6. Đóng góp của luận văn
2.1. Thực trạng nguồn lực con ngƣời của tỉnh Nam Định
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Nam Định
2.1. Thực trạng nguồn lực con ngƣời của tỉnh Nam Định
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Nam Định Nam Định
* Điều kiện tự nhiên của tỉnh
Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam của vùng châu thổ sông Hồng. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông - Nam giáp biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.
Tọa độ của tỉnh giới hạn cực bắc 200
40’vĩ bắc ở xã Mỹ Hà - Mỹ Lộc. Giới hạn cực Nam 190
90’ vĩ bắc ở Cồn Trời nông trường Rạng Đông- Nghĩa Hưng. Giới hạn cực Đông 1060
45’ kinh Đông ở Cồn Ngạn, Cồn Lu, xã Giao Thiện - Giao Thuỷ. Giới hạn cực Tây 1050
92’ kinh Đông ở xã Yên Thọ - Ý Yên. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2009 là 1.671,5 nghìn km2, bằng 6,52% diện tích của cả nước và bằng 13,25% diện tích của Bắc Bộ. Tỉnh Nam Định gần giống như một tứ giác. Cạnh sông Hồng dài 78 km. Cạnh sông Đáy dài 88 km. Cạnh biển dài 72 km. Cạnh giáp tỉnh Hà Nam dài 56 km. Chu vi toàn tỉnh 229 km (chưa kể thềm lục địa).
Địa hình Nam Định được chia làm ba vùng rõ rệt:
- Vùng đồng bằng thấp - đê viền: có nhiều điều kiện và tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, khai thác thế mạnh thủy hải sản bao gồm các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường.
- Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, với 72 km bờ biển và diện tích mặt biển khá lớn, đất đai phì nhiêu tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển như: nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, du lịch biển và phát triển ngành công nghiệp chế biến. Tuy vậy, do hạn chế về phương tiện, khoa học kỹ thuật làm cho tỉnh chưa thể vươn ra xa để khai thác vùng biển quốc tế.
- Vùng trung tâm công nghiệp, dịch vụ của tỉnh là Thành phố Nam Định, gồm các khu công nghiệp, chế xuất tập trung như khu công nghiệp Hòa Xá, Lộc Vượng, Mỹ Lộc với các ngành công nghiệp cơ bản là dệt may, cơ khí, công nghiệp chế biến, công nghiệp đóng tàu, các hoạt động dịch vụ. Đã có 20 cụm khu công nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút 372 dự án đầu tư. [37, tr.3]
Về khí hậu Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm 230C- 240C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700- 1.800ml. Hàng năm được hưởng bức xạ phong phú 110- 120 kcal/ cm2/ năm. Cán cân bức xạ cao 87,2kcal/ cm2/ năm. Độ ẩm trung bình năm 80-85%. Lượng nước bốc hơi trung bình 750- 800mm. Hàng năm trung bình có tới 250 ngày có nắng (1650- 1700 giờ). Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Nói chung khí hậu Nam Định rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái, động thực vật và du lịch.
Nam Định có lợi thế bờ biển dài 72 km thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Bờ biển Nam Định nông và bằng phẳng. Độ sâu tăng dần từ trong ra ngoài khoảng 3m/100m. Biển Nam Định mỗi năm lùi ra khoảng 100- 200m do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba Lạt, tạo thêm diện tích khoảng 400 ha/năm. Bình quân mỗi năm quai thêm được 150 ha đất ở cao trình 0,5- 0,8m trở lên.
Vùng biển Nam Định có rất nhiều loại hải sản quý, theo thống kê có khoảng 746 loài. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: chim, thu, nụ, đé, ngừ, lầm vv... nhiều loại tôm quý: bộp, hùm, vàng, sắt, he vv...Nhiều loại mực nang, mực ống rất có giá trị. Ngoài ra với bờ biển dài nằm trong vùng biển Đông một năm có thể khai thác từ 100 – 120 nghìn tấn hải sản các loại.
