Sử dụng trích dẫn trong văn bản TCBC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ văn bản thông cáo báo chí (Trang 76 - 99)

3.1.1. Định nghĩa về trích dẫn

“Trích dẫn” (quotation) được định nghĩa là “phần tách ra từ một văn bản khác, tuy được đặt trong văn cảnh mới nhưng vẫn không mất đi mối liên hệ với văn bản xuất xứ của nó. Trích dẫn có thể để đối chiếu, tìm sự thống nhất quan điểm hoặc khẳng định sự đồng nhất của hai văn bản nào đó, có thể nhằm mục đích tranh luận, bắt chước, diễu nhại, so sánh để phủđịnh,…” [28;218].

3.1.2. Phân loại trích dẫn

1.2.1. Phân loi trích dn theo hình thc

Về mặt hình thức, có thể phân loại trích dẫn thành hai dạng: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.

+ Trích dẫn trực tiếp là các trích dẫn được đưa vào trong dấu ngoặc kép hoặc sau dấu hai chấm (trong trường hợp Hỏi – Đáp)

Ví dụ 1:

“Ông Kooes Neefjes, Trưởng Phòng Môi trường của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), cho biết: “Theo ước tính, có tới 9,34 triệu hecta đất đai ở

Việt Nam bị thoái hoá, rộng hơn 5 lần Nghệ An - tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. Ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, hơn một phần ba diện tích đất đai sẽ

bị sa mạc hoá nếu không tiến hành các giải pháp sau đây: sống chung với hạn hán; áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông và bảo tồn tài nguyên nước; chuyển sang các hệ sinh thái nông nghiệp mang tính lồng ghép; và cải thiện việc cấp nước, đặc biệt cho người nghèo nông thôn”.”

(TCBC “Sa mạc hoá và các vùng đất khô cằn là chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay” ngày 02/06/2006 của UNDP)

Ví dụ 2 : “Trả lời :

Việc buôn bán và sử dụng ma túy đã gây ra những tác hại nghiêm trọng cho nhiều nước trong đó có Việt Nam. Việt Nam cương quyết chống và nghiêm trị tội buôn bán ma túy.

Mai Công Thành và Nguyễn Văn Chính đã bị Toà án Việt Nam kết án tử

hình vì tội buôn bán vận chuyển trái phép chất ma túy.

Các cơ quan chức năng cho biết: Xuất phát từ chính sách nhân đạo, Chủ tịch nước Việt Nam đã ký quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho Mai Công Thành.

Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục xác minh trường hợp Nguyễn Văn Chính. Chúng tôi mong rằng các nước tiếp tục có các biện pháp hợp tác chặt chẽ

với Việt Nam để đấu tranh phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này.”

(Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng trả lời phóng viên – TCBC ngày 28/02/2006)

+ Trích dẫn gián tiếp là các trích dẫn không được đưa vào trong dấu ngoặc kép, chỉ dẫn ý chứ không dẫn nguyên văn lời nói.

Ví dụ 1:

“Bà Nguyễn Giang Thu, Điều phối Hội thảo cho biết đây là một diễn đàn cho các nhà quản lý Khu Bảo tồn Biển, các nhà bảo tồn và khoa học gia chia sẻ kết quả

nghiên cứu của mình và thảo luận các vấn đề, cách tiếp cận mới trong việc phát triển mạng lưới Khu bảo tồn biển một cách có hiệu quả.”

(TCBC “Tăng cường quản lý Mạng lưới Khu Bảo tồn Biển Việt Nam” ngày 03/04/2008 của Tổ chức Khu bảo tồn Biển)

Ví dụ 2:

“Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, cầu Thanh Trì đi vào khai thác sẽ không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông mà còn tạo điều kiện để Hà Nội đẩy nhanh công cuộc phát triển đô thị, đồng thời là công trình tô điểm cho Thủ đô trên

đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

(TCBC “Thông xe phần cầu chính cầu Thanh Trì, Hà Nội” ngày 01/02/2007 của Bộ Giao thông-Vận tải)

3.1.2.2. Phân loi trích dn theo ni dung

Một trích dẫn trong TCBC có thể bao gồm một hoặc nhiều phát ngôn trong

đó thể hiện một hoặc nhiều hành vi ngôn ngữ (HVNN) nhất định. Hành vi ngôn ngữ ở đây được tạo ra khi người nói trao một phát ngôn cho người nghe trong một ngữ cảnh nhất định. Theo lý thuyết hành vi ngôn ngữ, “nói tức là hành động”. Trong hầu hết các trường hợp, khi nói ra một phát ngôn, ta đã thực hiện một hành vi tại lời nhất định như kể, tả, tuyên bố, xác nhận,…

