Dự báo nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của VTV9 theo hướng số hóa công nghệ truyền hình 001 (Trang 60 - 64)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2 Dự báo nhân lực

Mặc dù chiến lƣợc số hóa truyền hình của chính phủ và VTV nói riêng là đến năm 2020 xóa bỏ hoàn toàn hình thức truyền hình tƣơng tự chuyển sang truyền hình số. Thế nhƣng, hiện tại từ năm 2011 đến nay, VTV chƣa thực hiện bất kỳ công tác dự báo nhân lực nào cho cả giai đoạn này mà chỉ có nhân lực từng năm nhƣ đã đề cập trong chƣơng 2. Nhƣ vậy, VTV hiện tại trong quá trình chuyển đổi hoàn toàn không bất kỳ kế hoạch chi tiết hay lộ trình phát triển nhân lực cho số hóa.

Để xây dựng chính sách phát triển nhân lực, trƣớc hết luận văn sẽ thực hiện bài toán dự báo nhân lực cho số hóa của trung tâm truyền hình Việt Nam tại TPHCM (VTV9) đến năm 2020. Giai đoạn này của VTV9 là tƣơng đồng với các giai đoạn từ 1995 – 2005 của Đài KBS – Hàn Quốc và 1992 – 2000 của NHK – Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của các Đài và kinh nghiệm. Nhân lực trong giai đoạn này sẽ phân thành 3 giai đoạn:

Sơ đồ 3.1: Các giai đoạn phát triển nhân lực trong việc chuyển đổi trong số hóa

Giai đoạn 1: khi mới bắt đầu xây dựng chƣơng trình số hóa, do nhân lực chƣa có nên nhu cầu tái đào tạo nhân lực hiện có theo hƣớng số hóa là bắt buộc, trong giai đoạn này, sẽ phân hóa nhân sự thành hai nhóm là một nhóm vẫn làm việc theo tƣơng tự và nhóm đƣợc tái đào tạo theo số hóa, đồng thời giai đoạn này cũng là giai đoạn tạo nguồn của quá trình số hóa. Khi này, truyền hình tồn tại cả hai hình thức số và tƣơng tự trong đó số hóa chỉ là giai đoạn thử nghiệm, sự biến động về nhu cầu nhân lực là không cao mà thay vào đó là kế hoạch sắp xếp và cơ cấu lại nhân lực hiện có. Và thời gian cho toàn bộ giai đoạn 1 thông thƣờng là từ 4-5 năm nhằm hoàn thiện và xây dựng nguồn nhân lực cho các giai đoạn sau.

Hiện tại, mặc dù VTV9 đã số hóa đƣợc trên 50%, thế nhƣng về mặt nhân lực, vẫn chƣa vƣợt qua đƣợc giai đoạn 1 do vẫn còn loay hoay đào tạo nhân sự cũ, trong khi công tác đào tạo nguồn là hoàn toàn chƣa có theo khảo sát thực tế. Chính vì thế để đảm bảo hoàn thành đƣợc kế hoạch 2020. Trƣớc hết từ nay đến 2015 phải tiến hành cơ cấu và đào tạo lại nhân lực hiện có. Trong thời gian này nhu cầu nhân lực dự báo sẽ tăng ít, mà chủ yếu là lấp vào những vị trí hay phục vụ công tác mở rộng sản xuất là chính. Nhƣ vậy, kế hoạch đến năm 2015 tăng thêm 41 thành viên của VTV9 là hợp lý nhƣng vấn đề cơ cấu thì phải đƣợc sắp xếp lại trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn triển khai số hóa trên diện rộng, trong đó có sự kết hợp cả hai hình thức là tƣơng tự và số hóa, đây có thể xem là giai đoạn chuyển tiếp sang số hóa. Khi này, hình thức số hóa đã chính thức đƣợc dùng để thay thế cho tƣơng tự. Vì thế, bên cạnh nhóm nhân lực đƣợc đào tạo trong giai đoạn 1, nhu cầu tuyển dụng mới hoàn toàn cho việc triển khai các chƣơng trình,

thiết bị trên nền công nghệ số là rất lớn. Thời điểm này có thể nói là thời điểm mà các Đài có số lƣợng nhân viên kỹ thuật đông đảo nhất khi một bên là nhóm nhân viên cũ theo công nghệ tƣơng tự nhƣng không thể đáp ứng đƣợc môi trƣờng số hóa, và một bên là lực lƣợng số hóa mới đƣợc tuyển vào. Theo kinh nghiệm từ hai Đài KBS và NHK thì giai đoạn này thông thƣờng kéo dài 2 năm. Nói cách khác KBS là từ 2000-2002 và NHK là 1997-1998. Trong biểu đồ 3.1 là tóm tắt tốc độ tăng nhu cầu nhân lực từng năm về cán bộ, viên chức KH&CN của hai Đài trong giai đoạn 2.