Với diện tích biển Nam Định có tiềm năng hải sản rất lớn, tuy nhiên hiện nay mới chỉ khai thác được trong khoảng diện tích hơn 10.200km2
. Do vậy chưa thể khai thác được phần lục địa cũng như chưa thể vươn xa được ra vùng biển quốc tế.
Nam Định là tỉnh nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung (huyện Mỹ Lộc) qua thành phố Nam Định và 4 huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt. Sông Đáy chảy vào Nam Định tù xã Yên Hưng (huyện Ý Yên) qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy và là địa giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra Nam Định còn có hệ thống sông như sông Ninh Cơ, sông Đào, sông Châu... và nhiều sông ngòi ở khắp các huyện. Mật độ lưới sông khoảng 0,6- 0,9 km/ km2. Hàng năm sông ngòi Nam Định được nuôi dưỡng nguồn nước dồi dào, có lượng dòng chảy lớn. Chế độ sông ngòi Nam Định có hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn rất thuận tiện cho việc canh tác các sản phẩm nông sản. Nam Định có rất nhiều đầm hồ, ao.., vừa là nơi nuôi dưỡng cá nước ngọt vừa là nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Nam Định có thể thấy những thuận lợi và khó khăn của Nam Định trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Nam Định như sau:
Thuận lợi
Thứ nhất, là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Bắc bộ hàng năm được
bồi đắp bởi một lượng phù sa rất lớn do vậy điều kiện đất đai rất màu mỡ cộng thêm thiên nhiên ưu đãi, khí hậu thuận lợi, mưa nhiều, hệ thống sông ngòi dày đặc. Đây chính là cơ sở quan trọng cho tỉnh trong việc chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực có dự trữ phát triển. Nhân lực dồi dào, giàu kinh nghiệm thâm canh, là tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh nông nghiệp như Nam Định.
Thứ hai, với chiều dài 72 km bờ biển, đây là một thế mạnh của Nam
Định mà không phải tỉnh nào cũng có được. Diện tích bờ biển dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân Nam Định trong việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, sản xuất muối góp phần to lớn vào giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội. Vùng biển Nam Định vào vị trí trung tâm bờ tây Vịnh Bắc bộ có cảng và bến tàu đánh cá. Đây là thuận lợi để tầu thuyền đánh cá có thể vươn ra đánh bắt ở các ngư trường trong vịnh và vùng biển Đông rộng hàng trăm nghìn km, một năm có thể khai thác từ 100 - 120 nghìn tấn hải sản các loại.
Thứ ba, Nam Định có hệ thống sông ngòi phân bố đều khắp, bờ biển
dài, nước biển nông hàng năm phù sa bồi đắp tiến ra biển hàng trăm mét không những tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển mà việc quai đê lấn biển để tăng thêm quỹ đất, phát triển việc làm cũng là một thuận lợi của tỉnh.
Khó khăn
Thứ nhất, xuất phát điểm kinh tế tỉnh Nam Định còn thấp, trong khi
tiềm năng khoáng sản trên địa bàn nghèo về số lượng, thấp về chất lượng. Sự đầu tư về khoa học công nghệ còn hạn chế đặc biệt là việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào Nam Định còn chưa cao. Lực lượng lao động ở Nam Định khá dồi dào, lao động trẻ là chủ yếu song chất lượng nguồn lao động có trình độ chuyên môn chưa cao, khả năng tiếp thu kiến thức về tiến
bộ khoa học và công nghệ tiến tiến còn nhiều hạn chế, lúng túng trong việc sử dụng các thiết bị tiên tiến hiện đại (ví dụ các thiết bị về hàng hải). Do đó chưa thể khai thác và tận dụng hết nguồn thế mạnh về điều kiện tự nhiên mà tỉnh đang sở hữu.
