Quy mô vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế của doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 72)

Nguồn[34]

Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp có quy mô dƣới 0,5 tỷ đồng có 18.790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp), doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh nghiệp (chiếm 17,99%), số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là 24.737 doanh nghiệp (chiếm 34,35%), số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng là 5.496 doanh nghiệp (chiếm 7,63%), số doanh

1018615, 46%

337155, 15%

868788, 39% Vốn DN NN

Vốn DN ngoài quốc doanh Vốn DN đầu tƣ NN

nghiệp có số vốn từ 10 đến 50 tỷ là 6.648 doanh nghiệp (chiếm 9,23%), số doanh nghiệp có số vốn từ 50 đến 200 tỷ đồng là 2.491 doanh nghiệp (chiếm 8,46%), số doanh nghiệp có vốn từ 200 đến 500 tỷ đồng là 586 doanh nghiệp (chiếm O,81%), số doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng là 310 doanh nghiệp (chiếm 0,48% tổng số) [38].

Nhƣ vậy, có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đây là điều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nƣớc đến năm 2006 hầu nhƣ không còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các tập đoàn lớn của các nƣớc trong khu vực đánh bại.

Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh chƣa đƣợc cải thiện. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc ƣu đãi hơn về vốn trƣớc hết là đƣợc cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh... Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm đụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp.

Qua số liệu về cơ cấu vốn đầu tƣ tăng thêm của năm 2002 cho thấy vốn vay tín dụng chỉ chiếm 38% trong tổng vốn đầu tƣ tăng thêm trong năm, vốn tự có trên 49%, vốn từ ngân sách nhà nƣớc 4% và các nguồn huy động khác gần 9%. Trong 38% vốn tín dụng thì doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 56,4%, trong số đó 63,4% là vốn tín dụng ƣu đãi của nhà nƣớc, nhƣ vậy nguồn vốn tín dụng đã thấp, nhƣng quá nửa dành cho doanh nghiệp nhà nƣớc, còn lại ƣu

thế thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu khó khăn nhiều hơn khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và luôn phải kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn[38].

Nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp trong nƣớc và quốc tế còn hạn chế

Một số khá lớn DNVVN còn chƣa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lƣợng hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Tình trạng các DNVVN bị các cơ quan chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của DN về luật pháp còn nhiều hạn chế.

Việc gia nhập WTO sẽ làm giảm đáng kể hàng rào bảo hộ từ phía chính phủ, tăng áp lực cạnh tranh cho các mặt hàng, ngành hàng. Mặt khác, chúng ta sẽ phải đối mặt với các vụ kiện có thể xảy ra do các quy định của WTO về thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ, sở hữu trí tuệ...

Trên thực tế, chúng ta còn thiếu kiến thức và thông tin về các tiêu chuẩn quốc tế (chất lƣợng sản phẩm, quy trình quản lý chứng nhận chất lƣợng sản phẩm, vấn đề bảo vệ môi trƣờng...) cũng nhƣ về các cách thức tiếp cận thị trƣờng và các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh từ các nƣớc nhập khẩu nên hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

Sự thực thì chúng ta đã trải qua khá nhiều vụ kiện bán phá giá, cũng nhƣ rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bị đình những đơn hang có trị giá hang chục ngàn đô la. Tất nhiên lý do thì cũng có nhiều, một phần là do chính sách bảo hộ thì trƣờng nội địa của quốc gia nhập khẩu, tuy nhiên một phần rất lớn nữa là doanh nghiệp của ta không nghiên cứu kỹ những quy tắc quy định trong kinh doanh với các doanh nghiệp quốc tế, nơi mà những yêu cầu khắt

khe về chất lƣợng, an toàn, không độc hại đã đƣợc quy định một cách nghiêm túc và luật hoá một cách đầy đủ [30].

Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc chú trọng

Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) còn tƣơng đối mới ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Khái niệm này đƣợc hiểu là “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội. Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR bao gồm: 1) nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế; 2) thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR; 3) sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của CSR và Bộ luật Lao động [40]

Trong những điều kiện khó khăn nhƣ vậy, các doanh nghiệp có nên quan tâm đến CSR không và vì sao? Câu trả lời là nên! Bởi lẽ những ngƣời tiêu dùng, nhà đầu tƣ, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hƣởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của ngƣời lao động, môi trƣờng và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không tuân thủ CSR có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế.

Rất nhiều công ty sau khi có đƣợc chứng chỉ về CSR đã tăng đƣợc doanh thu đáng kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận đƣợc thị trƣờng Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15% [40].

Ở Việt Nam, trong mấy năm gần đây, chủ yếu do yêu cầu của đối tác mua hàng nƣớc ngoài, một số doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện các chƣơng trình CSR. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã

chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chƣơng trình CSR, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97% [40]. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghi còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của ngƣời lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao.

