3.3.1. Quá trình chuyển hóa
Thực tế, quá trình hình thành một văn bản TCBC và một văn bản báo chí là khác nhau. Tuy nhiên, nó có mối liên hệ nhất định, có thể được minh họa bằng mô hình như sau:
Bảng 21: Mô hình chuyển hóa văn bản TCBC sang văn bản báo chí
S1 R1 ~ S2 R2
Trong đó:
S1 (Sender 1): Người gửi 1 - Tổ chức phát hành TCBC R1 (Receiver 1): Người nhận 1 – Cơ quan truyền thông M1 (Message 1): Thông điệp 1 – Thông cáo báo chí S2 (Sender 2): Người gửi 2 – Các cơ quan truyền thông R2 (Receiver 2): Người nhận 2 – Độc giả báo chí (đại chúng). M2 (Message 2): Thông điệp 2 – Tác phẩm báo chí
Trong quy trình này, S1, M1 là các yếu tố cố định. Tại một thời điểm, tổ
chức S1 chỉ phát hành một văn bản TCBC, sản phẩm này (M1) là giống nhau cho tất cả các đối tượng nhận (R1 - phóng viên các tờ báo khác nhau). Các yếu tố R1, S2, R2, M2 có thể thay đổi do các phóng viên ở các tòa báo khác nhau, mỗi tờ báo (S2) có một đối tượng công chúng khác nhau (R2), và đưa tin (M2) khác nhau về
cùng một sự kiện.
Như vậy, tìm hiểu sự chuyển hóa về mặt ngôn ngữ từ văn bản TCBC đến văn bản báo chí chính là so sánh các yếu tố ngôn ngữ của M1 và M2, nhận xét và lý giải sự chuyển hóa này.
3.3.2. So sánh TCBC với các thể loại cùng phong cách
Trước hết, nhưđã khẳng định, TCBC là một thể loại của phong cách báo chí. Chính vì thế, cũng như các thể loại khác cùng phong cách, TCBC có các đặc điểm ngôn ngữ điển hình của phong cách báo chí như: sử dụng từ ngữ toàn dân, có tính thông dụng cao, ít dùng các từ địa phương, tiếng lóng hay biệt ngữ. TCBC cũng sử
dụng các thuật ngữ chuyên môn nhưng cũng như với các bài báo, các thuật ngữ
thường phổ dụng và đã được giải thích nhiều lần trên các phương tiện truyền thông. Về mặt câu văn, TCBC cũng ít sử dụng các loại câu có nhiều tầng bậc, thiên về các loại câu miêu tả có kết cấu ngắn gọn và ít mở rộng định ngữ hơn so với phong cách nghệ thuật [16;176].
Tuy nhiên, so với các thể loại còn lại của phong cách báo chí, TCBC cũng có sự khác biệt nhất định. Trong phần này, dựa trên các cứ liệu TCBC đã phân tích, chúng tôi nhận xét sự khác biệt giữa TCBC và các văn bản báo chí trên các điểm:
(1) Mức độưu tiên giữa các chức năng của phong cách báo chí. (2) Chủ thể văn bản và ngôn ngữ tác giả.
(3) Tính biểu cảm.
(4) Tính khuôn mẫu/sáng tạo. (5) Ngôn ngữ hình thức.
3.3.2.1. Mức độưu tiên giữa các chức năng của phong cách báo chí
Điểm khác biệt giữa TCBC và văn bản báo chí chính là mức độ ưu tiên khác nhau giữa các chức năng của phong cách. TCBC xem chức năng thông báo là quan trọng nhất, trong khi đó, văn bản báo chí lại chú trọng cân bằng giữa chức năng thông báo và chức năng thu hút người đọc. Điều này đã quy định về cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau ở các thể loại văn bản.
Có thể lấy tiêu đề của TCBC làm ví dụ để phân tích trong sự so sánh với tiêu
đề của văn bản báo chí. Tiêu đề của tin bài thường ngắn gọn hơn tiêu đề của TCBC.
