Yêu cầu chung đối với Bản tin thời sự truyền hình địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản tin thời sự truyền hình địa phương (khảo sát trên đài phát thanh truyền hình nghệ an, hà tĩnh, quảng bình từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 27 - 45)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Yêu cầu chung đối với Bản tin thời sự truyền hình địa phương

Chương trình thời sự đang đóng vai trò hết sức quan trọng ở các đài Truyền hình địa phương. Ở đó, thể hiện rõ nét nhất những chức năng nhiệm vụ của đài truyền hình địa phương. Đây cũng là chương trình mang đặc trưng rõ nét nhất tính chính trị của hoạt động báo chí, và còn là lãnh địa thể hiện hiệu quả nhất chức năng giám sát, phản biện xã hội, chức năng thông tin. Chương trình thời sự luôn có hàm lượng chính luận cao nhất trong tất cả các chương trình truyền hình. Đây là chương trình có đối tượng công chúng đa dạng và phức tạp, nhiều thành phần và lứa tuổi. Trong đó, có nhiều đối tượng có thể nói là thuộc nhóm công chúng khá khó tính với trình độ dân trí cao. Những áp lực này, tạo ra những yêu cầu gắt gao đối với chương trình Thời sự. Nhất là đối với chương trình thời sự của các đài địa phương, ngoài việc đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kể trên, còn có những yêu cầu riêng nhằm mục đích phù hợp với điều kiện văn hóa, dân trí, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương.

Với sự ngắn gọn về thời lượng, yêu cầu cao về tính thời sự đồng thời phản ánh trực diện vấn đề, Chương trình Thời sự thể hiện rõ những yêu cầu về phương tiện và thủ pháp biểu đạt ở nội dung, hình thức, phương thức sản xuất.

1.3.1. Yêu cầu về nội dung

- Tính thời sự: như tên gọi của chương trình, đây là yêu cầu cao nhất đối với

chương trình Thời sự truyền hình địa phương. Đã qua cái thời, trước một thông tin, phát thanh đưa tin, truyền hình minh họa và báo in phân tích. Sự xuất hiện của phương tiện truyền thông mới là internet, đưa các loại hình báo chí vào một bối cảnh cạnh tranh mới về thông tin. Thông tin được cập nhật từng phút trên báo internet, thì truyền hình cũng không thể an phận với những bản tin Thời sự chính thức vào buổi tối. Với đặc thù sản xuất chương trình khá cồng kềnh, không thể đưa tin ngay lập tức, thì ít nhất cũng phải tính bằng giờ. Công chúng tìm đến chương trình Thời sự trước hết là để tìm kiếm thông tin, mới nhất, nóng nhất. Nhà báo Trần Bình Minh- Tổng giám đốc đài Truyền hình Việt Nam nhận xét về tính Thời sự của chương trình Thời sự: “Một phóng sự về vấn đề lũ dù còn thô, còn mộc, dù phim quay mờ, lời bình chưa trau chuốt nhưng sẽ cực kỳ có giá trị nếu nó được phát đúng vào lúc trận lũ còn đang hoành hành. Còn để một tháng sau, thì dẫu có làm hay hơn, kỳ công hơn, đầu tư nhiều hơn – thì nó vẫn không đạt hiệu quả”

Tác giả PhạmThành Hưng trong cuốn Thuật ngữ báo chí truyền thông nhấn

mạnh: “ tin của báo chí không cần phải có lửa cháy, máu trào, mà trước hết phải là chuyện mới. Yêu cầu của tin tức không phải là những chuyện sống động, giàu hình tượng, mà trước hết phải là câu chuyện của hôm nay…Nếu ai đọc cả tuần những tờ báo cũ thì chả khác gì anh ta đang lạc trong thế giới biên niên cổ xưa, đó không phải là xem báo mà đang xem biên niên cổ”. [26, tr. 206]

Vì lẽ đó, hiện nay các đài truyền hình địa phương đã sản xuất nhiều bản tin Thời sự trong ngày. Truyền hình Hà Tĩnh là 5 bản tin, phân bố đều trong một ngày.

