Tổng kết chương

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CẤP TOÀN CẦU MUA SẮM VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG CẤP (Trang 27 - 28)

• Các chuỗi cung cấp có thể được xem như hậu cần đến và hậu cần đi; trọng tâm của chương này là vào hệ thống gửi đến. Quản lý chuỗi cung cấp hiệu quả đòi hỏi phải phối hợp cẩn thận hệ thống cung ứng đầu vào và hệ thống phân phối đầu ra.

• Hệ thống cung cấp đầu vào có thể khác nhau về phạm vi, tầm quan trọng, chi phí, và phức tạp, tùy thuộc vào vị trí mà công ty nằm trong chuỗi cung cấp, tính chất của sản phẩm, và tình hình thị trường sản phẩm.

phần liên kết quan trọng trong chuỗi cung cấp

• Quá trình mua sắm có thể được chia nhỏ thành một tập hợp các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, xác định và đánh giá yêu cầu người sử dụng, quyết định liệu tự sản xuất hoặc mua, xác định các hình thức mua, thực hiện phân tích thị trường, xác định các nhà cung cấp tiềm năng, lên danh sách các nhà cung cấp khả thi, đánh giá các nhà cung cấp này, chọn một nhà cung cấp, tiếp nhận phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ, và đánh giá việc thực hiện cung ứng hàng hóa dịch vụ của các nhà cung cấp

• Không phải tất cả các mặt hàng được mua là có tầm quan trọng như nhau. Sử dụng các tiêu chí rủi ro và giá trị, các thước đo kỹ thuật phân loại các mặt hàng vào bốn loại quan trọng: Mặt hàng dùng chung, hàng hóa, mặt hàng đặc biệt, mặt hàng cốt lõi. Mặt hằng dùng chung có độ rủi ro thấp, giá trị thấp, hàng hóa có rủi ro thấp, giá trị cao; mặt hàng đặc biệt có rủi ro cao, giá trị thấp và mặt hằng then chốt thì rủi ro cao và giá trị cao.

• Các hoạt động của quá trình mua sắm có thể được quản lý hiệu quả hơn nhờ một quy trình bốn bước: (1) xác định hình thức mua sắm (2) xác định mức độ đầu tư cần thiết; (3) thực hiện quá trình mua sắm (4) đánh giá hiệu quả của quá trình mua sắm.

• Trong lựa chọn các nhà cung cấp, một số tiêu chí nên được sử dụng, bao gồm chất lượng, độ tin cậy, năng lực, khả năng tài chính, và các yếu tố khác, chẳng hạn như vị trí. Có bốn yếu tố cơ bản của giá cả: thị trường hàng hóa, bảng giá, báo giá, và giá cả thương lượng. Giá mua là một vấn đề rất quan trọng, nhưng nó là phức tạp hơn nhiều so với giá đơn vị cơ sở, vì nó đòi hỏi phải phân tích thêm giá trị gia tăng dọc theo chuỗi cung ứng để cung cấp tổng giá trị cao nhất cho khách hàng cuối cùng.

• Ngoài chi phí mua sắm, quản lý nguyên vật liệu bao gồm lập bảo quản, lập và kiểm soát sản xuất, vận chuyển, tiếp nhận, kiểm soát chất lượng, và bảo hiểm và xử lý phế liệu.

• Mua sắm điện tử đã được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh nhờ Internet. Những lợi thế bao gồm chi phí điều hành thấp hơn, hiệu quả cải thiện, và giá cả giảm, với bất lợi chính là an ninh. Có bốn loại cơ bản của mô hình mua sắm điện tử: bên bán, thị trường điện tử, bên mua, và hệ thống cộng đồng kinh doanh trực tuyến.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CẤP TOÀN CẦU MUA SẮM VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG CẤP (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w