Ví dụ:
Tiêu đề TCBC “Đại biện lâm thời Mỹ công bố khoản viện trợ thiết bị rà phá bom mìn trị giá 1 triệu đôla dành cho Việt Nam„ phát hành ngày 27/12/2006 cũng
được chuyển hóa thành tin bài như sau:
- Mỹ hỗ trợ Việt Nam rà phá bom mìn (Báo VnExpress ngày 30/12/2006)
- Sứ quán Mỹ bàn giao trang thiết bị rà phá bom mìn (Báo Tin tức, ngày 03/01/2007)
- Mỹ cung cấp thiết bị rà phá bom mìn cho Việt Nam (Báo Tiền Phong, ngày 19/12/2006)
Tiêu đề của tin bài cũng thường ấn tượng và hấp dẫn hơn tiêu đề của TCBC.
Đối với tác phẩm báo chí, thủ pháp đặt tiêu đề đa dạng hơn, có thể sử dụng những kiểu kết hợp sáng tạo về mặt ngôn ngữ.
Ví dụ:
Tiêu đề TCBC “Đẹp Fashion Show Xuân Hè 2006 – Khái niệm mới về biểu diễn thời trang„ của công ty Le Media ngày 16/02/2008 có sự chuyển hóa như sau:
- Đẹp Fashion Show số 3: "Vở diễn" trên sàn catwalk! (Báo Tuổi trẻ Online, ngày 17/02/2008)
- Đẹp Fashion show 2006: “Cơn ác mộng của người thợ may” (Báo Người lao
động, ngày 17/02/2008)
- Lạ trong “Cơn ác mộng” (Báo Ngôi sao, ngày 18/02/2008)
3.3.2.2. Chủ thể văn bản và ngôn ngữ tác giả trong TCBC
Ngôn ngữ tác giả là khái niệm đi liền với phong cách tác giả, được hình thành đối với các thể loại báo chí như phóng sự, bình luận, ký. Khái niệm ngôn ngữ
tác giả, cũng như khái niệm tác giả trong TCBC lại không phải là khái niệm được chú ý.
Trước hết, tương tự như những văn bản thuộc phong cách văn học nghệ
thuật, bắt nguồn từ một quan niệm phổ biến, tác phẩm báo chí bao giờ cũng thuộc về một tác giả nào đó - là những người sáng tạo trực tiếp các tác phẩm. Trong khi
đó, TCBC là dạng văn bản không đề tên tác giả. Sự lu mờ của vai trò người soạn thảo văn bản TCBC cho thấy sự phi cá thể trong phong cách TCBC. Quan điểm của TCBC, các nhận định mà TCBC đưa ra được hiểu là quan điểm, nhận định của một tổ chức, không phải là quan điểm của “tác giả” TCBC. Nói cách khác, dấu vết cá nhân của người soạn thảo TCBC đã bịẩn đi, thay vào đó, TCBC được hiểu là tiếng nói của một tổ chức, một tập thể. Đó là loại văn bản có chủ thể nhưng không có tác giả. Các thông tin về người liên hệ (đôi khi được ngầm hiểu là tác giả của TCBC) chỉ phục vụ mục đích để các phóng viên tiện liên hệ chứ không nhằm mục đích giới
thiệu tác giả. Trong nhiều trường hợp, người liên hệ chỉ là người chịu trách nhiệm thông tin, không phải là người soạn thảo văn bản TCBC.
TCBC “Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký thỏa thuận hỗ trợ tài chính nông thôn trị giá 200 triệu đô-la Mỹ” chỉ có thông tin về
người liên hệ là “Nguyễn Hồng Ngân”. Thông tin này không khẳng định đây có phải là tác giả của TCBC hay không. Tuy nhiên, khi TCBC này chuyển sang các văn bản báo chí khác nhau thì có sự thay đổi. Báo Thanh niên Online có tác phẩm tin “WB tài trợ 200 triệu USD cho dự án Tài chính nông thôn III” của tác giả
T.Xuân – H.Ly, báo Vietnamnet có bài “Thêm 280 triệu USD đầu tư phát triển nông thôn” của tác giả Phước Hà.
