8. Kết cấu của luận văn
1.2 Quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh quản lý và chất lượng giáo
1.2.1 Quan niêm về “đội ngũ cán bộ chủ chốt do cấp tỉnh quản lý”
- Quan niệm về “cán bộ”
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu, quan niệm này đă được trình bày, phân tích khá đầy đủ. Nhìn chung, theo nhiều nhà nghiên cứu, thuật ngữ “cán bộ” mới xuất hiện trong đời sống xă hội nước ta từ đầu thế kỷ XX. Theo tìm hiểu bước đầu của chúng tơi thì nó xuất hiện sau khi có sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta. Trong các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sử dụng từ “cán bộ” là khi Người viết bài “Nhật Bản” đăng trên báo La vie Ouvriére ngày 09-11-1923. Trong bài báo đó, có đoạn Người viết: Cần đào tạo cán bộ cho những hoạt động tích cực. Trong thư gửi đồng chí Pê-tơ-rốp, Tổng thư ký Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản (năm 1924), Người viết: Trường Đại học này là một nơi đào tạo những cán bộ tuyên truyền đầu tiên cho các nước phương Đông. Sau khi Đảng ta ra đời (03-02-1930) và lănh đạo cách mạng Việt Nam thì từ “cán bộ” được sử dụng rất nhiều trong các văn kiện của Đảng, cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Sau khi giành được chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, có lúc cán bộ được coi là tất cả những người thoát ly, làm việc trong bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể, nhà máy, xí nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang. Cách hiểu này xuất phát từ chỗ, các đối tượng này có điểm chung là những người được hưởng lương từ ngân sách. Khi kê khai lý lịch cán bộ, đối tượng này thường khai nghề nghiệp là cán bộ. Hàng ngày nhân dân
thường gọi những người đó là cán bộ để phân biệt với người dân bình thường. Sau khi nhà nước có hệ thống ngạch bậc lương cán bộ, công nhân viên, cũng có nhà nghiên cứu cho rằng, trong quan niệm hành chính, cán bộ được coi là những người có ngạch từ cán sự trở lên để phân biệt với nhân viên ở ngạch dưới cán sự . Thực chất ở đây, quan niệm này đã thể hiện cách hiểu phổ biến nhất rằng “cán bộ” là những người có trách nhiệm, quyền hạn trong lănh đạo, quản lý, điều hành trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Về cơ bản thì chúng tơi xin tán thành các quan niệm về “cán bộ” trong Đại từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1999, từ “cán bộ” được định nghĩa: 1. Người làm việc trong cơ quan nhà nước; 2. Người giữ chức vụ, phân biệt với những người không giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Trong từ điển tiếng việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2002, danh từ “cán bộ” được định nghĩa: 1. Người làm cơng tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước; 2. Người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường khơng có chức vụ.
Qua những tư liệu trên, chúng tôi cho rằng: Dù cách dùng, cách hiểu trong các trường hợp các lĩnh vực cụ thể có khác nhau, nhưng về cơ bản, có thể thấy những đặc trưng cơ bản của “cán bộ”: Thứ nhất, là bao hàm nghĩa chính của nó là bộ khung, là ṇịng cốt; Thứ hai, là có tác động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tổ chức, đơn vị đó; Thứ ba, là có liên quan đến hoạt động lănh đạo, quản lý, chỉ huy.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất, “cán bộ” là khái niệm chỉ những người có chức trách, vai trị nịng cốt trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lănh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức.
Cho đến bây giờ “cán bộ” vẫn là một danh xưng đẹp trong ý thức của nhân dân ta, xă hội ta, mặc dù nó có những biến đổi nhất định theo sự vận
động của thực tiễn. Tuy nhiên, trước sự phát triển nền kinh tế - xã hội và tiến trình đổi mới hệ thống chính trị của đất nước, khái niệm “cán bộ” đang có sự phát triển và có nhu cầu bổ sung nội hàm, phạm vi của nó.
-Quan niệm về "cán bộ chủ chốt".
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2002, “chủ chốt” là tính từ chỉ sự quan trọng nhất, có tác dụng làm nịng cốt. Như vậy, nói “chủ chốt” là nói đến quan hệ trong một tập hợp nhất định có nhiều phần tử, nhiều đối tượng và vị trí, tính chất của những phần tử, đối tượng trong tập hợp ấy.
Trong mỗi tổ chức, mỗi đơn vị có nhiều cán bộ, mỗi cán bộ có vị trí, trách nhiệm, quyền hạn khác nhau, theo phân cơng, phân cấp nhất định. Trong đó có những cán bộ giữ vai tṛị ṇịng cốt, quan trọng nhất. Đó chính là những cán bộ chủ chốt... Trong mỗi đơn vị, địa phương lại có thể có nhiều cấp, trong mỗi cấp lại có thể có nhiều đơn vị. Do đó, số lượng cán bộ trong mỗi địa phương, đơn vị nói chung là nhiều. Vì vậy, việc xác định tính chủ chốt, vị trí chủ chốt là có tính tương đối. Hay nói cách khác cán bộ chủ chốt là chủ chốt trong một phạm vi nhất định, một đội ngũ cán bộ nhất định nào đó.
Vậy, từ đây có thể hiểu cán bộ chủ chốt của một tổ chức, cơ quan, đơn vị là tập hợp những cán bộ quan trọng nhất, có vai trị nịng cốt trong tổ chức, cơ quan, đơn vị đó. Cán bộ chủ chốt bao gồm nhiều cán bộ chủ chốt nhưng không phải là phép cộng đơn giản các cá nhân đó mà nó được hình thành, tổ chức theo một yêu cầu, chuẩn mực nhất định, có số lượng, thành phần, cơ cấu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức, làm nhân lên sức mạnh của từng cá nhân tạo thành sức mạnh của tổ chức.