Thứ hai, Nam Định cũng như các địa phương khác trong cả nước cũng
đang phải gánh chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, tác động của hạn hán, thiên tai, bão lũ, nhiệt độ nóng lên, sâu bệnh nhiều cũng là một vấn đề khó khăn tác động đến lao động và việc làm. Để giải quyết được, Nam Định cần phải tập chung tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể cùng nghiên cứu để tìm ra biện pháp giải quyết tốt nhất.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Nam Định vị thế đặc biệt mà ít tỉnh trong vùng có được. Tuy nhiên Nam Định cũng gặp phải một số khó khăn nhất định đòi hỏi sự giải quyết một cách đồng bộ mới tạo ra sức bật để Nam Định có thể giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm để xứng đáng là một tỉnh trung tâm của đồng bằng Bắc bộ.
* Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội:
Nằm trong hệ thống hành chính của quốc gia, Nam Định là đơn vị hành chính cấp tỉnh với 10 đơn vị trực thuộc cấp huyện. Toàn tỉnh có 9 huyện tính từ phía Bắc xuống phía Nam là các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 195 xã, 33 phường và thị trấn (riêng thành phố Nam Định có 20 phường, 5 xã).
Nam Định có hệ thống giao thông đa dạng và phong phú, thuận lợi với 6.899 km đường bộ, 417 km đường sông và đường biển, 42 km đường sắt chạy qua (từ ga Bình Lục về Nam Định qua Trình Xuyên, Gôi, Cát Đằng rồi đi Ninh Bình) thuận tiện cho giao lưu và thông thương giữa hai miền Nam, Bắc của đất nước và trong khu vực. Nam Định có quốc lộ 21 dài 75 km chạy từ bờ biển Văn Lý ngược lên qua các thị trấn Cồn, Yên Định (huyện Hải Hậu)
vượt qua cầu Lạc Quần tới thị trấn Cồ Lễ (huyện Trực Ninh) qua cầu Đò Quan vào thành phố Nam Định, vượt qua huyện Mỹ Lộc đến địa phận tỉnh Hà Nam gặp đường quốc lộ 1A ở thành phố Phủ Lý.
Đường số 55 dài 55 km chạy từ bờ biển Nghĩa Phúc huyện Nghĩa Hưng qua thị trấn Đông Bình lên thị trấn Liễu Đề qua huyện lỵ Nam Trực ở đoạn Chợ Chùa rồi nối với đường 21 tại Đò Quan để vào thành phố Nam Định.
Đường quốc lộ 10 từ Quảng Yên đi Hải Phòng, Thái Bình qua Nam Định rồi đi Ninh Bình (đoạn qua Nam Định dài 34 km) đây là tuyến đường chiến lược phía Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Đường tỉnh lộ 12 từ thành phố Nam Định đi huyện Ý Yên dài 20 km. Đường liên tỉnh từ Bình Lục đi Hà Nam đi qua thị trấn Gôi huyện Vụ Bản, qua thị trấn Liễu Đề huyện Nghĩa Hưng, thị trấn Yên Định huyện Hải Hậu đến thị trấn Ngô Đồng huyện Giao Thuỷ dài 70 km.
Nam Định có ba vùng kinh tế trọng điểm là ba trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định; vùng sản xuất nông nghiệp thuộc các huyện và vùng kinh tế biển thuộc ba huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
Trong quá trình hình thành vùng đất này, người dân Nam Định thường xuyên phải vật lộn với thiên tai, biển dữ, phải đổ ra biết bao mồ hôi và cả xương máu mới có được những làng xóm trù phú, những cánh đồng bát ngát mùa màng tốt tươi. Từ bao đời nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu ở Nam Định. Với địa hình không bằng phẳng, nơi trũng quá thường xuyên chịu cảnh “chiêm khê mùa úng”, nơi vùng cao lại hạn hán kéo dài, có nơi phù sa ngập mặn..., nhưng người dân Nam Định, bằng sức lao động cần cù, bền bỉ và sáng tạo đã ngăn đập, đắp đê, khơi ngòi đào mương, dựng kè cống, thau chua, rửa mặn, cải tạo đất canh tác phục vụ tích cực cho trồng trọt, nhất là cây lúa.