Chúng tôi cũng tiến hành so sánh văn bản “Điều kiện vệ sinh yếu kém ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em nông thôn Việt Nam” (TCBC của UNICEF ngày 25/03/2008) với bài báo “Vệ sinh nông thôn: Tin “ông” nông nghiệp, hay tin “ông” y tế?” của tác giả Giang Nam trên báo Đại Đoàn Kết ngày 17/04/2008 để nhìn thấy sự khác biệt về mặt ngôn ngữ khi TCBC được chuyển hóa sang tác phẩm báo chí. Việc chuyển hóa thông tin từ TCBC sang tác phẩm báo chí cũng đồng thời việc thay đổi trong điểm nhìn của người viết. Tác giả Giang Nam đã sử dụng các thông tin trong TCBC của UNICEF và so sánh với các nguồn tin mà tác giả có, sau đó,
đưa ra các bình luận, nhận định về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn.
3.3.2.3. Tính biểu cảm trong TCBC thấp hơn và có hình thức thể hiện ít đa dạng hơn so với văn bản TCBC
Trở lại ví dụ về bài báo của tác giả Giang Nam, các yếu tố hoán dụ như
“ông” nông nghiệp, “ông” y tế; các thủ pháp nói mỉa như những tràng pháo tay tán dương cho “thành tích” vẫn cứ nổ ran; cả hội trường đã hoan hô ầm ĩ;... đều có giá trị biểu cảm mạnh. Trong TCBC “Điều kiện vệ sinh yếu kém ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em nông thôn Việt Nam”, tính biểu cảm chỉ được thể hiện trong trích dẫn với hành vi cảnh báo và kêu gọi của ông John Hendra – Điều phối viên
thường trú Liên hợp quốc. TCBC cung cấp sự kiện và số liệu, ít đưa ra bình luận trực tiếp. Các bình luận này chủ yếu được “lồng” vào các trích dẫn, tạo nên tính khách quan tương đối cho văn bản.
Chính tính hạn chế về mặt biểu cảm đã quy định cách sử dụng ngôn ngữ của văn bản TCBC. TCBC cũng không sử dụng các từ, các câu tình thái nhằm biểu lộ
cảm xúc cá nhân trong các câu tường thuật trực tiếp mà chỉ được thể hiện trong trích dẫn của TCBC. Diễn đạt trong văn bản TCBC là lối diễn đạt một nghĩa, tránh cách hiểu mập mờ nước đôi. Nói cách khác, văn bản loại này không sử dụng loại nghĩa hình tượng, ngôn ngữ của văn bản thường rõ ràng và chính xác.
Tính biểu cảm của văn bản TCBC gần giống với tính biểu cảm trong các văn bản tin. Các văn bản tin cũng chú trọng đưa các chi tiết sự kiện hơn là các bình luận. Điều này, như chúng tôi đã đề cập đến trong chương 1, là do tính tương đồng về mặt thể loại giữa TCBC và văn bản tin, trong đó, thông tin sự kiện quan trọng hơn thông tin lý lẽ và thông tin thẩm mỹ.