- Quan niệm về “ đội ngũ cán bộ chủ chốt do cấp tỉnh quản lý”
Trên thực tế của Việt Nam hiện nay thì cán bộ chủ chốt cấp tỉnh – thành là những cán bộ được đào tạo, đề cử, đề bạt sử dụng và đãi ngộ do cấp ủy Đảng, chính quyền và tồn thể nhân dân trong hệ thống chính trị trong
cấp tỉnh, huyện, quận... và do cấp tỉnh có quyền quản lý trực tiếp những cán bộ này thường được đưa vào khung đào tạo lý luận chính trị trung cấp, cao cấp lý luận chính trị theo quy định của Đảng và nhà nước ta.
Với vai trò là cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, người lãnh đạo, quản lý đứng đầu được xem như chỗ dựa tinh thần cho toàn thể cơ quan, đơn vị, là bộ mặt của cơ quan, đơn vị, đồng thời là niềm tin, niềm tự hào cho tập thể cán bộ, Đảng viên trong cơ quan, đơn vị. Người cán bộ lãnh đạo quản lý phải là hình mẫu để các thành viên trong cơ quan, đơn vị học tập, noi theo, tạo nên sức ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến các thành viên khác trong tập thể, là những người có chức vụ, có vai trị nịng cốt trong hệ thống chính trị của tỉnh , có tác động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống chính trị của tỉnh, góp phần quyết định vào sự nghiệp xây dựng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xă hội, quốc phương, an ninh, xây dựng Đảng... ở địa phương.
Trong công cuộc đổi mới đất nước cán bộ chủ chốt là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" Theo quan điểm của Đảng, trong khi phải xây dựng đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, cần đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược và cấp cơ sở.
- Vai trò và đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt do cấp tỉnh quản lý
Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, đội ngũ cán bộ của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức đều có vai trị rất to lớn trong sự nghiệp cách mạng xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, quê hương.
Lịch sử loài người qua các cuộc cách mạng xă hội, qua các giai đoạn phát triển hưng thịnh hay suy vong, đều đă xác nhận vai trò to lớn của đội ngũ những lãnh tụ, những nhà lãnh đạo, quản lý, chỉ huy... mà ngày nay chúng ta
thường gọi là đội ngũ cán bộ. Vai trị đó đă được C.Mác và Ph.Ăng-ghen khái quát và khẳng định: Con người “sử dụng lực lượng thực tiễn” đó chính là người “cán bộ”. Đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, Mác và Ăng-ghen cho rằng, cần phải có một đội ngũ vừa có lịng trung thành với tư tưởng của giai cấp, vừa có tri thức lý luận, vừa có năng lực tổ chức thực tiễn mới có thể làm nên thắng lợi cuộc cách mạng vơ sản vĩ đại và triệt để.
Theo Lê-nin, vai trò của đội ngũ cán bộ trước hết ở chỗ bảo đảm vạch
ra và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng, Người chỉ rõ: “Nghiên cứu con người, cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, đó là then chốt; nếu khơng thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [48, 359]
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá tŕnh hoạt động và lănh đạo cách mạng rất coi trọng công tác cán bộ, thấy rõ vai trò rất to lớn của đội ngũ các bộ chủ chốt, Người khẳng định: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc và nhấn mạnh: Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém. Đây là những chỉ dẫn, luận điểm rất cơ bản, có tính quy luật trong cơng tác cán bộ, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc định ra các chủ trương, chính sách, hình thành các cơ chế trong quá trình xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ.
Người chỉ rõ: Đảng muốn lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi phải có đường lối chính trị đúng đắn, để xây dựng được đường lối chính trị đúng và làm cho đường lối đó trở thành hiện thực trong cuộc sống thì nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ vững vàng, đủ sức giúp Đảng hoạch định đường lối và tổ chức thực hiện đường lối. Vai trò người cán bộ thể hiện rõ nét trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Ở vị trí đứng mũi chịu sào, gánh vác trọng trách và chịu trách nhiệm trong mọi công việc của cơ quan, đơn vị phụ trách, người cán bộ như là đầu tàu, là “dây chuyền” của cỗ máy mà thiếu nó mọi hoạt động của đồn tàu, của cỗ máy không diễn ra được. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, cái gốc đạo đức cách mạng của người cán bộ.
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, thấu suốt những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1938) viết: Vấn đề cán bộ quyết định hết thảy, nên hết thảy các Đảng bộ phải hết sức chú ý mở các ban huấn luyện cán bộ ... Năm 1939, Nghị quyết ban chấp hành Trung
ương lần thứ 6 của Đảng lại xác định: Sau khi đã có con đường chính trị đúng rồi thì sự lựa chọn cán bộ để thực hành là điều rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại. Quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng ta ngày càng hồn thiện và có hệ thống. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) khẳng định: Cán bộ có vai trị cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hăm tiến tŕnh đổi mới, cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là khâu then chốt. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) tiếp tục khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng". Những quan điểm này đã được Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khố IX) khẳng định là hồn tồn đúng đắn, và nhất là trong Hội Nghị Trung ương 4 khóa XI vừa qua vấn đề suy thối tư tưởng cán bộ Đảng viên đang hết sức quan trọng cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc trong thời gian tới"