BHXH có lịch sử hình thành khá sớm, trong suốt q trình phát triển của nó đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau. Điều đó thể hiện tính phức tạp của BHXH, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của nhận thức và tƣ duy lý luận của BHXH trong lịch sử.
Để BHXH phát triển đa dạng và phong phú nhƣ ngày nay, BHXH đã trải qua một q trình nhận thức lâu dài. Q trình đó gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp. Ở thời kỳ tiền công nghiệp, cứu tế xã hội đƣợc đặt lên hàng đầu để bảo đảm về mặt xã hội cho ngƣời nghèo đói. Đến thời kỳ cách mạng cơng nghiệp, những hình thức cứu tế, tƣơng tế đã không đáp ứng đƣợc nữa, các nhà lý luận đƣơng thời đã đƣa ra nhiều quan điểm khác nhau. Có ngƣời cho rằng, trong cơ chế cạnh tranh mọi ngƣời đều phải tự do sống và làm việc nên phải tự chịu trách nhiệm về bản thân mình. Ngƣợc lại, một số khác cho rằng, giai cấp công nhân là giai cấp đặc thù của nền đại công nghiệp, muốn sản xuất công nghiệp phát triển phải có sự ràng buộc nhất định giữa chủ và thợ. Ngƣời thợ, trong chừng mực nào dó, phải đƣợc bảo đảm về cuộc sống.
Thời kỳ hiện đại, có hai quan điểm cơ bản về BHXH trên lập trƣờng của hai ý thức hệ: Quan điểm của các nhà mác xít mà đại diện sau này là Lênin cho rằng dƣới chủ nghĩa xã hội, mọi ngƣời đều có việc làm và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Nhà nƣớc bảo đảm mọi mặt về đời sống cho ngƣời dân nhƣ học tập, chữa bệnh v.v. Về BHXH, Nhà nƣớc bảo đảm cho những ngƣời lao động làm công ăn lƣơng (chủ yếu trong khối kinh tế nhà nƣớc) những trợ cấp bằng hiện vật hoặc bằng tiền, nhằm bù đắp phần thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động. Quỹ BHXH do sự đóng góp của các xí nghiệp, Nhà nƣớc (Nhà nƣớc tài trợ) chứ không trực tiếp từ nguồn thu nhập của ngƣời lao động.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã hình thành hai nhóm mới thực hiện BHXH theo cách thức khác nhau. Ở đa số các nƣớc, BHXH xoay quanh việc bảo hộ những ngƣời lao động với quan điểm hoán đổi. Nghĩa là quyền hƣởng BHXH
gắn với sự cống hiến do hoạt động nghề nghiệp của ngƣời lao động và BHXH đƣợc xem nhƣ một hệ thống bảo đảm thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp. Ở một số nƣớc khác dựa trên quan điểm phân phối lại, có quan điểm cho rằng, xã hội phải có trách nhiệm che chắn "rủi ro xã hội" cho con ngƣời. Do đó, BHXH phải bảo đảm cho mọi ngƣời một mức độ tối thiểu cơ bản nhằm thực hiện mục đích này. Tuy nhiên, đến nay đã có xu hƣớng dung hồ hai loại quan điểm này.
Ở nƣớc ta, một thời gian dài chúng ta thực hiện BHXH theo cơ chế tập trung bao cấp. Chỉ có cơng nhân viên chức và lực lƣợng vũ trang mới là đối tƣợng BHXH. Nhà nƣớc bảo đảm cho các đối tƣợng này những trợ cấp khác nhau bằng tiền hoặc hiện vật. Nguồn chi trả BHXH do ngân sách nhà nƣớc cấp trên cơ sở đóng góp của các xí nghiệp và sự tài trợ của Nhà nƣớc, ngƣời lao động không phải trực tiếp đóng góp. Ngồi trợ cấp từ BHXH, công nhân viên chức còn đƣợc hƣởng phúc lợi xã hội khác, nhƣ chăm sóc y tế miễn phí, học tập khơng mất tiền v.v..
Chuyển sang cơ chế thị trƣờng, ngƣời lao động trong mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng về việc làm và hƣởng thụ, trong đó có cả BHXH. vì vầy, cần phải có nhận thức lại về BHXH, khơng phải chỉ là sự bảo đảm, sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với công nhân viên chức nữa mà là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của mọi ngƣời lao động khi họ gặp các rủi ro xã hội làm giảm hoặc mất khả năng lao động trên cơ sở sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Với nhận thức nhƣ vậy, hệ thống BHXH ở nƣớc ta có những đặc điểm sau:
- Về nguyên tắc, đối tƣợng BHXH đƣợc mở rộng cho mọi ngƣời lao động trong các thành phần kinh tế.
- Tham gia BHXH là bắt buộc ở những nơi có quan hệ lao động, cịn tự nguyện với ngƣời lao động khác. Các bên tham gia phải đóng góp BHXH với những tỷ lệ nhất định.
Ở nƣớc ta, Đảng và Chính phủ ln xác định BHXH là chính sách có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc sống con ngƣời và đối với xã hội. Đảng và Chính phủ đã luôn quan tâm đến việc hình thành và phát triển chính sách BHXH.