Tác động đến việc phát triển nguồn lực con người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ từ góc độ công tác xã hội ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) (Trang 62 - 64)

10. Cấu trúc luận văn

2.4. Tác động của các hoạt động hỗ trợ sử dụng vốn vay của công tác xã

2.4.4. Tác động đến việc phát triển nguồn lực con người

Vốn vay không chỉ tác động đến việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và điều kiện sinh hoạt trong gia đình mà còn tác động đến việc phát triển nguồn lực con người. Khi điều kiện kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển về mặt sức khỏe, cơ hội tham gia các họat động xã hội và từ đó kéo theo sự phát triển nguồn lực con người. Ngược lại khi nguồn lực con người phát triển thì đương nhiên sẽ kéo theo sự phát triển nguồn lực kinh tế và điều kiện sống của các thành viên trong gia đình.

Nguồn lực con người muốn phát triển thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố kinh tế và yếu tố sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy việc phát triển kinh tế của các hộ gia đình và điều kiện sức khỏe của các thành viên trong gia đình luôn được mọi người quan tâm. Do đó, các hộ gia đình đình nghèo, điều kiện kinh tế, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn lực con người như: cơ hội tham gia các hoạt động xã hội của các thành viên trong gia đình rất ít, tỷ lệ con em bỏ học để giúp bố mẹ cao.

Qua điều tra phỏng vấn cho thấy lý do các chị em phụ nữ ít có cơ hội tham gia các hoạt động ngoài xã hội là do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên họ phải dành hết thời gian để kiếm tiền. Và khi trong tay họ không có tiền họ rất ngại tham gia các hoạt động hội, vã lại suốt ngày lam lũ nên bản thân họ không đủ tự tin để gặp gỡ giao lưu với mọi người. Một điều đáng quan tâm đó là khi điều kiện kinh tế của gia đình khó khăn thì nhiều gia đình bố mẹ

không muốn con em mình đi học, vì phải trang trang một khoản chi phí lớn cho việc học hành của con cái. Những hộ gia đình nghèo nghèo đa số các em phải bỏ học giữa chừng để ở nhà giúp bố mẹ. Vì thế, điều kiện kinh tế và trình độ học vấn của bố nó ảnh hưởng đến trình độ học vấn của con cái rất lớn. Trình độ học vấn thấp thì nguồn lực con người phát triển kém.

Do vậy nguồn vốn vay đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người. Khi phụ nữ nghèo được vay vốn thì việc thu nhập của các hộ gia đình được tăng lên và khi điều kiện kinh tế phát triển thì trình độ văn hóa của con người được nâng cao. Chị em phụ nữ có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, có nguồn kinh phí để trang trải cho con em học tập.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ nghèo được vay vốn mức thu nhập của họ tăng lên, họ có cơ hội để chi phí cho việc học tập của con cái. Tỷ lệ các em bỏ học giảm nhanh, chất lượng học tập được nâng cao. Điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và đặc biệt góp phần nâng cao nguồn lực con người trong tương lai.

Có được kết quả như vậy, các hoạt động hỗ trợ của cán bộ công tác xã hội góp phần không nhỏ. Xã Thuận Hóa là một xã miền núi rẻo cao nên đình độ dân trí của người dân ở đây còn thấp, nhiều hộ gia đình bố mẹ không quan tâm đến việc hoc tập của con cái, đặc biệt là các gia đình nghèo nghèo bố mẹ vừa không có điều kiện về kinh tế vừa trình độ học vấn thấp nên kéo theo trình độ học vấn của con cái cũng hạn chế. Tuy nhiên, bện cạnh đó cũng có nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn nhưng bố mẹ vẫn khuyến khích con cái học hành đến nơi đến chốn và nhiều em ra trường có việc làm ổn định. Vì thế trong quá trình tư vấn hỗ trợ các gia đình nghèo vay vốn học sinh - sinh viên thì cán bộ công tác xã hội đã tư vấn bằng cách đưa ra những hộ gia đình nghèo nhưng có có cái học hành đến nơi đền chốn làm gương để họ có động lực trong việc vay vốn đầu tư cho con cái học tập.

Khi được phỏng vấn chị Nguyễn Thị Thương - cán bộ công tác xã hội cho biết: "Tôi sinh ra và lớn lên tại đây và may mắn sau khi tốt nghiệp đại học ngành công tác xã hội tôi được tuyển vào làm công chức ở ủy ban xã, vì thế tôi hiểu rất rõ điều kiện của con người nơi đây. Người dân đa số làm nông, lại có địa hình miền núi, xa xôi nên nhận thức của họ còn nhiều hạn chế. Vì thế lúc đầu gặp gỡ và tư vấn, khuyến khích các chị em phụ nữ vay vốn chúng tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định. Đa số các hộ gia đình nghèo khi tư vấn về việc vay vốn để đầu tư cho con cái học hành thì rất nhiều chị em phụ nữ ở đây e ngại, vì họ nghĩ rằng vay vốn để đầu tư cho con cái học hành thì không có nguồn thu nhập để trả nợ. Sau khi chúng tôi phân tích lợi ích của việc đầu tư cho con đi học thì có nhiều chị mạnh dạn làm hồ sơ vay vốn. Sau 3 năm thực hiện chương trình vay vốn học sinh - sinh viên tỷ lệ trẻ em bỏ học giữa chừng giảm nhanh, có nhiều em ra trường có việc làm ổn định. Đây là nguồn động viên để các chị em phụ nữ có động lực để vay vốn đầu tư cho việc học tập của con cái".

(Nguồn: PVS, nữ, 29 tuổi, cán bộ công tác xã hội)

Việc vay vốn góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực con người trên địa bàn xã Thuận Hóa nói riêng và nguồn lực của quốc gia trong tương lai nói chung. Qua điều tra phỏng vấn cho thấy chất trình độ học vấn và nhận thức của bố mẹ ảnh hưởng đến trình độ học vấn của con cái rất lớn. Những hộ gia đình bố mẹ có trình độ học vấn cao thì số lượng con em đến trường cao và ngược lại những hộ gia đình bố mẹ có trình độ học vấn thấp thì tỷ lệ con em đến trường thấp. Nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi gia đình. Khi nguồn lực con người phát triển thì kéo theo sự phát triển kinh tế của gia đình và sức khỏe của con người đảm bảo, điều kiện sống được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ từ góc độ công tác xã hội ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) (Trang 62 - 64)