của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Theo chúng tôi, để xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm phù hợp, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới chế độ phân phối theo hướng đa dạng hóa
các loại hình phân phối. Hiện nay, nền sản xuất nước ta có sự phát triển khơng đồng đều giữa các ngành, các vùng. Hơn nữa, các thành phần kinh tế lại rất đa dạng, đóng góp của các bộ phận dân cư vào quá trình sản xuất cũng rất khác nhau, do vậy cách phân phối sản phẩm cũng phải đa dạng, phải coi đó là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, thực hiện có hiệu quả nguyên tắc phân phối theo kết quả lao
nhiên, theo chúng tôi việc triển khai thực hiện nguyên tắc này hiệu quả chưa cao, vẫn cịn mang tính “cào bằng”, bình qn chủ nghĩa, biểu hiện ở chỗ các thang bậc lương có sự chênh lệch khơng cao, vẫn cịn q chú trọng đến thâm niên công tác, chưa thực sự chú trọng nhiều đến năng lực của người lao động và năng suất lao động. Do vậy, cần phải khắc phục tính bình qn trong phân phối bằng việc xây dựng lại thang bảng lương trên cơ sở chú trọng đến trình độ, năng lực, năng suất lao động của người lao động.
Thứ ba, thực hiện phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực
khác vào sản xuất một cách hợp lý để thu hút vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh. Đây không phải là nguyên tắc phân phối thể hiện bản chất của chủ nghĩa xã hội, nhưng nó là cần thiết và tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để thu hút vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Nếu cách phân phối này khơng triển khai tốt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút vốn và công nghệ vào sản xuất, do đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Thứ tư, từng bước thực hiện phân phối theo phúc lợi xã hội. Phân phối
theo phúc lợi xã hội là cần thiết và tất yếu để thực hiện tái phân phối, khắc phục phần nào sự bất bình đẳng trong lần phân phối thứ nhất. Tuy nhiên, thực hiện nó đến đâu, mức độ như thế nào là vấn đề cần bàn. Điều kiện đất nước ta cịn khó khăn là một trở ngại lớn cho việc phân phối theo phúc lợi xã hội, nếu đánh thuế thu nhập cao để tạo quỹ phúc lợi xã hội lớn là chưa phù hợp vì mức thu nhập của người dân chưa cao, gây bức xúc trong nhân dân nên ảnh hưởng đến ý nghĩa của việc phân phối theo phúc lợi xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến đầu tư cho quá trình sản xuất. Do vậy, trước mắt cần tập trung vào việc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lức khác vào q trình sản xuất để kích thích trực tiếp, tạo động lực cho sản xuất phát triển, thu hút các nguồn lực tham gia vào các qúa trình sản xuất, kinh doanh.
Thứ năm, thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động và khắc
phục những thất thoát trong quá trình sản xuất, kinh doanh để tăng thêm nguồn thu nhập cho người lao động. Đây là một yêu cầu bức thiết, bởi vì trong nhiều trường hợp, người lao động phải chịu thiệt thịi, lương bổng thấp kém, đời sống khó khăn do tình trạng thất thốt trong q trình sản xuất, kinh doanh gây ra.
KẾT LUẬN
Trong mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trị quyết định, nhưng quan hệ sản xuất cũng có sự tác động mạnh mẽ trở lại lực lượng sản xuất. Mối quan hệ biện chứng giữa chúng tạo thành quy luật cơ bản, phổ biến, chi phối tồn bộ tiến trình của lịch sử xã hội loài người - quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Đối với mỗi quốc gia dân tộc, điều quan trọng nhất để vận dụng quy luật này là phải xác định đúng trình độ của lực lượng sản xuất ở nước mình để trên cơ sở đó xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Ở nước ta, việc nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã có lúc mắc sai lầm, đó chính là thời kỳ trước đổi mới năm 1986, khi đó Đảng ta đã có những chủ trương mang tính nóng vội, chủ quan duy ý chí khi thiết lập một quan hệ sản xuất không phù hợp, không dựa vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất, điển hình là việc: chỉ chú trọng thiết lập chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất; thực hiện cơ chế tập trung bao cấp trong tổ chức và quản lý sản xuất; cào bằng, bình qn trong phân phối sản phẩm. Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng nền kinh tế nước ta bị trì trệ, khủng hoảng nghiêm trọng vào những năm trước đổi mới. Từ thực trạng đó, tại Đại hội VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, trong đó thể hiện sự thay đổi căn bản trong việc nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tại Đại hội VI, trên cơ sở xác định đúng thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất, Đảng ta đã tiến hành đổi mới, điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp. Trải qua các kỳ đại hội tiếp sau,
hữu: thực hiện đa dạng hố các loại hình sở hữu, việc này có tác dụng to lớn trong việc giải phóng lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó dần hình thành nền kinh tế nhiều thành phần; về tổ chức quản lý sản xuất: xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, tiếp sau đó, tại đại hội VII đảng khẳng định việc sử dụng cơ chế thị trường trong việc điều tiết nền kinh tế. Như vậy, chúng ta đã kết hợp vai trò của nhà nước với cơ chế thị trường trong việc tổ chức, điều tiết nền kinh tế, nhờ đó đã tạo nên sự sôi động, năng động của nền kinh tế nhưng vẫn đảo bảo tuân thủ theo pháp luật; về phân phối sản phẩm: khắc phục tính bình qn trong phân phối, lấy nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là nguyên tắc căn bản, đồng thời phân phối theo phúc lợi xã hội, theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất. Do đó đã tạo nên sự nhiệt tình, hăng say, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Những đổi mới đúng đắn trong quan hệ sản xuất có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, huy động mọi nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, do vậy lực lượng sản xuất có sự phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự tăng trưởng đều đặn ở mức cao của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa những tiềm năng trong và ngoài nước, quan hệ sản xuất ở nước ta vẫn phải tiếp tục đổi mới, bổ sung, điều chỉnh.