Từ cách phân nhóm của Wierzbicka, tác giả Mai Xuân Huy đã lập một bảng phân loại chi tiết để miêu tả các hành vi ngôn ngữ theo bản chất nhằm làm căn cứ

cho việc nhận diện các hành vi ngôn ngữ trong các phát ngôn quảng cáo. Bảng phân loại này có 14 nhóm và 62 hành vi ngôn ngữ. Việc xếp nhóm căn cứ vào tính chất gần gũi về ngữ nghĩa trong nội bộ nhóm và giữa các nhóm [70;29]. Chúng tôi cho rằng có thể áp dụng bảng phân loại này để phân loại các phát ngôn trích dẫn theo hành vi ngôn ngữ. Trong thực tế khảo sát các đoạn trích dẫn, chúng tôi thấy xuất hiện nhóm các hành vi ngôn ngữ sau:

- Nhóm Biểu cảm: Gồm các HVNN như Chào, Chúc, Chúc mừng, Bày tỏ, Cảm ơn,…

+ Bà Phạm Thị Hạnh – Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Tân nói: “Chúng tôi cùng phấn khởi khi là trường đầu tiên trong quận Cầu Giấy được tập đoàn FPT hỗ

trợ về thiết bị và tập huấn kỹ năng công nghệ thông tin. Chúng tôi tin rằng với sự đầu tư này, nhà trường sẽ thực hiện tốt cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

(FPT trao tặng 45 bộ máy tính cho trường Trung học Cơ sở Nghĩa Tân - TCBC của tập đoàn FPT ngày 27/09/2008)

+ TS. Dewan Sibartie nói thêm: “Chúng tôi ủng hộ việc WHO và cộng đồng quốc tế chấp nhận giải pháp tiêm vắc xin là một công bố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh ở gia súc, miễn là loại vắc xin theo tiêu chuẩn của OIE và việc tiến hành tiêm vắc xin phải được thực hiện dưới sự giám sát của OIE và cơ quan thú y”.

(Hội nghị Quốc tế đưa ra chiến lược phòng chống cúm gia cầm - TCBC của Tổ

chức Y tế Thế giới ngày 6/7/2005)

- Nhóm Thông báo: Gồm các HVNN như Thông báo, Giới thiệu, Kể,… Ví dụ:

+ “Chương trình ngày hôm nay là dịp để chúng ta suy ngẫm về những tiến bộ đã có

ở Việt Nam Nam nhằm đạt mục tiêu chung của chúng ta là giúp người khuyết tật và người chung sống với HIV/AIDS được bình đẳng và hoà nhập trong mọi khía cạnh

đời sống ở Việt Nam ngày nay, và về sự đóng góp đáng kể của các tình nguyện viên đối với sự phát triển xã hội trên toàn thế giới", Đại sứ Michalak phát biểu tại buổi lễ.

(“Đại sứ Hoa Kỳ Michael W. Michalak ủng hộ chương trình "Bình đẳng và Hoà nhập" của Việt Nam” – TCBC của Đại sứ quán Mỹ ngày 3/12/2007)

- Nhóm Tuyên bố: Gồm các HVNN như Xác nhận, Tuyên bố, Cam kết,…

+ Chúng tôi không có thông tin như phóng viên hỏi. Tuy nhiên, chúng tôi xin khẳng

định hoàn toàn không có việc “chính quyền trung ương chỉ thị địa phương đàn áp người theo đạo Tin Lành”.

((Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng trả lời phóng viên – TCBC ngày 28/02/2006)

- Nhóm Tư vấn: Gồm các HVNN như Khuyến cáo, Tư vấn, Cảnh cáo, Đề

nghị,…

Ví dụ:

+ “Các cơ quan chức năng cần quan tâm đến chính sách cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai và chăm sóc trẻ sau sinh cũng như

các chính sách và dịch vụ đảm bảo cho mọi trẻ em được chăm sóc và phát triển thể

chất, trí tuệ một cách toàn diện ngày trong thời kỳ đầu tiên của cuộc đời”, ông Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nói.

(“Sự chênh lệch cản trở bước tiến của Việt Nam trên con đường bảo vệ sự sống còn của trẻ em” – TCBC của UNICEF ngày 25/01/2008).

+ Bà Vibeke Jensen, Đại diện UNESCO tại Việt Nam nói: “Chỉ một cách thức tiếp cận đơn lẻ không đủ để có một nền giáo dục có chất lượng cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái. Để có được một nền giáo dục có chất lượng cho cộng

đồng này đòi hỏi chúng ta phải có nhiều cách thức tiếp cận phù hợp với từng bối cảnh cụ thể. Điều này cần phải được nêu bật trong chiến lược giáo dục quốc gia.”