Như chào ngày mới phát sóng vào 5h30p sáng; bản tin 9h45, bản tin trưa 11h45; bản tin chiều 16h45 và chương trình Thời sự chính thức vào buổi tối 19h45. Nghệ

An là 6 bản tin Thời sự trong ngày; Quảng Bình cũng có 4 bản tin Thời sự

- Tính chính xác: Đây là yêu cầu chung của báo chí, song với Thời sự truyền

hình, đây là yêu cầu mang tính bắt buộc. Nói như tác giả Bùi Chí Trung: “Không gì có thể nhìn thấy thế giới này chân xác bằng truyền hình” [29, tr. 5]. Đối với chương trình

Thời sự có nhiệm vụ cung cấp thông tin sự kiện, vấn đề đang diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội, do đó tính chính xác của sự kiện phải đặt lên hàng đầu. Tính chính xác phải đảm bảo trong từng hình ảnh, từng câu chữ, từng chi tiết, từng bối cảnh. Một thông tin sơ suất cho dù một chi tiết nhỏ hay một con số sai lệch cũng có khả năng làm thay đổi bản chất sự kiện. Vậy nên, tính chính xác trong Bản tin Thời sự phải đảm bảo đến mức, người ta hạn chế thấp nhất kỹ xảo hình ảnh, như tác giả Neil Eveton (Quỹ Reuter) quan niệm: “ không nên lạm dụng kỹ xảo dựng hình ( đặc biệt kỹ xảo chồng mờ) bởi như vậy là bóp méo sự kiện, làm mất tính trung thực của sự kiện”.

- Tính định hướng: Một yêu cầu bắt buộc của báo chí, bởi báo chí có khả năng

định hướng dư luận. Chương trình Thời sự của đài địa phương cũng vậy. Đặc biệt, khi chức năng nhiệm vụ của đài truyền hình địa phương vẫn đang nặng về tuyên truyền. Trước một thông tin, chẳng hạn như báo chí đưa tin về vụ xây dựng cầu dân sinh ở Vũ Quang, Hà Tĩnh chỉ dành cho 2 hộ dân. Dư luận phân tâm, và thậm chí đã bắt đầu phán xét. Đài truyền hình Hà Tĩnh đã thực hiện phóng sự để làm rõ vấn đề này. Điều này giúp dư luận có thông tin đầy đủ hơn và hiểu rõ hơn về vấn đề.

- Thông tin phải ngắn, gọn, súc tích, dễ hiểu: Trong cuốn Một ngày thời sự truyền hình, tác giả Lê Hồng Quang viết: “ Người xem truyền hình chỉ có thể tiếp

nhận thông tin trong lúc thông tin được phát ra. Người nghe phải hiểu được ngay các câu chữ và hình ảnh, vì không thể nghe lại hay xem lại lần thứ hai, trừ họ chủ động ghi lại. tuy nhiên theo thói quen, công chúng sẽ không ghi lại chương trình Thời sự, họ chỉ ghi lại phim truyện hoặc âm nhạc. Mặt khác, nội dung này được tiếp nhận theo trình tự cố định, người nghe khám phá dần sự kiện theo thứ tự phóng viên sắp xếp. Họ không thể làm như khi đọc báo, xem hết trang ba rồi lại giở lại trang hai. Người nghe không thể thay đổi thứ tự thông tin, lựa chọn duy nhất của họ là chuyển kênh khác, do đó điều quan trọng nhất là nội dung phóng sự phải được người nghe hiểu ngay lập tức. Từng âm thanh, hình ảnh đều phải mang một nội dung rõ ràng [22, tr. 11]

Trong một giới hạn thời lượng thường chỉ 20 đến 25 phút, dài nhất là 30 phút của chương trình Thời sự của đài địa phương, thông tin phải được đưa đến công

chúng một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhất, để công chúng dễ tiếp nhận nhất. Tất nhiên cũng cần phải thấy rằng: “ngắn” không có nghĩa là “trói voi bỏ rọ”, không có nghĩa là sự rút ngắn một cách cơ học. Chẳng hạn như khi thực hiện một phóng sự truyền hình, không cứ phải vì phải ngắn gọn mà cắt bớt đi để đảm bảo thời lượng. Theo nhà báo Hà Nam- nguyên phó ban Chuyên đề đài truyền hình Việt Nam thì phóng sự ngắn không phải là một phóng sự được cắt bớt chi tiết, phỏng vấn, lời bình để thời lượng rút xuống dưới 5 phút. Nếu nhận thức như vậy là sai lầm và thể hiện sự tuỳ tiện dễ dãi trong cách làm nghề. “Ngắn” ở đây chính là “ngắn sáng tạo”, “ngắn có chủ ý”. Sáng tạo trong một thời lượng bị giới hạn dẫn tới những yêu cầu khắt khe trong cách lựa chọn đề tài, sử dụng lời bình, trích phỏng vấn, để tiếng động hiện trường… Nghĩa là yêu cầu của một tác phẩm trong chương trình Thời sự có thời lượng ngắn đặt ra những yêu cầu về thủ pháp sáng tạo. Vì vậy, những người làm thời sự vẫn thường nói với nhau: viết ngắn khó hơn viết dài.

