Lập lịch quá trình tĩnh

Một phần của tài liệu Hµ Quang Thôy Bµi gi¶ng HÖ ®iÒu hµnh ph©n t¸n (PhÇn 1) ch−¬ng I. C¸c nguyªn lý ppt (Trang 130 - 131)

Lập lịch QT tĩnh (lý thuyết lập lịch tiền định) đã đ−ợc nghiên cứu rộng rãi. Bài toán đặt ra là lập lịch cho một tập thứ tự bộ phận các bài toán trên hệ thống đa xử lý với các bộ xử lý giống nhau nhằm mục tiêu giảm thiểu toàn bộ thời gian hoàn thiện (makespan). Có nhiều công trình tổng quan xuất sắc, trong đó có bài viết của Coffman và Graham. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này chỉ ra rằng, tuy có các tr−ờng hợp giới hạn (chẳng hạn, lập lịch các bài toán có thời gian thực hiện đơn vị hay mô hình song xử lý), bài toán lập lịch tối −u là độ phức tạp NP-đầy đủ. Bởi vậy, hầu hết các nghiên cứu định h−ớng sử dụng ph−ơng pháp xấp xỉ hay ph−ơng pháp heuristic nhằm đi tới giải pháp gần tối −u cho vấn đề này. Hệ thống tính toán hạ tầng của bài toán cổ điển với các giả thiết không có chi phí liên QT đ−a đến cạnh tranh tr−yền thông và bộ nhớ. Giả thiết này có thể hợp lý với kiến trúc đa xử lý nào đó. Tuy nhiên, nó không có giá trị đối với hệ thống phân tán CTĐ hoặc mạng máy tính, trong đó TTLQT không những không thể bỏ qua mà còn là một đặc tr−ng quan trọng của hệ thống. Do quá thô bạo khi bỏ qua chú ý TT, với những hệ thống chi phí TT là không thể bỏ qua đ−ợc, tập trung vào các tiệm cận heristic tốt nh−ng dễ dàng thi hành để lập lịch QT trong hệ phân tán.

M/M/1 Thời gian tổng

M/M/2

Tải hệ thống Hình 5.4. So sánh hiệu năng theo chia xẻ tải

Một thuật toán lập lịch phân tán heuristic tốt là nó phải cân bằng tốt và giảm thiểu sự chồng chéo trong tính toán và truyền thông. Khảo sát hai bài toán lập lịch đặc biệt, một là lập lịch tất cả QT trong một bộ xử lý đơn và hai là mỗi bộ xử lý đ−ợc phân công tới mỗi QT. ở bài toán đầu tiên, tuy không có chi phí truyền thông liên kết nên cũng không cần có tính đồng thời. Bài toán thứ hai tuy thể hiện tốt tính đồng thời nh−ng v−ớng mắc phí tổn truyền thông. Đối t−ợng lập lịch của chúng ta cần thống nhất giữa việc hạn chế tối đa tắc nghẽn và chi phí truyền thông, đạt sự đồng thời cao nhất có thể tại cùng một thời điểm.

Trong lập lịch tĩnh, ánh xạ các QT tới các bộ xử lý phải đ−ợc xác định tr−ớc khi thực hiện các QT đó. Ngay khi QT bắt đầu, nó đ−ợc l−u lại trong bộ xử lý cho đến khi hoàn tất. Không bao giờ có ý định di chuyển nó tới bộ xử lý khác để thực hiện. Một thuật toán lập lịch tốt đòi hỏi hiểu biết tốt về hành vi của QT, chẳng hạn nh− thời gian thực hiện QT, mối quan hệ đi tr−ớc và thành phần truyền thông giữa các QT. Những thông tin này có thể là tìm thấy trong bộ biên dịch của ngôn ngữ đồng thời. Quyết định lập lịch là tập trung và không thích nghi. Đây cũng là một số mặt hạn chế của lập lịch tĩnh. Trong hai phần sau đây, chúng ta xem xét ảnh h−ởng của truyền thông trong lập lịch tĩnh, sử dụng mô hình đi tr−ớc và mô hình QT truyền thông.

Một phần của tài liệu Hµ Quang Thôy Bµi gi¶ng HÖ ®iÒu hµnh ph©n t¸n (PhÇn 1) ch−¬ng I. C¸c nguyªn lý ppt (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)