(“Tại sao có ít trẻ em gái dân tộc thiểu số học tiếp lên trung học cơ sở?”– TCBC của Liên hợp quốc tại Việt Nam ngày26/3/2008)

- Nhóm Nhận xét: Gồm các HVNN như Khen, Tự khen, Đánh giá, Nhận xét, Bình luận,…

Ví dụ:

+ Tổng biên tập Red Herring, ông Joel Dreyfuss cho biết: “Danh sách 200 công ty mà chúng tôi tuyển chọn từ 16 quốc gia đều những ứng viên sáng giá. Họ là những công ty tiêu biểu đã chú trọng phát triển sự đổi mới, sáng tạo và xác định một cách

mạnh mẽ vai trò quan trọng của công nghệ trong nền kinh tế Châu Á và trên toàn thế giới”.

(“PeaceSoft vào Top 100 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Châu Á” – TCBC của công ty PeaceSoft ngày 29/08/2007)

+ “Đẹp Fashion tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong của mình trong lĩnh vực trình diễn thời trang ở chương trình thứ 3 này và cũng là chương trình đầu tiên tổ chức tại Thủ đô Hà Nội,” ông Nguyễn Vinh Quang, Tổng biên tập Tạp chí Đẹp phát biểu. “Mỗi chương trình của Đẹp là một sự mới mẻ, không hề bị lặp lại chính mình”.

(“Đẹp Fashion Show Xuân Hè 2006 – Khái niệm mới về biểu diễn thời trang” – TCBC của Công ty Le Media ngày 20/02/2006)

- Nhóm Lập luận: Gồm các HVNN như Diễn giải, Giải thích, Chứng minh,…

Ví dụ:

+ "Để tham gia một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (BHNT), khách hàng cần có niềm tin ở nhà cung cấp sản phẩm và tìm được một sản phẩm mang tính bảo vệ đích thực. Những biến động của thị trường tài chính chỉ là nhất thời, trong khi nhu cầu tham gia BHNT là vì sự bảo vệ cho cả cuộc đời. Do vậy, nhu cầu này hầu như

không bị ảnh hưởng trong tình hình hiện nay một khi chúng ta đã xây dựng được niềm tin và cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của họ”, ông Lâm Hải Tuấn, Tổng Giám đốc ACE Life cho biết.

(“ACE LIFE tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm” – TCBC của công ty ACE LIFE)

- Nhóm Kêu gọi: Gồm các HVNN như Kêu gọi, Thúc giục,…

Ví dụ:

+ “Trẻ em là sự đầu tư tốt nhất của chúng ta”, Thủ tướng nước Na-uy, ngài Jens Stoltenberg phát biểu “Những gì chúng ta làm cho trẻ em của chúng ta, cho trẻ em trên thế giới, lớn hơn bất cứ thứ gì chúng ta để lại cho đời sau, đó chính là gia tài mà những nhà lãnh đạo chúng ta để lại cho thế hệ sau. Vì lý do đó, tôi kêu gọi các

các bạn hãy dũng cảm hơn nữa để bảo vệ trẻ em của chúng ta, tương lai của chúng ta”.

(“Những tiến bộ về sự sống còn của trẻ em” – TCBC của UNICEF ngày 18/09/2006)

3.1.3. Khảo sát trích dẫn

3.1.3.1. Kết qu kho sát

Dựa trên tính khả thi (không quá nhiều) và mức độ tin cậy (không quá ít) của cơ sở dữ liệu chúng tôi chọn 200 văn bản TCBC để tiến hành khảo sát trích dẫn. Kết quả thu được là:

Có 286 trích dẫn được sử dụng trong văn bản TCBC.

Về hình thức trích dẫn, có 22 trích dẫn gián tiếp và 264 trích dẫn trực tiếp. Về nội dung trích dẫn, có 974 hành vi ngôn ngữ thuộc 7 nhóm HVNN khác nhau, xét từ 974 phát ngôn của 286 trích dẫn nói trên. Kết quả phân loại như sau:

Bảng 15: Kết quả khảo sát các hành vi ngôn ngữ trong trích dẫn TCBC.