Với diện tích đất tự nhiên là 1.671,5 km2
trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,8%, Nam Định có hơn 80% dân số làm nghề nông. Trong quá trình
lao động sản xuất nông nghiệp đầy thử thách, khó khăn, cha ông ta đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc thâm canh lúa và hoa màu, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như gạo tám xoan Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Trực Ninh. Hàng năm Nam Định có thể sản xuất một khối lượng lương thực chiếm 1/10 tổng sản lượng lương thực trong toàn miền Bắc với nhiều giống lúa quý cho sản lượng và chất lượng cao. Hiện nay mỗi năm Nam Định sản xuất được trên 1 triệu tấn thóc và đang biến cây lúa lương thực thành cây lúa hàng hoá để xuất khẩu gạo ra nước ngoài, trở thành một vùng nông nghiệp đầy tiềm năng phát triển, là một trong những vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài làm nông nghiệp là chính nhân dân Nam Định có nhiều nghề thủ công khá nổi tiếng như nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt vải ở Quần Anh (Hải Hậu), Báo Đáp (Nam Trực). Nghề làm mắn ở Sa Châu (huyện Giao Thuỷ), nghề rèn ở Vân Tràng (huyện Nam Trực), nghề đúc ở Tống Xá, nghề mộc và nghề trạm khắc gỗ ở La Xuyên- Yên Ninh (huyện Ý Yên). Đặc biệt qua các di vật sứ tráng men ở khu di tích Tức Mạc (Nam Định) có dấu tích “Thiên trường phủ chế” những đồ sứ men ngọc rạn chân chim rất nổi tiếng trong cả nước đã được sản xuất tại đây từ thời Lý Trần (Thế kỷ XI- XIV), chứng tỏ bàn tay lành nghề sáng tạo cần mẫn của thợ thủ công Nam Định.
Làng nghề là một thế mạnh của tỉnh Nam Định. Trong những năm qua, công nghiệp dân doanh, các làng nghề đã phát huy mặt tích cực trong giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công nghiệp dân doanh chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, giá trị sản xuất công nghiệp ở các làng nghề chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh.
Thành phố Nam Định đã từng là một thành phố lớn của đồng bằng Bắc bộ, nay là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh, là nơi có ngành công nghiệp phát triển sớm, nhất là công nghiệp dệt.
Hiện nay, Nam Định được xếp vào danh sách đô thị loại hai và đang phấn đấu để được công nhận là đô thị loại một. Để đạt được vinh dự to lớn đó đang đòi hỏi cần sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ tỉnh, các cấp ban ngành và nhân dân của toàn tỉnh. Trải qua các nhiệm Đại hội, Đảng bộ tỉnh Nam Định ngày càng trưởng thành và thể hiện được tầm quan trọng của mình trong quá trình lãnh đạo khi biết rút kinh nghiệm từ những thất bại và nghiêm túc tiếp thu, triển khai sáng tạo các nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Từ đó, Đảng bộ đã xây dựng và triển khai có hiệu quả những chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy đã đạt được những thành công rực rỡ trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đem lại sự phồn thịnh cho nhân dân của tỉnh.
Với những cố gắng, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân tỉnh Nam Định, trong giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Nam Định đạt mức khá (10,2%/ năm), cao hơn mức bình quân trong giai đoạn 2001 -2005 (7,3%/ năm).
Về mặt cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hướng kinh tế nhiều thành phần và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tổng GDP tăng hơn 1,63 lần; GDP/ đầu người tăng hơn 2,6 lần; giá trị công nghiệp tăng hơn 2,5 lần, bình quân 20,5%/ năm. Các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư, có tác động rõ rệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tăng 3,8%/ năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng. Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bình quân 9,1%/ năm;