Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, quan tâm chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 77)

- Quyết định 18/2011/QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách

2.2.4. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, quan tâm chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc

quan tâm chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc

Công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp đồng bào tiếp thu khoa học kĩ thuật, cách làm ăn mới, cũng nhƣ gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội một cách hiệu quả hơn.

Về giáo dục: 100% các xã đặc biệt khó khăn có trƣờng tiểu học, nhà mẫu giáo và các lớp bán trú dân nuôi. Các bản ở xa trung tâm đều có lớp cắm bản, xố bỏ tồn bộ tình trạng 3 ca. 90 - 95 % trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng, 90% xã đặc biệt khó khăn có trƣờng trung học cơ sở kiên cố cấp 4 trở lên, các trƣờng đều đƣợc tăng cƣờng về cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện để đảm bảo chất lƣợng dạy và học. 100% các huyện đều có trƣờng trung học phổ thông. Ở một số huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa có các trƣờng Phổ thơng Dân tộc nội trú và trƣờng bán trú dân nuôi tại các cụm xã. 71% xã đặc biệt khó

khăn hồn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 80% xã đặc biệt khó khăn hồn thành phổ cập trung học cơ sở. Đến năm học 2008-2009, đã có 285 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn 49 tỉnh, thu hút trên 84.000 học sinh theo học. Hàng vạn con em đồng bào dân tộc thiểu số đến học ở các trƣờng này đƣợc Nhà nƣớc ni, dạy hồn tồn miễn phí, nhằm đào tạo cán bộ là ngƣời dân tộc cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Công tác cử tuyển con em đồng bào dân tộc đi đào tạo ở các trƣờng cao đẳng, đại học đƣợc các địa phƣơng rất quan tâm. Sau 15 năm thực hiện chế độ cử tuyển, các địa phƣơng đã phối hợp với các trƣờng tuyển đƣợc 20.590 học sinh là con em các dân tộc vào học tại các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến lớp đạt từ 85 – 90%. Đến năm 2000, các tỉnh miền núi, vùng dân tộc đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, thanh toán xong nạn mù chữ cho đối tƣợng dƣới 25 tuổi, cán bộ chủ chốt ở xã, bản. Hiện nay các tỉnh vẫn đang duy trì nhiều hình thức học sau xóa mù chữ ở các thơn bản để củng cố kết quả đã đạt đƣợc.

Nhiều tỉnh miền núi đã xóa đƣợc nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Về cơ bản, hầu hết các thơn bản đều có điểm luyện tập. 100% các xã có trƣờng tiểu học, nhiều trung tâm liên xã có trƣờng trung học cơ sở, 100% các huyện có trƣờng phổ thơng trung học. Số học sinh dân tộc đƣợc cử tuyển vào các trƣờng cao đẳng, dân tộc trong cả nƣớc ngày càng tăng lên.

Hệ thống trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú cũng ngày càng đƣợc phát triển. Chẳng hạn nhƣ từ năm 1997 – 1998 trên 39 tỉnh thì có 211 trƣờng PTDTNT với gần 50.000 học sinh; đến năm học 2007 – 2008 trên 49 tỉnh và thành phố đã có 280 trƣờng PTDTNT, bao gồm: 7 trƣờng Trung ƣơng, 47 trƣờng tỉnh, 226 trƣờng huyện và cụm xã với khoảng 86.000 học sinh. Phần lớn các tỉnh miền núi, vùng dân tộc đều có 1 trƣờng PTDTNT tỉnh và mỗi huyện có 1 trƣờng PTDTNT huyện. Trong đó, một số huyện có từ 2 trƣờng trở lên hoặc có trƣờng liên huyện, trƣờng cụm xã [34].

Bên cạnh đó, số lƣợng giáo viên dạy học tại các trƣờng dân tộc nội trú, trƣờng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng ngày càng tăng lên, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo tại vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều trƣờng đại học đã đƣợc xây dựng ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long. Các trƣờng dạy nghề, cao đẳng đƣợc củng cố và phát triển, 100% đƣợc xây dựng với các trang thiết bị cần thiết.

Những kết quả trên đây cho thấy Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến công tác nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Ngƣời dân từ chỗ đƣợc học hỏi, hiểu biết về các kiến thức, kỹ năng trong lao động sản xuất, trong khoa học kỹ thuật sẽ ứng dụng vào thực tiễn, qua đó giúp nâng cao năng suất, ổn định cuộc sống, tin tƣởng vào đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Dân trí đƣợc mở mang cũng giúp cho đồng bào các dân tộc hơn bao giờ hết ý thức đƣợc vai trò và sức mạnh của khối đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, họ có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc củng cố, xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc.

