Thực trạng công tác giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nam định hiên nay (Trang 48 - 62)

6. Đóng góp của luận văn

2.2. Thực trạng công tác giáo dục đào tạo và chính sách phát triển nguồn

2.2.1. Thực trạng công tác giáo dục đào tạo

Trong những năm gần đây, với những chuyển biến tích cực từ đời sống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, công tác giáo dục vì thế cũng ngày càng được chú trọng. Hơn nữa, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người, tỉnh Nam Định đã tập trung phát triển Giáo dục và Đào tạo cả về quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.

* Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nam Định

Mạng lưới trường lớp ở các ngành học, bậc học ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các lứa tuổi ở các vùng miền tham gia học tập. Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2005, có 580 trường phổ thông, trong đó có 292 trường tiểu học, 245 trường trung học cơ sở và 43 trường trung học phổ thông, đảm bảo đào tạo cho 370.307 học sinh. Nhưng đến năm 2009 con số này có sự thay đổi tương ứng, với 590 trường phổ thông, trong đó có 291trường tiểu học, 245 trường trung học cơ sở và 54 trường trung học phổ thông đào tạo cho 325.653 học sinh. Như vậy, tỷ lệ học sinh tuy có bị giảm đi do chính sách dân số và do dân số ổn định. Song số các trường học và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện và được mở rộng hơn về mặt quy mô.

Hiện nay, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển vào học lớp 10 năm 2010 đạt 81%. Trong cả hai năm học 2008- 2009 và 2009 -2010, tỉnh dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh giỏi đạt giải quốc gia và điểm thi bình quân vào đại học và cao đẳng.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục hoàn thiện và củng cố hệ thống các trường đại học, cao đẳng và các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghề đảm bảo cung cấp nguồn lao động có trình độ cho xã hội: với 4 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp chuyên nghiệp. Các huyện đều có các trung tâm dạy nghề để đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn từ 2005 -2009, mạng lưới các trung tâm và các trường đào tạo nghề đã tạo cho Nam Định nói riêng và cả nước nói chung cung cấp

số lượng lớn lao động chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp và ngày càng hiệu quả. Con số sau đây nói lên điều đó:

Bảng 2.9. Số học sinh được đào tạo tại các trường phổ thông tại Nam Định từ 2005 - 2009:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Số học sinh 370307 359444 347751 332189 325653

[3, tr.263]

Với số lượng lao động phổ thông dự bị trong số lượng được đào tạo hàng năm tương đối lớn mặc dù có xu hướng giảm đi do chính sách dân số và do ý thức về dân số ngày càng cao của người dân.

Bảng 2.10. Số sinh viên được đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp tại Nam Định từ 2005 - 2009:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Số sinh viên 10361 13777 13582 20122 17920

[4, tr.269]

Bảng 2.11. Số sinh viên được đào tạo tại các trường Cao Đẳng, Đại học tại Nam Định từ 2005 - 2009:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Số sinh viên 15693 20718 25721 41432 54591

[3, tr.270-271]

Qua bảng 2.102.11 cho thấy, nhờ hệ thống các trường đại học và cao đẳng ngày càng được mở rộng cả về quy mô đào tạo, đào tạo đa ngành nghề, đa hệ lẫn chất lượng đào tạo khiến cho nguồn lao động của tỉnh ngày càng được nâng cao hơn về trình độ học vấn qua các năm. Sinh viên học tại

các trường trung cấp chuyên nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, năm 2009 giảm gần 10% so với năm 2008. Thay vào đó là xu hướng tăng lên nhanh chóng của sinh viên theo học tại các trường cao đẳng và đại học, trong vòng 5 năm từ 2005 đến năm 2009 đã tăng lên gấp 3,5 lần. Điều này cho thấy, xu hướng nâng cao trình độ học vấn trong dân cư chính là cơ sở quan trọng để nâng cao nguồn lao động chất lượng cao. Với lực lượng dự bị tiềm năng rất lớn có sức khỏe, trẻ và có trình độ học vấn, chuyên môn để bổ xung cho lực lượng lao động có chất lượng cho tỉnh trong những năm tới. Đồng thời còn phản ánh nhu cầu đào tạo nguồn lực con người chất lượng cao của tỉnh đang là yêu cầu bức xúc.

Hệ thống giáo dục - đào tạo nghề cũng không ngừng mở rộng theo hướng đa dạng hóa ngành nghề và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, vừa đáp ứng yêu cầu học nghề của người lao động, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh và cung cấp cho thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, chủ yếu mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ mới, dạy nghề, truyền nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.[36, tr. 247-248]

Nhìn chung công tác đào tạo nghề cho người lao động những năm qua đã được coi trọng, tổng số người được đào tạo nghề từ năm 2006 - 2009 là 82.853 người, bình quân mỗi năm cơ sở dạy nghề tại các trường và các trung tâm dạy nghề cung cấp khoảng 20.700 trong tổng số 1.171.200 lao động năm 2009 [40, tr.6]. Cho thấy, công tác đào tạo nghề nhằm phát huy nguồn lực con người ngày càng được đẩy mạnh với nhiều ngành nghề khác nhau cho nhiều cơ sở sản xuất. Tuy so với nhu cầu xã hội, mạng lưới dạy nghề còn mỏng và nhỏ nhưng cũng đã đáp ứng được phần lớn.