2.2. Hạn chế từ môi trƣờng kinh doanh và chính sách nhà nƣớc.

Nếu nhƣ bản thân doanh nghiệp Việt Nam phần nhiều vẫn còn loay hoay với việc tự nâng cao năng lực của chính mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì những hạn chế khách quan từ môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc cũng đặt các doanh nghiệp trƣớc những thách thức lớn.

Quản lý những rủi ro vĩ mô chƣa theo sát đƣợc tình hình phát triển thực tế, chiến lƣợc phát triển không hợp lý

Tình trạng bất ổn vĩ mô trong năm 2008 gây ra nhiều rủi ro cho ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Lạm phát cao đột biến đã làm giá cả - thƣớc đo quan trọng bậc nhất của nền kinh tế - bị biến dạng, không phản ánh chính xác chi phí, lợi nhuận, và vì vậy không thể đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ báo đáng tin cậy cho cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với ngƣời tiêu dùng, lạm phát cao đồng nghĩa với thu nhập thực giảm, đặc biệt đối với những ngƣời có thu nhập chậm điều chỉnh theo lạm phát. Đối với toàn nền kinh tế, lạm phát cao và khó dự đoán một cách chính xác làm tăng độ bất định, và do vậy tăng chi phí giao dịch, giảm hiệu quả của nền kinh tế. Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ nới lỏng trong một thời gian dài là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam.

Trong mấy năm trở lại đây, tổng đầu tƣ xã hội luôn đƣợc giữ ở mức rất cao - trên 40% GDP. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng cũng rất cao và tăng đột biến lên tới 54% trong năm 2007. Từ góc độ quản lý vĩ mô, điều đáng lo nhất không chỉ là quy mô quá đáng của đầu tƣ hay tín dụng, mà quan trọng hơn là

cách thức phân bổ và hiệu quả sử dụng của chúng [1].

Việc đầu tƣ công sai mục đích, thất thoát, dàn trải và kém hiệu quả cùng với việc tín dụng đƣợc đổ vào đầu cơ bất động sản (BĐS) và chứng khoán (CK) hay cho một số doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) kém hiệu quả vừa làm tiêu hủy nguồn lực quý báu của đất nƣớc, vừa làm nền kinh tế trở nên bong bóng, hết sức rủi ro.

Yếu tố kích hoạt lạm phát ở Việt Nam trong năm 2007 và 2008 là sự gia tăng đột biến của dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài trong năm 2007 nhằm kiếm lợi từ sự bùng nổ của thị trƣờng CK, BĐS cũng nhƣ lợi dụng sự chênh lệch lãi suất.

Đứng trƣớc khoảng 10 tỉ đô la từ bên ngoài đổ vào nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) tung tiền đồng ra để mua đô la nhằm duy trì tỷ giá danh nghĩa, trong khi lại thiếu những biện pháp trung hòa cần thiết. Kết quả là nền kinh tế đƣợc bơm một lƣợng tiền quá lớn trong khi giá trị gia tăng lại không đƣợc tạo ra một cách tƣơng ứng, và hệ quả tất yếu là lạm phát [1].

Một rủi ro vĩ mô quan trọng nữa là thâm hụt thƣơng mại. Thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam lên cao chƣa từng thấy (khoảng 18 tỉ đô la hay 20% GDP) trong năm 2008 đã tạo áp lực rất lớn lên tỷ giá giữa tiền đồng và đô la Mỹ [1].

Lập luận cho rằng thâm hụt thƣơng mại hiện nay là kết quả của việc nhập khẩu máy móc, nguyên liệu sản xuất hay do đầu cơ vừa thiếu sức thuyết phục vừa chƣa chỉ ra đƣợc bản chất của vấn đề. Thay vào đó, thâm hụt thƣơng mại cần đƣợc hiểu nhƣ một hệ quả tất yếu của chính sách công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu đã và đang đƣợc theo đuổi ở Việt Nam trong suốt một thời gian dài.

Chính sách theo đuổi tỷ giá danh nghĩa cố định một mặt khiến chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu lực, mặt khác làm trầm trọng thêm rủi ro tỷ giá. Nhƣ đã trình bày, việc duy trì tỷ giá danh nghĩa buộc chính sách tiền tệ phải

chạy theo sự tăng giảm của dòng vốn nƣớc ngoài, làm cho NHNN mất tự chủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Thoạt nhìn, có vẻ nhƣ việc duy trì tỷ giá danh nghĩa cố định giúp hạn chế rủi ro nhƣng thực chất hoàn toàn ngƣợc lại vì khi ấy tỷ giá thực của tiền đồng (sau khi điều chỉnh lạm phát so với đô la Mỹ) sẽ biến động, mà tỷ giá thực mới quyết định mức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và từ đó tác động lên cán cân thƣơng mại của Việt Nam.