Trong công tác đẩy mạnh hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Ngôn ngữ đƣợc coi là sức sống của cả một dân tộc. Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, ngôn ngữ phổ thông trở thành tài sản chung của cộng đồng các dân tộc cịn ngơn ngữ mẹ đẻ là niềm tự hào, là đặc trƣng riêng của một dân tộc. Do vậy, ở nƣớc ta với 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, dân tộc nào cũng có tiếng nói riêng thì muốn giữ gìn đƣợc khối đồn kết dân tộc thì Đảng và Nhà nƣớc phải có một chính sách ngơn ngữ đúng đắn.

Trong một quốc gia đa dân tộc, vấn đề ngôn ngữ thƣờng phức tạp và có tính nhạy cảm cao. Việc bảo tồn và phát triển đồng thời các ngôn ngữ trong cùng một lãnh thổ quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Ở nƣớc ta, vấn đề tiếng nói của các dân tộc thiểu số đƣợc đề cập từ khá

sớm và đã trở thành chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Chính sách đó thừa nhận về mặt pháp lý quyền mỗi dân tộc có ngơn ngữ riêng, quyền bình đẳng và tự do phát triển ngơn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam. Tinh thần cơ bản này đƣợc thể hiện một cách cụ thể và hệ thống trong nhiều Văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Nghị quyết 22/NQ của Bộ Chính trị năm 1989 đã ghi: “… Chú ý giải quyết nhu cầu của một số dân tộc về học chữ dân tộc mình xen kẽ với học chữ phổ thơng”; Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ V (khóa VIII) chỉ rõ: “… Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số. Đi đôi với việc sử dụng ngơn ngữ, chữ viết phổ thơng, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình…”; Gần đây nhất, trong Nghị quyết 24 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về Cơng tác dân tộc, Đảng ta đã xác định: “đẩy mạnh việc dạy và học chữ dân tộc” là một trong những việc làm nhằm “nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc”… Nhìn lại một cách hệ thống các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề ngôn ngữ, ta thấy, trong khi nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc về ngôn ngữ và nguyên tắc tự nguyện trong việc sử dụng và phát triển ngôn ngữ dân tộc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định tính tất yếu cần có một ngơn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc do yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của từng dân tộc cũng nhƣ của cả cộng đồng quốc gia. Nhƣ vậy, Đảng ta một mặt thể hiện sự tôn trọng và tạo điều kiện cho ngôn ngữ các dân tộc đƣợc sử dụng và phát triển, mặt khác khuyến khích và giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau chóng nắm đƣợc ngơn ngữ phổ thông làm công cụ giao tiếp, công cụ tiếp thu văn hóa, khoa học hiện đại, đƣa các dân tộc tiến lên về mọi mặt.

Với chủ trƣơng và chính sách nhƣ trên, trong nhiều năm quan, việc dạy học tiếng dân tộc đƣợc thực hiện liên tục và duy trì thƣờng xun. Hiện nay có 7 thứ tiếng dân tộc đƣợc dạy trong trƣờng phổ thông nhƣ một mơn học, đó là các thứ tiếng: Mơng, Bana, Giarai, Êđê, Chăm, Hoa, Khmer. Năm học 2008-2009, cả nƣớc có 17 tỉnh dạy tiếng dân tộc trong 646 trƣờng phổ thông với 4.518 lớp,

105.638 học sinh [2, 70]. Theo thống kê của Viện ngơn ngữ học thì đến nay đã có gần 30 dân tộc thiểu số ở nƣớc ta có chữ viết [34].

Ngơn ngữ dân tộc đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy q trình tích hợp văn hóa và nhận diện một dân tộc. Việc dạy tiếng dân tộc trong nhà trƣờng đã đào tạo đƣợc một số lƣợng học sinh dân tộc biết tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội ở miền núi, vùng dân tộc, qua đó góp phần làm cho khối đồn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta trong thời gian qua đƣợc củng cố và phát huy.