3.3.2.4. Tính khuôn mẫu và tính sáng tạo.
Cũng liên quan đến vấn đề tác giả, mặc dù bản chất thông tin báo chí khác nhiều so với văn chương nhưng trong báo chí vẫn có những yêu cầu nhất định về sự
sáng tạo. Về tính sáng tạo trong tác phẩm báo chí, Tác giả Vũ Quang Hào cho rằng “mỗi nhà báo có một lối riêng trong cách khai thác ngôn ngữ”, “lối riêng đó thường
đi liền với các đặc điểm của thể loại” [23;35]. Chính từ sự tương tác giữa ngôn ngữ
và thể loại của tác phẩm đã bộc lộ phong cách tác giả, ví dụ như phong cách phóng sự Huỳnh Dũng Nhân, phong cách phóng sự Xuân Ba,… Ngôn ngữ tác giả được hình thành từ sự “lệch chuẩn”. Nó là một “thủ pháp sáng tạo, cách tân, phù hợp với chuẩn, với cái đúng, cái thích hợp và được thói quen dùng chấp nhận” [42;5].
Đối với TCBC, các thủ pháp nhằm tạo ra sự đổi mới trong cách dùng từ ngữ
là không cần thiết. Chính vì thế, các kiểu kết hợp từ độc đáo, bất ngờ hay việc sử
dụng những thành ngữ, tục ngữ, các thủ pháp chơi chữ một cách sáng tạo hầu như
Từ điểm khác biệt này, chúng tôi cho rằng đây chính là yếu tố mấu chốt làm nên sự chuyển hóa ngôn ngữ từ TCBC đến các tác phẩm báo chí. Thao tác đơn giản nhất của quá trình chuyển hóa này là rút gọn thành các bài tin ngắn. Tuy nhiên, giới báo chí cho rằng việc đăng tải nguyên TCBC thể hiện sự lười biếng và “ăn sẵn” của phóng viên. Hơn nữa, trong cạnh tranh báo chí, sự giống nhau giữa tin bài của các báo là điều tối kỵ. Do đó, những nghiên cứu của ngành quan hệ công chúng chỉ ra rằng các phóng viên có nghề nghiệp và cần mẫn thì chỉ sử dụng thông cáo báo chí như những thông tin nền, rồi trên cơ sở đó phát triển thành các tin bài với nội dung sự việc cụ thể hơn phù hợp với khán giả của từng thể loại báo chí và từng địa phương.
Ngược lại với các yếu tố sáng tạo, tính khuôn mẫu của TCBC lại có ưu thế
trội hơn. Ở đây, khuôn mẫu không cứng nhắc mà biến đổi linh hoạt tùy vào bản chất của mỗi sự kiện, thông tin trong TCBC. Cụ thể, như chúng tôi đã chỉ ra ở
chương 2, văn bản TCBC phổ dụng thường có kết cấu gồm phần đầu đề, đoạn dẫn, thông tin hỗ trợ, thông tin nền, thông tin liên hệ. Đây là một khuôn hình mở với độ
linh hoạt cao. Văn bản TCBC phổ dụng thường được viết theo hình tháp ngược, là cấu trúc được ưa chuộng trong báo chí hiện đại.
Tính khuôn mẫu của TCBC khác với tính khuôn mẫu của phong cách hành chính công vụ. Trong phong cách hành chính công vụ, văn bản thường có tính khuôn mẫu đồng loạt và thậm chí có thể in sẵn các mẫu để khi sử dụng người ta chỉ
cần đưa vào các chi tiết bổ sung. Điều này không xảy ra với văn bản TCBC bởi lẽ
tính khuôn mẫu của TCBC chỉ thể hiện ở một số dấu hiệu hình thức nhất định nhằm mục đích chuyển tải thông tin hiệu quả nhất, khác với tính khuôn mẫu về mặt nội dung của văn bản hành chính công vụ.
Tuy nhiên, trong thực tế, chúng tôi cũng nhận thấy đối với một số tổ chức như Bộ Ngoại giao thì tính khuôn mẫu của TCBC được áp dụng chặt chẽ, cứng nhắc hơn. Điều này theo chúng tôi là do TCBC của Bộ Ngoại giao phát hành có
tính chất định kỳ và hoạt động này mang tính chất công vụ, chính trị rõ nét hơn TCBC của các tổ chức khác, thường chú trọng hơn vào yếu tố truyền thông.
