Nhân viên công tác xã hội là người kết nối còn gọi là ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ từ góc độ công tác xã hội ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) (Trang 69 - 71)

10. Cấu trúc luận văn

2.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ sử

2.5.1. Nhân viên công tác xã hội là người kết nối còn gọi là ngườ

trung gian

Nhân viên xã hội là người hiểu rõ những thông tin về các chính sách, dịch vụ. Là cầu nối giữa các chính sách, dịch vụ cho các đối tượng. Các đối tượng như người già, dân tộc thiểu số, người nghèo và phụ nữ nghèo,… là những đối tượng ít có cơ hội tiếp cận được với thông tin về các chính sách và

dịch vụ nên khi làm việc với những đối tượng này nhân viên công tác xã hội cần phải hiểu rõ nhu cầu của các đối tượng để kết nối các chính sách và dịch vụ đến tận tay các đối tượng.

Qua nghiên cứu trên địa bàn cho thấy nhân viên công tác xã hội nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của người dân và kết hợp với những hiểu biết về các chính sách, dịch vụ đã giúp phụ nữ xã Thuận Hóa thời gian qua tiếp cận với chính sách và các loại hình vay vốn. Phụ nữ trên địa bàn xã Thuận Hóa, đặc biệt là phụ nữ nghèo họ ít có cơ hội hiểu biết về các chính sách và dịch vụ, như các chính sách vay vốn. Có nhiều chị em phụ nữ rất muốn vay vốn nhưng có nhiều lý do khiến họ e ngại như: trình độ học vấn thấp nên họ không biết chữ để làm thủ tục vay vốn; không nắm rõ các quy định, thủ tục vay vốn; chưa hiểu rõ lợi ích của việc vay vốn,…

Kết hợp với Hội phụ nữ xã, các đoàn thể trên địa bàn, nhân viên công tác xã hội đã đi tìm hiểu nhu cầu của người dân để kết nối chính sách vay vốn đến với các chị em phụ nữ. Giúp các chị em tiếp cận với các loại hình vay vốn qua các chính sách và những thủ tục, quy định với từng loại hình để các chị em phụ nữ hiểu rõ thủ tục và quy định và lợi ích khi vay vốn.

Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn vay có lãi suất thấp, thời hạn dài. Mặc dù Hội liên hiệp Phụ nữ xã đã ký ủy thác với ngân hàng chính sách xã hội huyện trên 4 năm nhưng năm đầu tỷ lệ phụ nữ trên địa bàn xã tiếp cận với nguồn vốn vay này rất ít. Do việc tuyên truyền về chính sách vay vốn đến với các chị em chưa được rõ ràng. 3 năm trở lại đây cùng với hoạt hoạt hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội các chị em trên địa bàn xã đã hiểu rõ hơn về các thủ tục, quy định và tính chất của từng loại hình vay vốn như quy định và tính chất của lại hình vay vốn học sinh - sinh viên nó khác với loại hình vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh ra sao. Hỗ trợ phụ nữ phụ nữ tiếp cận về chương trình tín dụng nước sạch vệ sinh môi trường và chương trình tín dụng cho phụ nữ nghèo để từ đó họ hiểu rõ tính chất và mục đích của từng loại hình.

Ngoài ra nhân viên công tác xã hội là cầu nối để bày bỏ tâm tư, nguyện vọng của chị em phụ nữ đến với chính quyền địa phương để từ đó chính quyền địa phương tác động đến chính quyền cấp trên giúp các chính sách đến với phụ nữ một cách nhanh nhất và có những chính sách mới đáp ứng được nhu cầu của họ. Giúp phụ nữ tiếp cận với các loại cây giống và con giống mới có năng suất để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

Kết nối các chương trình học bổng dành cho học sinh và sinh viên nghèo vượt khó và các chương trình hỗ trợ cho những gia đình nghèo hiếu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ từ góc độ công tác xã hội ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) (Trang 69 - 71)