Ngoài các yêu cầu chung đã nêu ở trên, do mỗi địa phương có một đặc điểm riêng và có điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống khác nhau nên chương trình thời sự có những yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn cũng là địa phương, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Nam Định sẽ có những đặc điểm khác biệt so với Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và như vậy chương trình thời sự của mỗi đài địa phương cũng sẽ phải có những yêu cầu khác nhau về mặt nội dung chương trình.

1.3.2. Yêu cầu về hình thức thể hiện

- Yêu cầu về thể loại

Theo tác giả Đinh Văn Hường trong cuốn Các thể loại báo chí thông tấn: “

Việc sử dụng đúng thể loại báo chí có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và sự thành công của tác phẩm, vì không chỉ đơn thuần là xác định hình thức thể hiện mà trước hết là nghiên cứu đối tượng, phân tích nội dung, phạm vi phản ánh và mục đích nhất định của tác phẩm. Vì vậy, thông hiểu và sử dụng tốt các thể loại báo chí sẽ giúp người làm báo lựa chọn nhanh chóng hình thức trình bày, giúp công chúng tiếp nhận tác phẩm phong phú, đa dạng và tòa soạn dễ dàng nhận diện được thể loại để

tổ chức trang báo, chương trình phát thanh, truyền hình, các website một cách khoa học, phù hợp với quan điểm và định hướng tuyên truyền của chế độ, giai cấp [13,tr. 9]

Thực tế trong sáng tạo tác phẩm truyền hình nói chung, chương trình Thời sự luôn là mảnh đất nở rộ của nhiều thể loại báo chí. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là tin, phóng sự ngắn, thường thuật, ghi nhanh, phỏng vấn.

Mỗi thể loại có một thế mạnh riêng, có một cách thức thể hiện riêng. Trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là tin. Theo khảo sát tại đài PT-TH Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình thì số lượng tin chiếm trung bình khoảng 60% đến 70 thời lượng của một bản tin thời sự. Phóng sự chiếm 25% và các thể loại còn lại chiếm 15%.

- Yêu cầu về hình ảnh

Hình ảnh là ký hiệu thông tin đặc trưng của truyền hình, là dấu hiệu phân biệt truyền hình với các loại hình báo chí khác. Hình ảnh trên truyền hình có thể là hình ảnh chuyển động thực tế, có thể là hình ảnh tư liệu, trong trường hợp cần thiết cũng có thể được ghi lại qua ảnh, qua tranh vẽ, qua các sản phẩm đồ hoạ. Hình ảnh là phương tiện tốt nhất để giải thích hiện tượng bởi nó là yếu tố khách quan hàm chứa bên trong sự sống động của cuộc sống hiện thực.

Đặc thù của truyền hình là khả năng chuyển tải thông tin dưới hình thức những hình ảnh chuyển động, có kèm theo âm thanh. Do vậy sáng tạo tác phẩm truyền hình nói chung và sáng tạo trong chương trình Thời sự nói riêng là hoạt động sáng tạo bằng hình ảnh và âm thanh. Jean Colin, tổng biên tập Đài Truyền hình France3 Nord- Pas- de- Calais- Picardie phàn nàn rằng: “ khi mới có truyền hình, không cần nghe người xem vẫn hiểu được phóng viên muốn nói gì. Bây giờ thì ngược lại: có khi tôi chỉ nghe mà không xem hình, và sửng sốt nhận thấy văn phong truyền hình chẳng khác là bao so với văn phong trên radio, thậm chí chẳng khác là bao so với văn phong báo viết! Vậy thế mạnh của chúng ta so với loại hình thông tấn khác là gì? Đối với truyền hình, hình ảnh phải là công cụ chủ yếu để cung cấp thông tin, bài viết kèm theo chỉ có tác dụng bổ sung những hình ảnh không tải được”.