Nhóm HVNN Số lần

xuất hiện Hành vi ngôn ngữ Số lần xuất hiện Nhóm Biểu cảm 200 Chúc/Chúc mừng 4 Bày tỏ 190 Cảm ơn 6

Nhóm Thông báo 162 Thông báo 18

Giới thiệu 92

Kể 52

Tuyên bố 22 Cam kết 30 Nhóm Tư vấn 102 Khuyến cáo 8 Tư vấn 26 Cảnh báo 34 Đề nghị 34 Nhóm Nhận xét 352 Khen 76 Tự khen 68 Nhận xét 148 Đánh giá 42 Bình luận 18 Nhóm Lập luận 70 Lập luận 22 Diễn giải 6 Giải thích 34 Chứng minh 8 Nhóm Kêu gọi 20 Kêu gọi 12 Thúc giục 8 Tổng số 974 3.1.3.2. Nhn xét

Các cuốn sách hướng dẫn viết TCBC của ngành Quan hệ Công chúng đều xem trích dẫn là công cụ hữu hiệu để soạn thảo một TCBC [26] [33]. Qua khảo sát trong thực tế, chúng tôi nhận thấy đây không phải là hiện tượng ngôn ngữ ngẫu nhiên mà là thủ pháp ưa dùng trong soạn thảo văn bản TCBC. Sự xuất hiện của các trích dẫn trong TCBC là một yếu tố mang tính chủ định cao. Với tỷ lệ 286 trích dẫn/200 TCBC, nghĩa là cứ 2 TCBC thì có gần 3 trích dẫn, theo chúng tôi, tỷ lệ này là khá cao.

a) Về hình thức trích dẫn

Trong văn bản TCBC, trích dẫn trực tiếp thông dụng hơn trích dẫn gián tiếp. Tỷ

lệ 92% trích dẫn dưới hình thức trực tiếp là rất cao. Bảng 17: Tỷ lệ giữa các hình thức trích dẫn trong TCBC 8% 92% Trích dẫn Gián tiếp Trích dẫn Trực tiếp

Về sự lựa chọn này, chúng tôi cho rằng có ba nguyên nhân chính:

Thứ nhất là để tránh tình trạng “tam sao thất bản”. Như chúng ta đã biết, TCBC cung cấp thông tin cho các tòa báo, từ đó, các tòa báo lại cung cấp thông tin cho độc giả là công chúng. Nếu thông điệp truyền đi không được nhắc lại một cách chính xác, nguyên vẹn như ban đầu thì thông tin qua nhiều đối tượng nhận khác nhau rất dễ rơi vào tình trạng “tam sao thất bản”, dẫn đến hiểu sai, hiểu nhầm. Do

đó, trích nguyên văn trong TCBC là hết sức cần thiết.

Thứ hai, trích dẫn trực tiếp thể hiện mức độ đáng tin cậy cao hơn trích dẫn gián tiếp. Khi các tổ chức muốn thuyết phục các cơ quan truyền thông lắng nghe tiếng nói của mình, họ phải tỏ ra là một nguồn tin “đáng tin”. Trích dẫn trực tiếp cho thấy tổ chức công bố thông tin đã có đầy đủ các dẫn chứng, các phát ngôn “có trọng lượng”. Trong trường hợp ngược lại, phóng viên sẽ cảm thấy nghi ngờ về

Thứ ba, các tòa soạn cần những thông tin có nguồn rõ ràng để đảm bảo tính xác thực của những thông tin tòa soạn đăng tải. Đầu tháng 12/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí. Cụ thể, cơ

quan báo chí, tác giả bài báo phải viện dẫn nguồn tin được sử dụng để đăng, phát trên báo chí. Nguồn tin phải thể hiện rõ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cung cấp hoặc thể hiện rõ là theo nguồn riêng của phóng viên, nguồn tin riêng của cơ quan báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ và tính xác thực của nguồn tin. Ngoài ra, cơ quan báo chí cũng phải đảm bảo tính nguyên vẹn, chính xác của thông tin được cung cấp.

Chính vì các yếu tố trên nên trích dẫn trực tiếp là sự lựa chọn số một đối với trích dẫn trong TCBC.

b) Về vị trí đặt chú thích nguồn tin

Chú thích về nguồn tin trong trích dẫn trực tiếp có thể đặt trước, đặt giữa hoặc đặt sau trích dẫn. Nguồn tin trong trích dẫn thường là lời của nhân vật cao cấp nhất liên quan đến thông tin đăng tải hoặc là người có thẩm quyền về các vấn đề

liên quan. “Thẩm quyền” ở đây không phải là “có chức quyền” mà xét ở sự gần gũi giữa người phát ngôn và vấn đề được nói tới.

Sự phân bố của vị trí đặt chú thích nguồn tin được thể hiện trong biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ văn bản thông cáo báo chí (Trang 76 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)