3.3.2.5. Ngôn ngữ hình thức
Trong báo in, người ta thường nhắc đến khái niệm ngôn ngữ hình thức của ma-két (maquette) báo chí, thực chất là các yếu tố hình thức cấu thành ma-két như
khổ báo, măng-séc, chữ, khung nền, ảnh,… Các yếu tố này không áp dụng đối với văn bản TCBC. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nêu tóm tắt một số khuyến nghị về mặt ngôn ngữ hình thức của văn bản TCBC đã được chấp nhận trong các nghiên cứu của phương Tây. Các nguyên tắc này nhằm tạo sự tiện ích cao cho phóng viên khi biên tập các TCBC.
Theo tác giả Sullivan [69], TCBC nên được trình bày như sau: - TCBC in dãn dòng cách đôi;
- TCBC in trên giấy trắng, in tên và địa chỉ cơ quan ở đầu trang.
- TCBC có lề rộng xung quanh, ít nhất là 2,54cm (1 inch) giúp đọc dễ và để
người biên tập hoặc phóng viên ghi chú vào đó. - TCBC in trên giấy một mặt.
- Đầu TCBC có dòng chữ: “Để phát hành ngay” (For Immediate Release) hoặc “Không phát hành trước ngày ... ”.
- Cuối thông cáo, có ký hiệu ### hoặc từ “HẾT” đểđánh dấu kết thúc.
Thực tế, ở Việt Nam, ngôn ngữ hình thức của các văn bản TCBC rất đa dạng và các khuyến nghị nói trên chưa phổ dụng trong cách viết TCBC. Tuy nhiên, theo dự báo của chúng tôi, xu hướng chuyên nghiệp trong truyền thông đại chúng sẽ
khiến các tổ chức nhanh chóng hội nhập và áp dụng các nguyên tắc ngôn ngữ hình thức này trong soạn thảo văn bản TCBC.
3.4. Nhận xét
3.4.1. Sử dụng trích dẫn là đặc trưng ngôn ngữ của văn bản TCBC. Ba nhóm hành vi ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong TCBC là Nhận xét, Bày tỏ và
Thông báo. Ngoài ra, người soạn thảo TCBC cũng chú trọng các nhóm hành vi khác như Tư vấn, Kêu gọi,... trong trích dẫn. Điểm chung giữa các trích dẫn là nhằm phục vụ cho một lập luận của TCBC theo chiều hướng có lợi cho tổ chức phát ngôn. Trong TCBC, người viết thường sử dụng trích dẫn trực tiếp nhiều hơn trích dẫn gián tiếp, do ba nguyên nhân: tránh tình trạng “tam sao thất bản”, thể hiện mức độđáng tin cậy cao và tạo nguồn rõ ràng để các tòa soạn dẫn lại nguồn tin.
3.4.2. Sử dụng số liệu trong TCBC làm tăng tính hiệu quả cho TCBC. TCBC có xu hướng sử dụng số liệu làm tròn hơn số liệu không làm tròn. Những số liệu
được sử dụng hiệu quả là những số liệu mà ngoài chức năng phản ánh hiện thực, nó còn có tác động mạnh mẽ đến người đọc. Các số liệu chỉ có ý nghĩa thực sự và hữu ích khi nó được đặt trong sự so sánh.
3.4.3. Tìm hiểu sự chuyển hóa từ văn bản TCBC đến các văn bản báo chí khác, chúng tôi đi đến so sánh sự khác biệt giữa TCBC với các thể loại cùng phong cách. Điều đó thể hiện ở các đặc điểm: TCBC ưu tiên chức năng thông báo hơn chức năng thu hút người đọc. Trong TCBC, không có chủ thể văn bản và ngôn ngữ
tác giả. Tính biểu cảm của tác phẩm báo chí cao hơn và hình thức thể hiện đa dạng