Thập kỷ đầu tiên vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo quan điểm đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang của các tộc người HMông, dao ở huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 44 - 54)

xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo quan điểm đổi mới

Giai đoạn 1986-1991:

Trước tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, và trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội VI (1986), nội dung của đường lối đổi mới được Đảng ta tiếp tục bổ sung và phát triển trong các kỳ đại hội tiếp sau. Trong đường lối đổi mới, Đảng xác định lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm với nội dung cơ bản là đổi mới quan hệ sản xuất.

Tại Đại hội VI năm 1986, Đảng nghiêm khắc đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng của đất nước, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan, duy ý chí, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Một bài học sâu sắc được Đảng rút ra tại Đại hội VI là: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo những quy luật khách quan... Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thơng qua chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, con người mới xã hội chủ nghĩa ngày càng hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố” [21, tr.30].

Đất nước ta sau nhiều năm quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương hướng xã hội chủ nghĩa hố tồn bộ quan hệ sản xuất đã dẫn tới tình trạng sản xuất bị đình đốn, nền kinh tế phát triển chậm. Thực tiễn đó đã minh chứng một điều là cần phải mở ra một phương hướng mới để đi lên chủ nghĩa xã hội.

cộng sản là một quá trình lâu dài, phức tạp và phải trải qua nhiều bước đường khác nhau. Đây cũng là lúc chúng ta phải nghiên cứu đầy đủ hơn lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời phải bổ sung thêm những lý luận đó trong tình hình mới, đồng thời phải ln tìm tịi, sáng tạo và rút kinh nghiệm từ thực tiễn để vạch ra những bước đi tiếp theo, tránh sự dập khn, máy móc. Lênin cũng đã chỉ ra rằng “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xi hẳn và bất khả xâm phạm, trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho mơn khoa học mà người xã hội chủ nghĩa phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống” [42, tr.232]. Trên tinh thần đó và xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước, tại Đại hội VI Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy khơng có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại, chính là bổ sung và phát triển những thành tựu ấy.

Tại Đại hội VI, Đảng đã có sự thay đổi căn bản về tư duy kinh tế, nhận thấy rõ nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời gian qua (trước Đại hội VI) là do những sai lầm, thiếu sót trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong cơ chế quản lý kinh tế. Chính vì vậy mà tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế đề ra lần này là nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định: “xây dựng quan hệ sản xuất mới cả ba mặt, làm cho nó thật sự mang bản chất xã hội chủ nghĩa, gắn với mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất, là công việc to lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn” [21, tr.57-58].

Về quan hệ sở hữu:

Đảng chủ trương đa dạng hóa các loại hình sở hữu, thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, “các thành phần kinh tế đó là:

- Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó.

- Các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hố (thợ thủ cơng, nơng dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng khác” [21,tr.56 - 57].

Việc thừa nhận nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần thể hiện sự nhận thức mới của Đảng ta về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn, do điều kiện nước ta quy định: trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém và có sự đan xen giữa trình độ thủ cơng - cơ khí - hiện đại, có sự phát triển khơng đồng đều giữa các ngành, các vùng. Do vậy, sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề mang tính quy luật.

Một nhận thức quan trọng được Đảng ta rút ra tại Đại hội VI là: “lực lượng sản xuất bị kìm hãm khơng chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khơng đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình thực tế của nước ta địi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ, đến quy mô lớn. Trong mỗi bước đi quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra lực lượng sản xuất mới, trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất mới

phát triển” [21, tr.57]. Đây là đổi mới nhận thức về mặt lý luận quan trọng nhất, có ý nghĩa đột phá, mở đường và chỉ đạo cho tồn bộ cơng cuộc đổi mới của nước ta. Những năm trước Đại hội VI, Đảng đã có những biện pháp nóng vội, muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, có xu hướng muốn tổ chức ngay các hợp tác xã quy mơ lớn, khơng tính đến khả năng trang bị kỹ thuật, trình độ quản lý và năng lực cán bộ trước sự phát triển của thực tiễn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất địi hỏi phải có những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của nó. “Những quan hệ sản xuất lạc hậu” hay “những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” ắt sẽ kìm hãm sự phát triển của nó.

Với việc thừa nhận nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần cũng có nghĩa là ngồi chế độ cơng hữu về tư liệu sản xuất, chúng ta phải thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu, cho phép những cá nhân được phép sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh. Đảng nhấn mạnh: “Những người làm ra của cải và những việc có ích cho xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách đều được tơn trọng, được quyền hưởng thu nhập tương xứng với kết quả lao động, kinh doanh hợp pháp của họ” [21, tr.61]. Sự điều chỉnh này đã góp phần rất lớn đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát huy được tính năng động, sáng tạo của người lao động do nó gắn liền với lợi ích cá nhân của họ - một động lực không nhỏ đối với sự phát triển xã hội. Hơn nữa, sự điều chỉnh này còn phát huy được tiềm năng tuy phân tán nhưng rất quan trọng trong nhân dân, bao hàm cả về sức lao động, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tự tạo việc làm...

Về tổ chức quản lý sản xuất:

Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trong những năm trước đây (trước Đại hội VI) đã không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu nền kinh tế

quốc dân, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn phân phối lưu thông và làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chính vì vậy mà Đảng ta tiếp tục chủ trương triển khai thực hiện một cách triệt để việc xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền sản xuất, cơ chế mới về quản lý kinh tế chính là “cơ chế kế hoạch hố theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” [21, tr.65].

