Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục lý luận chính trị cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở hải dương (Trang 66 - 69)

8. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ

2.2.3 Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục lý luận chính trị cho

cho đội ngũ cán bộ chủ chốt do cấp tỉnh quản lý ở Hải Dương

Thứ nhất, cần vận dụng Nghị quyết Trung ương 8 ( khoá XI) về : Đổi

mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới phương thức, phương châm giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt của tỉnh sao cho thật sự phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo, thực sự tự giác và dân chủ của cả giảng viên lẫn học viên.

Nghị quyết Trung ương 8 của Đảng về Giáo dục và Đào tạo không chỉ giới hạn trong các trường phổ thông, Cao đẳng Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cịn có thể và cần phải quán triệt trong hệ thống các Học viện Chính trị, các Trường Chính trị của cả nước ta.

Quán triệt và vận dụng, cụ thể hoá Nghị quyết của Trung ương Đảng , ở đây cũng cần gắn với việc nhất quán và cụ thể hoá những nội dung cơ bản nhất trong quan niệm mới về chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục lý

luận chính trị. Trước hết là phải thể hiện việc đổi mới căn bản để khắc phục phương thức cũ với những biểủ hiện chung là tính áp đặt một chiều từ nội dung chương trình cho đến vai trò của giảng viên “dội từ trên xuống học viên” như một sự hiển nhiên, bắt buộc học viên phải tuân theo, kể cả về tư duy, về chân lý khoa học, ít trao đổi, hầu như không tranh luận...trong q trình học tập, giảng dạy lý luận chính trị.

Đây cũng chính là một trong những khâu đột phá và phức tạp nhất, dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau... khi triển khai Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) và vận dụng vào đổi mới giáo dục lý luận chính trị. Song, cho dù có nhiều khó khăn, phức tạp thì cũng nhất định phải thể hiện quyết tâm , bản lĩnh và trí tuệ để vượt qua một cách đúng đắn thì mới có thể giải quyết tiếp những vấn đề đặt ra tiếp theo.

Thứ hai, phải tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo,

quản lý và giảng viên Trường Chính trị và các Trung tâm giáo dục chính trị của tỉnh Hải Dương để họ có khả năng tham gia một cách chủ động vào quá trình biên soạn, đổi mới chương trình, giáo trình, bài giảng...lý luận chính trị theo yêu cầu của đổi mới phương thức, phương châm giáo dục lý luận chính trị. Nói: Nâng cao trình độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên... ở đây bao gồm cả trình độ nhân thức, khả năng tư duy lý luận khoa học độc lập khi tiếp thu những nhận thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng...theo tinh thần đổi mới có nguyên tắc khoa học và thực tiễn, cả việc thể hiện niềm tin, bản lĩnh, lập trường chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực mọi mặt của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục lý luận chính trị của tỉnh. Đó là vân dụng nguyên lý giáo dục cơ bản mà C. Mác đã để lại, còn giá trị bền vững: Người đi giáo dục trước hết cũng cần được giáo dục.

Thứ ba, phải khẩn trương triển khai, từng bước vững chắc nâng cao khả

năng đổi mới, vận dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy và học tập mới trong q trình giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt của tỉnh.

Khi thực thi việc này cần kết hợp giữa quá trình chọn lọc, kế thừa, phát triển có hiệu quả cao hơn các phương pháp truyền thống, nhất là về phương pháp diễn giảng của giảng viên lý luận chính trị, một phương pháp vẫn rất phổ biến và nhất thiết cần có trong trong những lĩnh vực khoa học có nhiều vấn đề lý thuyết rất trừu tượng, khái quát. Không thể xem nhẹ phương pháp diễn giảng, thậm chí hùng biện của các giảng viên, với nhiều phương pháp mới, hiện đại của thế giới. Sự kết hợp đó chủ yếu nhằm nâng cao tính dân chủ, cơng khai độc lập, tự chủ, khả năng tự nghiên cứu của học viên...và vai trò hướng dẫn, gợi mở, không áp đặt tư duy...của giảng viên đối với học viên...Chỉ như vậy thì những tri thức lý luận chính trị mà học viên có được sau khi tốt nghiệp mới là vốn tri thưc và phương pháp thật sự của mối người học viên, làm cơ sở cho họ có thể chủ động vận dụng vào thực tiễn sau khi ra trường. Đó là một trong những biểu hiện ở kết quả cuối cùng, đánh giá đúng đắn việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt của tỉnh.

Thứ tư, cần tiếp tục tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật đã có đồng thời từng bước tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật mới, ngày càng hiện đại, phù hợp và hiệu quả cho quá trình nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị.

Sắp tới, việc thực thi vấn đề tăng cường này, trước hết cần có sự thống nhất nhận thức trong lãnh đạo, quản lý các cấp liên quan trực tiếp đến công tác giáo dục lý luận chính trị. Một măt, vừa khắc phục những nhận thức cũ kỹ, sai lệch khi lâu nay cho rằng chỉ có ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học...mới cần trang bị các phương tiện khoa học kỹ thuật giảng dạy, học tập; cịn ở các Trường Chính trị, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ...thì khơng

cần, Cho nên thường giảng chay, diễn giảng một chiều của giảng viên, học viên chỉ thụ động nghe, ghi...Thực tiễn này đã làm cho nhiều năm, việc giáo dục lý luận chính trị trở nên khô khan, kém hấp dẫn, xa thực tiễn và do đó hiệu quả giảng dạy, học tập sẽ kém...Mặt khác, vừa khắc phục xu hướng “cấp tiến” chỉ mong muốn, chạy theo, bắt chước một cách hình thức bề ngồi việc mua sắm các phương tiện dạy và học hiện đại, quá tốn kém...tưởng như sẽ tự nó tạo ra sự mới mẻ và hấp dẫn về nội dung lý luận chính trị. Thậm chí đã có nhưng giảng viên lạm dụng việc này, xem nhẹ tự nghiên cứ, tích luỹ nội dung kiến thức ngày càng sâu rộng của mình, do đó cũng xem nhẹ thực chất phát huy khả năng tư duy độc lập, sâu sắc...của học viên...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở hải dương (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)