Năm 2006, tổng số người trong độ tuổi lao động khoảng 984,4 nghìn người và tăng lên 1.115.242 người năm 2009. Trong đó:

+ Lao động ở khu vực nông thôn: 912.597 người (bằng 81,8%); + Lao động ở khu vực thành thị: 202.645 người (bằng 18,2%);

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp, tuy nhiên lao động trong khu vực nông nghiệp của tỉnh vẫn còn cao so với trung bình cả nước. Giai đoạn 2006-2009 cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế như sau:

Bảng 2.12:

Lực lƣợng lao động Năm 2006 Năm 2009

Nông-Lâm-Thuỷ sản 73,8% 66,93%

Công nghiệp – Xây dựng 15,7% 18,59%

Dịch vụ 10,5% 14,48%

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến 2009 đạt 42%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 30% so với lực lượng lao động. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn 58%.

Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, chương trình phát triển thuỷ sản tỉnh Nam Định cùng với các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được thực hiện đã tạo động lực mới cho sản xuất nông, ngư nghiệp phát triển toàn diện. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch tích cực. Ngành nông nghiệp thuỷ sản đã góp phần tạo ra 74.868 chỗ làm việc ổn định. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 19.000 lao động.

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề được chú trọng đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phát triển nhanh chóng. Sau khi đầu tư và đi

vào sản xuất đã thu hút và tạo việc làm 28.859 lao động. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 7.214 lao động.

Chương trình phát triển thương mại - du lịch để hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh trong giai đoạn này cũng được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, hoạt động thương mại - du lịch có sự chuyển biến và tăng trưởng khá. Trong thời gian qua đã giải quyết việc làm cho 26.368 lao động. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 6.592 lao động.

* Công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Nam Định đã phấn đấu nỗ lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao từ: cao đẳng, đại học và trên đại học; bằng nhiều loại hình đào tạo: chính quy, không chính quy (tại chức, đào tạo từ xa), liên kết để đào tạo. Nguồn đào tạo trình độ này không chỉ có học sinh phổ thông mà trong đó còn có những cán bộ, công chức, viên chức hiện đang công tác tại tỉnh.

Hiện nay, tỉnh đã và đang đào tạo một số lượng lớn đội ngũ lao động trong tiềm năng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với những ngành kinh tế hiện đang là mũi nhọn của tỉnh và cả các ngành đang là nhu cầu của người học. Chủ yếu là hệ công lập với số sinh viên tăng 2,5 lần ở hệ cao đẳng khi so sánh hai năm 2005 với năm 2009, cũng với hai năm trên ở hệ ngoài công lập tăng gấp 3,4 lần. Tuy nhiên, số sinh viên theo học hệ ngoài công lập rất ít so với hệ công lập năm 2009: công lập: 32647 sinh viên, ngoài công lập: 1030 sinh viên). Hệ đại học nếu so sánh hai năm 2005 với năm 2009 cho thấy ở hệ công lập sinh viên tăng gấp 25,2 lần một con số rất lớn phản ánh sự tăng lên ở cấp số nhân qua 4 năm. Trong giai đoạn 2005 - 2009 đã có 22.673 sinh viên hệ cao đẳng tốt nghiệp (trong đó có 22.166 sinh viên thuộc công lập và 507 sinh viên ngoài công lập) và có 2477 sinh viên tốt nghiệp đại học (trong

đó có 1244 sinh viên thuộc công lập và 1233 sinh viên thuộc ngoài công lập) [3, tr.270-271].

Hơn nữa, nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng để phục vụ tốt hơn cho công việc, hàng năm tỉnh cũng tổ chức bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị và quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên “đã mở 1.174 lớp, với 127.442 lượt học viên tham gia học tập lý luận chính trị và quản lý nhà nước; trong đó 03 lớp cao cấp lý luận chính trị, 38 lớp trung cấp chính trị và quản lý nhà nước. Đã có 72,87% đảng viên có trình độ lý luận sơ cấp; 19,62% có trình độ lý luận chính trị trung cấp; 2,1% có trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp” [37, tr.10]

Những số liệu trên cho thấy, nguồn lực con người có trình độ cao đẳng và đại học phát triển nhanh về số lượng, được nâng cao về đạo đức, được rèn luyện về lập trường, tư tưởng. Đó có thể xem là bước chuẩn bị về mặt lực lượng cho sự phát triển nhanh hơn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nam Định, giai đoạn 2010 - 2020 và những năm tiếp theo.

* Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ, công chức

Trong các giai đoạn trước, do công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ, công chức chưa có cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích tài năng phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công việc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chủ yếu do các ngành và Trung ương tổ chức, theo cơ chế và theo kế hoạch. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức hàng năm được cử đi đào tạo, bồi dưỡng với số lượng không nhiều và rất hạn chế. Cho nên, cán bộ, công chức rất khó khăn trong việc học tập để nâng cao trình độ phục vụ cho công việc của mình. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh đã có những chủ trương, chính sách cụ thể về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, từng bước nâng cao nhận thức chính trị và trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp, nhằm xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức của tỉnh đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Bên cạnh việc khuyến khích các cán bộ, công chức học tập ở các cơ sở đào tạo khác nhau trong cả nước, tỉnh Nam Định đã tổ chức các lớp, khóa học bồi dưỡng tại chỗ nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công chức.

Về số lượng: Căn cứ vào các Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ

ban nhân dân năm 2003, Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998, được sửa đổi, bổ sung năm 2003, Nghị định 114/2003/NĐ - CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, căn cứ các văn bản dưới luật khác cụ thể hoá các văn bản luật trên, theo thẩm quyền, tỉnh Nam Định đã ban hành quyết định phân bổ cụ thể số lượng cán bộ, công chức nhà nước theo diện tích, số dân và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Tỉnh cũng sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các sở, ban, ngành thuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng, trực tiếp là hướng dẫn của Bộ Nội vụ khi các Bộ, ngành Trung ương có sự thay đổi sắp xếp lại theo quyết định của Quốc hội. Tỉnh ban hành quy chế tuyển dụng, ban hành tiêu chuẩn cụ thể các chức danh. Theo đó, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước tỉnh đã hình thành và phát triển. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện có 30.339 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, công tác ở các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp, trong đó công tác ở khối chính quyền 1.850 người, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn 4.266 người, ngoài ra còn có 14.362 cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và cán bộ thôn, xóm. Tính đến ngày 31/12/2008, Nam Định có 33 cơ quan thuộc khối chính quyền tỉnh gồm:

- 15 Sở: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (209 cán bộ, công chức), Sở công thương (115 cán bộ, công chức), Sở kế hoạch và đầu tư (46 cán bộ, công chức), Sở tài chính (63 cán bộ, công chức), Sở xây dựng (43 cán bộ, công chức), Sở giao thông - vận tải (46 cán bộ, công chức), Sở khoa học - công nghệ (41 cán bộ, công chức), Sở lao động, thương binh - xã hội (53 cán

bộ, công chức), Sở giáo dục và đào tạo (65 cán bộ, công chức), Sở y tế (47 cán bộ, công chức), Sở văn hoá - thể thao - du lịch (47 cán bộ, công chức), Sở tư pháp (29 cán bộ, công chức), Sở tài nguyên - môi trường (52 cán bộ, công chức), Sở nội vụ (51 cán bộ, công chức), Sở thông tin truyền thông (21 cán bộ, công chức);

- 2 văn phòng: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh (63 cán bộ, công chức), Văn phòng đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh (24 cán bộ, công chức);

- 2 ban: Ban quản lý các khu công nghiệp (17 cán bộ, công chức), Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng (5 cán bộ, công chức);

- 1 thành phố thuộc tỉnh và 9 huyện: Thành phố Nam Định (120 cán bộ, công chức), Huyện Hải Hậu (88 cán bộ, công chức), Huyện ý Yên (98 cán bộ, công chức), Huyện Vụ Bản (80 cán bộ, công chức), Huyện Nghĩa Hưng (94 cán bộ, công chức), Huyện Giao Thuỷ (94 cán bộ, công chức), Huyện Xuân Trường (82 cán bộ, công chức), Huyện Nam Trực (86 cán bộ, công chức), Huyện Trực Ninh (79 cán bộ, công chức), Huyện Mỹ Lộc (63 cán bộ, công chức); [49, tr.1,2]

Trong số 1.850 cán bộ, công chức công tác ở khối chính quyền tỉnh, huyện (trong đó tỷ lệ nữ chiếm 22,96%), số lượng này không nhiều hơn so với số cán bộ, công chức công tác ở khối Đảng, đoàn thể là 1.180. Nhưng nếu cộng thêm số cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn là 4.266 người thì tổng số cán bộ, công chức khối chính quyền lớn hơn nhiều so với số cán bộ công tác ở khối Đảng, đoàn thể.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện cấp uỷ các cấp quản lý gồm: - Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc khối chính quyền do cấp tỉnh quản lý: 123 đồng chí, cán bộ nữ chiếm 7,26% (năm 1997 là 5,17%). So với số cán bộ

lãnh đạo, quản lý thuộc khối Đảng, đoàn thể chỉ có 41 đồng chí; cán bộ lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nam định hiên nay (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)