ thị ra đời đã đem lại cho đời sống tôn giáo của đạo Phật một tinh thần mới, một khí thế mới.
Không dừng lại ở việc chăm lo đến đời sống, quyền lợi của tăng ni, các hoạt động tôn giáo của phật tử, bảo vệ chùa chiền, ruộng đất của Phật giáo. Giai đoạn trước năm 1981, Đảng và Nhà nước còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề thống nhất Phật giáo trong cả nước, thực hiện tâm nguyện của đông đảo tăng ni, phật tử và tín đồ. Để Giáo hội Phật giáo được thống nhất như ngày hôm nay phải trải qua cả một quá trình chuẩn bị lâu dài, những nỗ lực to lớn của giới tăng ni, phật tử cũng như của Đảng và Nhà nước ta.
Đầu tiên là Sắc lệnh, ngày 15 tháng 3 năm 1946 về việc thành lập Việt Nam Phật giáo hội. Tiếp đến, ngày 23 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội
vụ Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký Quyết định số 158 NV- CP cho phép thành lập lại Hội Phật giáo lấy tên là Hội Việt Nam Phật giáo, mục đích, tôn chỉ không có gì thay đổi. Chùa Quán Sứ vẫn là trụ sở của Hội.
Năm 1951, sau khi Tổng Hội Phật giáo Việt Nam được thành lập tại Huế, tuy nhiên do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, phải đến năm 1953 chính quyền mới chính thức cho phép và công nhận Tổng Hội Phật giáo Việt Nam hoạt động bằng Nghị định số 45MI/DĐP ngày 8 tháng 7 năm 1953.
Ngày 20 tháng 11 năm 1957, ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 60 - CT - TW Về việc thành lập tổ chức
Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam. Chỉ thị đã kiểm điểm lại hoạt động của
Hội Phật giáo cứu quốc (ra đời trước cách mạng tháng Tám), nêu nguyện vọng của tăng ni, phật tử muốn thành lập Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, nhằm “Đoàn kết tăng ni, cư sĩ tiến bộ phụng sự Tổ quốc theo cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Chỉ thị đề ra những nguyên tắc cụ thể:
“Hội này là tổ chức của tăng ni, không kết nạp tín đồ, nhưng có thể kết nạp một số cư sĩ…
Hội không có tổ chức ở cấp xã, huyện và khu mà chỉ tổ chức ở Trung ương và một số tỉnh, thành phố có nhiều sư” [6, tr. 3].
Tháng 3 năm 1958, tại Hà Nội, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ra
đời, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Hội đã tập hợp được các tông phái Bắc tông, Nam tông, Hoa tông, Phật giáo Khmer Nam Bộ, đồng lòng thống nhất, hòa hợp các tăng ni, cư sĩ, các nhà nghiên cứu phật học để “Hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”. Đây là tổ chức Phật giáo lâu bền nhất trong cả ba miền đất nước tới trước năm 1975 và cũng là tổ chức đoàn kết được các tông phái ở miền Bắc, không bị chia rẽ nội bộ như ở miền Nam.
Thành tựu lớn nhất trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta với Phật giáo trong giai đoạn này là những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng với tăng ni phật tử để thống nhất các tổ chức Phật giáo trên phạm vi toàn quốc. Sau những thất bại của các cuộc Vận động thống nhất Phật giáo vào năm 1951, năm 1960 và năm 1964, không nản trí, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn sát cánh cùng với tăng ni phật tử cả nước, kiên trì chờ đợi thời cơ chín muồi để thực hiện thống nhất Phật giáo trong cả nước.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, tiếp tục sự nghiệp thống nhất Phật giáo, Đảng và Nhà nước ta quyết định thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1980, do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm
Trưởng ban. Tiếp đến, ngày 30 tháng 9 năm 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng đã có Thông báo số 136/TT - TW “Về chủ trương thống nhất các tổ
chức Phật giáo để thành lập tổ chức Phật giáo chung cả nước”. Kết quả là,
Đại hội thống nhất Phật giáo đã diễn ra tại chùa Quán Sứ (từ ngày 4 đến ngày 7 - 11 - 1981). Giáo hội Phật giáo Việt Nam - tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam trong mọi hoạt động đối nội và đối ngoại ra đời, trên tinh thần thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, nhằm mục đích chung là duy trì chính pháp, đề cao chính tín, góp phần tích cực cùng toàn dân xây dựng đất nước.
Một trong những chính sách quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo phải kể đến, đó là: Quyết định số 83/BT “Về việc cho phép
thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam” của Bộ Trưởng Tổng thư ký Hội
lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thừa nhận là tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam. Đồng thời phê chuẩn Hiến chương (Điều lệ về tổ chức và hoạt động) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Quyết định số 83/BT có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền Phật giáo nước nhà. Từ đây, Phật giáo Việt Nam đã được thống nhất trong một mái nhà chung, phấn đấu vì một nền phật pháp phục vục dân tộc, phục vục đất nước. Quyết định số 83/BT cũng có ý nghĩa khẳng định tính hợp pháp, công nhận tư cách pháp nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Bên cạnh những văn bản pháp lý đã ban hành, trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước còn chỉ đạo cho các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ với nhà chùa tiến hành tu sửa lại hoặc xây mới chùa chiền bị phá hoại, hư hỏng. Hàng trăm ngôi chùa đã được tu sửa, nâng cấp. Đời sống của tăng ni, phật tử được quan tâm. Cùng với sự kiện thống nhất Phật giáo năm 1981, tình hình Phật giáo miền Bắc nói riêng, cả nước nói chung, thực sự được khởi sắc. Đó là những kết quả đáng được ghi nhận từ phía Đảng và Nhà nước ta trong những nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tín đồ tăng ni phật tử thực hiện quyền tự do tín ngưỡng.