Tóm lại, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên đã góp phần vơ cùng quan trọng trong việc tăng cƣờng khối đoàn kết giữa các dân tộc. Đồng bào đƣợc trang bị đầy đủ hơn các kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phịng để hiểu đúng về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, hiểu đƣợc tình hình trong nƣớc và trên thế giới, nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong xây dựng khối đồn kết đồng thời cảnh giác trƣớc âm mƣu phá hoại của kẻ thù, đƣợc học hỏi các kiến thức, kỹ năng trong lao động sản xuất để nâng cao mức sống… Nhờ đó, khối đồn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta ngày càng đƣợc củng cố và tăng cƣờng hơn nữa, đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới đặt ra.

Bên cạnh đó, chính sách chăm sóc sức khoẻ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Hiện nay, 100% các huyện đã có trung tâm y tế và bác sỹ, cán bộ y tế. Trên 80% trạm y tế xã đã đƣợc xây dựng kiên cố, gần 70% số trạm có đủ trang thiết bị; hệ thống khám, chữa bệnh từ tỉnh đến huyện đƣợc xây dựng mở rộng, cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của đồng bào các dân tộc. Hầu hết các xã đặc biệt khó khăn đã có trạm y tế và y sỹ. Đa số thôn bản đã có cán bộ y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho đồng bào. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng đã giảm xuống dƣới 25%, đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc sử dụng muối iốt phòng chống bệnh bƣớu cổ. Dịch sốt rét ở vùng dân tộc thiểu số đã đƣợc ngăn chặn.

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm và Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, miễn phí một số dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là chƣơng trình quân dân y kết hợp của Bộ Quốc phòng đƣợc thực hiện với các hoạt động nhằm hƣớng tới việc phòng, chống bƣớu cổ, sốt rét, tiêm chủng mở rộng, xoá xã "trắng" về y tế, bảo đảm kịp thời việc khám chữa bệnh cho đồng bào. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho đồng bào đã có nhiều cố gắng và đƣợc cải thiện rõ rệt. Hệ thống y tế cơ sở đƣợc xây dựng đến tận tuyến xã (96% số xã có trạm y tế), một số nơi đã có mạng lƣới y tế thơn, bản. Xét ở mặt bằng chung các chỉ số về y tế, dinh dƣỡng năm sau đều cao hơn năm trƣớc. Tại các vùng trọng điểm về sốt rét, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm đáng kể. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc-xin cho trẻ em đạt trên 90%. Về cơ bản, chúng ta đã xoá vùng "trắng" về y tế cơ sở, kiểm soát đƣợc 90% các loại dịch bệnh nguy hiểm nhƣ bệnh phong, sốt rét, bƣớu cổ... Thành tựu đó là sự kết tinh cơng sức, trí tuệ và sức lao động bền bỉ của các cấp, các ngành, các địa phƣơng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc ta trong những năm gần đây. Kết quả cụ thể và thiết thực ấy đã củng cố và tăng thêm niềm tin yêu của đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa đối với Đảng và Nhà nƣớc ta.

Tuy nhiên, chủ trƣơng đẩy mạnh hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, quan tâm chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc vẫn cịn những hạn chế nhất định. Cơng tác giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nghề chƣa đƣợc quan tâm thích đáng, chƣa có sự đa dạng về hình thức, mơ hình. Tuy bƣớc đầu đã có những cải thiện so với trƣớc đây, song cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp xa so với mức chung của cả nƣớc, đặc biệt là cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng, tỷ lệ mắc các bệnh tuyền nhiễm, bệnh do môi trƣờng sống khơng đảm bảo vệ sinh cịn cao. Việc khám chữa bệnh cho đồng bào (bao gồm cả cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đội ngũ y, bác sỹ) còn nhiều hạn chế.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục của đất nƣớc, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc thiểu số những năm sau đổi mới đến nay, có thể thấy tính hiệu quả trong chính sách đồn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc. Những thành tựu đạt đƣợc đã phần nào biểu hiện sự đúng đắn về chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với đồng bào dân tộc miền núi, góp phần củng cố khối đồn kết giữa các dân tộc nói riêng và khối ĐĐKTDT nói chung.

Mặc dù vấn đề dân tộc vẫn đang tiểm ẩn những vấn đề phức tạp, các thế lực thù địch vẫn khơng ngừng tìm cách lợi dụng, kích động, chia rẽ khối đồn kết dân tộc... nhƣng nhìn chung, việc thực hiện chính sách đồn kết dân tộc đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc đã đƣợc giải quyết hợp lí, khắc phục đƣợc ở mức độ nào đó những khó khăn trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)