Tính kế hoạch là một đặc trưng của cơ chế quản lý kinh tế, ngay từ buổi đầu của thời kỳ quá độ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế quốc dân theo một kế hoạch thống nhất. Để tăng cường vai trị của tính kế hoạch trong nền kinh tế quốc dân, Đảng chủ trương đổi mới kế hoạch hoá: “kế hoạch kinh tế quốc dân trong những năm tới phải bảo đảm thực hiện phương hướng sắp xếp lại nền kinh tế, bố trí đúng cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư theo chương trình mục tiêu. Các cân đối kế hoạch được xây dựng từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên với sự hướng dẫn và điều hồ của Trung ương. Kết hợp kế hoạch hố theo ngành và kế hoạch hoá trên địa bàn lãnh thổ” [21, tr.67-68]. Các đơn vị kinh tế cơ sở với quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, chủ động tiếp cận nhu cầu thị trường, khai thác mọi khả năng để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước.

Trong 5 năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, cơng tác kế hoạch hố đã có những bước tiến lớn có tác dụng tích cực đến q trình sản xuất của các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Cơng tác kế hoạch hố đã chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng là chủ yếu. Do đó, đã tạo được tính độc lập, tự chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Khác với cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp, cơ chế quản lý mới này đặc biệt chú ý và sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Việc sử dụng quan hệ hàng hố - tiền tệ địi hỏi sản xuất phải gắn với thị trường, các tổ chức và

đơn vị kinh tế tự bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng. Cơ cế quản lý mới này có tác dụng rất lớn đối với q trình sản xuất và lưu thơng hàng hoá. Cuộc cải cách giá, chuyển từ hệ thống định giá hành chính sang cơ chế thị trường đã góp phần khơng nhỏ vào việc điều hoà cung cầu và giảm bớt chênh lệch về giá hàng hoá giữa các vùng trong nước nhờ giá cả phản ánh đúng giá trị và quan hệ cung cầu, do đó đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hố phát triển. Sau 5 năm thực hiện cơ chế mới, “hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi” [22, tr.18].

Tuy nhiên, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cũng có tác động khơng nhỏ tới các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ảnh hưởng tới các hợp tác xã thuộc lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xuất hiện hiện tượng tư nhân hoá các hợp tác xã. Tới năm 1991, “khoảng 20% hợp tác xã, trong đó có những đơn vị chỉ là kinh tế tập thể về hình thức, cá thể hoặc chyển sang hoạt động dưới dạng tư nhân” [22, tr.26], ngay cả kinh tế nhà nước cũng vậy, mới chỉ “gần một phần ba các xí nghiệp quốc doanh vươn lên trong kinh doanh và thích ứng được với cơ chế mới” [22, tr.25]. Trong khi đó, cơ chế quản lý mới do mới hình thành nên cịn nhiều hạn chế, cịn thiếu nhiều luật lệ, chính sách đảm bảo sản xuất, kinh doanh đúng hướng, chậm tổng kết để đề ra chương trình tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế có hệ thống. Bên cạnh những tiến bộ, sự quản lý và điều hành vĩ mô của Nhà nước ở các cấp cũng bộc lộ nhiều mặt non yếu. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều người có vốn lớn nhưng vẫn chưa mạnh dạn đầu tư, nhất là vào lĩnh vực sản xuất, vì mơi trường kinh doanh chưa bảo đảm và có phần chưa tin vào sự ổn định của chính sách.

Về phân phối:

Đồng thời với việc điều chỉnh cơ cấu thành phần kinh tế và quản lý kinh tế, Đảng chủ trương tiếp tục điều chỉnh quan hệ phân phối sản phẩm lao động theo hướng mà Đại hội V đã đề ra. Trong chủ trương lần này Đảng nhấn mạnh việc thực hiện đúng nguyên tắc theo chế độ phân phối theo lao động đòi

hỏi sửa đổi một cách căn bản chế độ tiền lương theo hướng đảm bảo yêu cầu tái sản xuất sức lao động, khắc phục tính bình qn... áp dụng các hình thức trả lương gắn chặt với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Quan hệ phân phối này khơng những có tác dụng khắc phục được những mặt hạn chế trong quan hệ phân phối trước đây, như tính ỷ lại, thụ động, dựa dẫm của người lao động mà nó cịn có tác dụng kích thích người lao động hăng say sản xuất. Do đó, quan hệ phân phối này sẽ tác động tích cực tới việc tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất. Đối với những người lao động ngồi các cơ quan, xí nghiệp, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh tới việc tơn trọng lợi ích chính đáng của những người hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, có ích cho xã hội.

Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng, tình hình lương thực, thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân; hàng hoá thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng, lưu thông thuận lợi [22, tr.18].

Tuy nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, cịn có những hạn chế nhất định tồn tại trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng những thành tựu bước đầu này chính là những tiêu chuẩn để Đảng ta đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Giai đoạn 1991 - 1996:

Trên cơ sở những thành tựu bước đầu do sự nghiệp đổi mới đưa lại, tại Đại hội VII năm 1991, Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc. Trong lĩnh vực quan hệ sản xuất, Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Phát huy thế mạnh của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang của các tộc người HMông, dao ở huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)