Rủi ro tỷ giá ở Việt Nam càng trở nên nghiêm trọng trong bối cảnh nền kinh tế bị đô la hóa. Ƣớc chừng khoảng 25% tín dụng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là bằng đô la Mỹ, trong đó nhiều ngƣời vay lại có nguồn thu nhập chính bằng tiền đồng. Điều này có nghĩa là bất kỳ một chính sách thay đổi tỷ giá đáng kể nào cũng sẽ ảnh hƣởng rất lớn, không chỉ tới nợ nƣớc ngoài, mà còn tới nợ trong nƣớc của doanh nghiệp, và do vậy tới sự ổn định chung của nền kinh tế [1].

Mức độ đô la hóa cao nhƣ hiện nay cũng có thể làm giảm tác dụng của chính sách hạ lãi suất tiền đồng vì khi ấy mọi ngƣời sẽ có động cơ chuyển từ tiền đồng sang đô la Mỹ hay vàng, và do đó làm giảm cầu tiền tệ. Nợ xấu trong hệ thống NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần nhỏ, là một ẩn số lớn của nền kinh tế.

Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay đã tới mức đáng báo động. Theo ƣớc tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thì thâm hụt ngân sách năm 2007 (kể cả các khoản chi ngoài dự toán) của Việt Nam lên tới 7% GDP, cao hơn nhiều mức công bố 5% của Bộ Tài chính. Thâm hụt ngân sách nặng nề đã làm giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tƣ tƣ nhân, và gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai [1].

Khi nền kinh tế tồn tại nhiều rủi ro vĩ mô - lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn, tỷ giá thực cao, tình trạng đô la hóa ngày càng nặng, thâm hụt thƣơng mại lớn, hệ thống ngân hàng yếu kém, đầu tƣ của Nhà nƣớc và DNNN

kém hiệu quả - thì hoạt động kích thích tiêu dùng và đầu tƣ thông qua việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ chắc chắn sẽ đi kèm với những rủi ro tiềm tàng của bất ổn tài chính.

Khả năng quản lý những rủi ro về môi trƣờng và tự nhiên

Nhà nƣớc cần phải hạn chế và có những chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí... vì những hành vi này gây ra những ngoại tác tiêu cực cho các bên thứ ba.

Việc Công ty Vedan xả chất thải độc hại ra sông Thị Vải mà không qua xử lý đã tàn phá môi trƣờng tự nhiên và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất - sinh hoạt của hàng chục ngàn ngƣời dân. Sau sự kiện này, danh sách các doanh nghiệp bị phanh phui gây ô nhiễm môi trƣờng ngày càng dài, trong khi việc xử lý của các cơ quan quản lý môi trƣờng tỏ ra rất chậm chạp và thiếu hiệu lực. Nếu sự thất bại trong hoạt động điều tiết của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng vẫn tiếp diễn thì chắc chắn sẽ xuất hiện thêm nhiều “Vedan mới”.

Khi sự kiện Vedan còn chƣa lắng xuống thì lại nổi lên vấn đề khai thác bô-xit ở Đăk Nông. Trong dự án này, tập đoàn Than và Khoáng sản cùng một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đổ hàng tỉ đô la để khai thác và chế biến quặng bô-xit. Điều đáng nói là dự án khổng lồ này đƣợc thực hiện mà chƣa tính hết những rủi ro tiềm tàng về môi trƣờng tự nhiên, xã hội và an ninh, đồng thời cũng không tuân thủ những quy trình cần thiết về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ.

Theo cảnh báo của các nhà khoa học, dự án này sẽ gây tổn thƣơng cho những nền văn hóa và không gian sinh tồn của ngƣời bản địa, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nƣớc, thiếu điện của Tây Nguyên, làm đảo lộn môi trƣờng tự nhiên, gây xói mòn đất và do vậy làm tăng nguy cơ lũ lụt cho miền Trung.

(cả từ trong và ngoài nƣớc) đều tốt, và vì vậy không nên thu hút đầu tƣ bằng mọi giá. Nhìn lại thành tích thu hút khoảng 64 tỉ đô la đăng ký đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trong năm 2008 [49] chúng ta không khỏi có những lo ngại vì thực tế, nhiều dự án FDI vào Việt Nam là do tiêu chuẩn về môi trƣờng của Việt Nam đối với những dự án gây ô nhiễm (nhƣ luyện cán thép, đóng tàu, hóa dầu) dễ dãi so với nhiều nƣớc khác chứ không phải vì môi trƣờng đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế của doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 72)