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng nhu cầu nhân lực từng năm về cán bộ, viên chức KH&CN của NHK và KBS trong giai đoạn 2

Ở đây, các số liệu đƣợc tính là nhu cầu nhân lực so với nhu cầu của năm trƣớc. Dựa trên biểu đồ trên có thể thấy nếu nhƣ trong năm cuối giai đoạn thử nghiệm hay giai đoạn 1 thì số lƣợng nhân lực tại hai Đài trên chỉ tăng nhẹ với 5% (NHK) và 8% (KBS). Tuy nhiên, khi bắt đầu vào giai đoạn triển khai đại trà thì nhu cầu nhân lực tăng rất mạnh, lên đến gần 50% hay nói cách khác trong thời gian này số cán bộ, viên chức đƣợc tuyển mới là gấp ba lần so với trƣớc đó. Sau đó là dù số lƣợng tuyển mới vẫn tăng lên nhƣng không mạnh nhƣ trƣớc.

Nhƣ vậy, nếu nhƣ dựa vào kinh nghiệm từ hai Đài trên, thì dự báo kết thúc năm 2015 VTV9 tăng thêm 41 thì số cán bộ, viên chức cần đến năm 2017 nhƣ trong bảng:

Bảng 3.1: Dự báo nhân lực cần cho Đài VTV9 đến 2017

Năm Nhu cầu tuyển mới Tỷ lệ so với tổng nhân lực

2015 41 23%

2016 65 27%

2017 115 32%

Dự đoán trên dựa trên kinh nghiệm của hai Đài KBS và NHK, vậy số nhân lực cần trong cả giai đoạn hai sẽ tƣơng ứng là 180 cán bộ, viên chức (bao gồm cả những cộng tác viên) hay nói cách khác, so với năm 2015 thì nhân sự đến 2017 là tăng gấp đôi. Tuy nhiên, con số dự báo trên theo luận văn vẫn còn rất thấp so với thực tế do hiện tại các hình thức thể hiện của sản phẩm chƣơng trình truyền hình ngày nay đã phong phú hơn rất nhiều so với giai đoạn hai Đài KBS và NHK thực hiện số hóa nhƣ: truyền hình Internet, truyền hình di động, IPTV, …

Giai đoạn 3: Toàn bộ quá trình chuyển đổi hoàn tất, khi này, phƣơng thức sản xuất truyền hình theo tƣơng tự không còn đƣợc tiếp tục. Hình thức số hóa sẽ phát triển theo xu hƣớng công nghệ của số hóa. Giai đoạn này nhu cầu nhân lực vẫn sẽ tăng so với trƣớc nhƣng không tăng mạnh và giảm chậm lại, dần đi vào ổn định. Xu hƣớng nhu cầu nhân lực thay đổi khi xuất hiện các xu hƣớng xem truyền hình mới. Cụ thể, theo kinh nghiệm của một số Đài đã trải qua số hóa, khi kết thúc quá trình số hóa hoàn toàn, so với khi kết thúc giai đoạn 2 thì tổng số lƣợng nhân lực sẽ tăng 50%. Thực tế số lƣợng tuyển dụng trong giai đoạn này có thể lớn hơn 50% do có sự đào thải hay thuyên chuyển vị trí của một lƣợng không nhỏ nhân lực của giai đoạn sản xuất chƣơng trình theo công nghệ truyền hình tƣơng tự. Nhƣ vậy, không nằm ngoài xu hƣớng này, trong giai đoạn 2018-2020 tức giai đoạn số hóa hoàn toàn và chấm dứt thời kỳ tƣơng tự, VTV9 sẽ phải tuyển dụng một mặt là tuyển dụng mới một mặt sắp xếp nhân sự dƣ dôi do kết thúc quá trình phát sóng truyền hình tƣơng tự. Và đề tài dự kiến ít nhất thời điểm đó VTV9 cần ít nhất 120-150 nhân lực mới mỗi năm tƣơng đƣơng với tăng thêm 100% nhân lực. Ở đây chúng tôi tính toán dựa trên bài học các Đài

KBS và NHK đồng thời xem xét đến việc xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức truyền hình và công nghệ số mới.

Tóm lại, bài toán dự báo nhân lực của VTV9 đƣợc thực hiện dựa trên bài học của hai Đài KBS và NHK trong đó có tính đến thêm một số yếu tố công nghệ và xu hƣớng mới của truyền hình số. Qua đó cho thấy, từ nay đến năm 2015 nhu cầu nhân lực mới sẽ không cao nhƣng bắt đầu chuyển sang giai đoạn từ 2016 đến 2020 thì lực lƣợng nhân lực cần có sẽ tăng gần gấp 2 lần số nhân lực đang có tại thời điểm 2015. Điều này cho thấy nhu cầu nhân lực cho số hóa là vô cùng to lớn, bên cạnh đó là bài toán tái đào tạo và cơ cấu nhân lực nhất là trong giai đoạn 1 và 2 của quá trình chuyển đổi này. Về chi tiết cơ cấu tuyển dụng bao gồm lĩnh vực, thành phần, hình thức tuyển dụng sẽ đƣợc đề cập trong phần phân tích chiến lƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của VTV9 theo hướng số hóa công nghệ truyền hình 001 (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)