2.2.2. Với Phật giáo ở miền Nam
Sau năm 1954, do đặc điểm đất nước bị chia cắt, miền Bắc thì hoàn toàn giải phóng, còn miền Nam tạm thời đặt dưới sự cai trị của Mỹ - Ngụy. Tình hình phát triển của Phật giáo ở hai miền Nam - Bắc có nhiều điểm khác biệt. Phật giáo ở miền Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn.
Ở miền Nam, bọn Mỹ - Ngụy tìm cách chia rẽ, kích động các tôn giáo để phục vụ cho âm mưu xâm lược chia cắt đất nước. Đế quốc Mỹ muốn sử dụng tôn giáo làm hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Phật giáo bị đàn áp, khủng bố rất dã man. Cho nên, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này là: Một mặt, ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta vẫn tiếp
tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Mặt khác, cùng với tăng ni phật tử ở miền Nam đấu tranh chống lại chính sách đàn áp, khủng bố Phật giáo của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn.
Trong khi quyền tự do tín ngưỡng ở miền Bắc luôn được Đảng và Nhà nước đảm bảo. Thì ở miền Nam, đặc biệt là dưới thời Ngô Đình Diệm, đồng bào tăng ni phật tử đang chịu cảnh “nồi da, nấu thịt” do chính sách phân biệt đối xử, kỳ thị tôn giáo của Diệm gây ra. Ngô Đình Diệm lấy Công giáo làm bệ đỡ, còn những tôn giáo khác đều bị đặt ngoài vòng pháp luật, đặc biệt với Phật giáo. Tình cảnh của tín đồ Phật giáo dưới chế độ Ngụy quyền ở miền Nam rất cực khổ. Quần chúng không chỉ bị phân biệt đối xử trong phạm vi sinh hoạt tôn giáo, mà họ còn bị chèn ép trong trong đời sống, trong các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội. Trên thực tế, Phật giáo miền Nam đang phải đối mặt với chính sách “Thiên chúa giáo hóa” của Ngô Đình Diệm, mục tiêu chủ yếu mà Ngụy quyền công kích vào là Phật giáo. Điều này gây ra sự bất mãn cho các tăng ni, phật tử và tín đồ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng hoạt các cuộc đấu tranh của giới tăng ni phật tử, tạo nên một phong trào sôi nổi, đỉnh cao là phong trào Phật giáo năm 1963 (từ tháng 5 đến tháng 11).
Phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam, năm 1963, bắt đầu bằng sự kiện Ngô Đình Diệm bắt hạ cờ Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản và gây ra vụ thảm sát đẫm máu với giới tăng ni, phật tử. Trước hành động đó, một phái đoàn gồm tăng ni phật tử Huế và Sài Gòn, được sự hướng dẫn của Tổng Hội Phật giáo, đã đến gặp Diệm để đưa yêu sách năm điểm, nội dung gồm:
1. Yêu cầu Chính phủ miền Nam Cộng hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt hạ giáo kỳ của Phật giáo
2. Yêu cầu Phật giáo cũng được hưởng chế độ như các hội truyền giáo Thiên Chúa được ghi trong Đạo dụ số 10
3. Yêu cầu Chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ khủng bố tín đồ Phật giáo 4. Yêu cầu tăng ni và tín đồ phật giáo cũng được từ do truyền đạo và hành đạo và hành đạo
5. Yêu cầu Chính phủ bồi thường cho những người bị giết hại và nghiêm trị những kẻ chủ mưu.
Năm 1960, sau phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Được sự chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng ra Lời tuyên bố ủng hộ yêu sách năm điểm của Phật giáo, đồng thời cũng gửi điện cho Ban thư ký thường trực Hội Phật giáo thế giới tố cáo nhà cầm quyền đàn áp phật tử trong ngày lễ Phật Đản và kêu gọi Phật giáo thế giới lên tiếng đòi Mỹ - Diệm phải chấm dứt ngay tội ác của chúng.
Bất chấp dư luận, Diệm không những không thực hiện năm yêu sách, mà còn tăng cường đàn áp hơn nữa đối với giới tăng ni, phật tử.
Trước những hành động thảm sát của chính quyền Ngô Đình Diệm với Phật giáo miền Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tỏ rõ thái độ kịch liệt lên án và phản đối Ngụy quyền Sài Gòn, đồng thời kêu gọi chấm dứt các hành động khủng bố phật tử và thực thi chính sách tự do tín ngưỡng. Ngày 6 tháng 6 năm 1963, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi điện khẩn cho Chủ tịch Ủy ban quốc tế tại Việt Nam, Đại sứ R. Gubordhun: “Vụ đàn áp dã man đối với học sinh và thanh niên hôm 3/6/1963 xảy ra tiếp theo sau vụ khủng bố đẫm máu đối với các tín đồ Phật giáo hôm 8/5/1963 cũng tại thành phố Huế, sau khi giới Phật giáo miền Nam Việt Nam đưa ra 5 yêu cầu rất chính đáng mà chưa được giải quyết, chứng tỏ rằng chính quyền Ngô Đình