Trong khuôn khổ thời lượng hạn chế cộng với yêu cầu tối đa hoá lượng thông tin, đòi hỏi hình ảnh trong chương trình Thời sự phải là những hình ảnh mạnh, hình ảnh chứa đựng thông tin với tiết tấu nhanh và logic. Theo kinh nghiệm của các phóng viên Thời sự: muốn có hình ảnh nhanh mạnh thì không nên lạm dụng động tác máy đồng thời chú ý sử dụng nhiều cảnh đặc tả, cảnh cận, cảnh trung, hạn chế cảnh toàn. Hình ảnh phải có ý đồ rõ ràng, biểu đạt rõ nhất nội dung tin tức đang đề cập đến. Nhiều biên tập viên làm Thời sự cho rằng, hình ảnh trong Thời sự không nên sử dụng những cảnh zoom lia kéo dài hàng chục giây ( ngoại trừ những cú zoom lia kéo dài có ý đồ). Điều quan trọng nhất trong chương trình Thời sự, là phóng viên phải lựa chọn được những hình ảnh then chốt. Đôi khi, chỉ cần một hoặc hai hình ảnh then chốt cũng đủ để lột tả hết bản chất sự kiện. Theo các tác giả

Brigitte Besse, Didier Desormeaux: “đối với tin tức thời sự, một hoặc hai cảnh then

chốt cũng đủ để tổ chức toàn bộ, nhưng phải đặc biệt chú ý chọn cảnh mở đầu và cảnh kết thúc”[39, tr. 107]

Hình ảnh trong chương trình Thời sự phải đáp ứng một cách cơ bản nhất về nguyên tắc, đó là về khuôn hình, cỡ cảnh, góc quay… Mỗi thể loại yêu cầu việc tổ chức hình ảnh khác nhau. Chẳng hạn như tin Lễ tân thì hình ảnh cần phải chuẩn mực, trang trọng. Tin lao động sản xuất thì hình ảnh phải lột tả được không khí. Phóng sự thì hình ảnh cần gai góc, sắc sảo. Tuy nhiên do yêu cầu về tính thời sự và giá trị thông tin nên trong thực tế nhiều khi cảnh quay của chương trình Thời sự không đòi hỏi khắt khe về độ chuẩn. Chẳng hạn có thể là một khoảnh khắc may mắn chộp được, được quay bằng điện thoại hay camera cá nhân... Người xem truyền hình đã từng biết đến hình ảnh trong vụ khủng bố 11/9 năm 2001 ở Mỹ, vụ đánh bom ở tàu điện ngầm London ở Anh năm 2005, các vụ thiên tai ở Đông Nam Á năm 2006…Tất cả những hình ảnh này đều được quay bằng camera cá nhân và bởi những tay máy nghiệp dư, thế nhưng đấy là những cảnh quay vô giá về nội dung thông tin.

- Yêu cầu về âm thanh

Âm thanh cùng với hình ảnh là hai yếu tố cơ bản nhất của một tác phẩm truyền hình. Âm thanh trong tác phẩm truyền hình bao gồm lời bình, tiếng động và âm nhạc.

+ Lời bình: là ngôn ngữ của phóng viên trong mỗi tác phẩm. Lời bình trong

chương trình Thời sự truyền hình phải là công cụ chắp cánh cho hình ảnh, làm cho hình ảnh nói được những điều không thể nói. Peter Eng và Jeff Hodson nhận định “các phóng viên truyền hình giỏi không mô tả quang cảnh họ thu hình được, họ giúp khán giả hiểu được những hình ảnh đó” [46, tr.194]. Một lời bình tốt không bao giờ là một văn bản độc lập tách rời với hình ảnh và âm thanh. Lời bình trong Thời sự truyền hình thường là lời bình mang tính trực diện, đơn giản ngắn gọn và dễ hiểu. Nói cách khác lời bình trong Thời sự truyền hình mang đậm màu sắc của ngôn ngữ thông tấn và đại chúng. Sở dĩ như vậy là bởi chương trình Thời sự là nơi cung cấp thông tin thời sự cho mọi đối tượng công chúng. Từ những đối tượng công chúng có năng lực tiếp nhận đặc biệt đến những người có năng lực tiếp nhận bình thường nhất vẫn có thể hiểu ngay vấn đề. Người xem không đủ thời gian để vừa tiếp nhận thông tin, vừa “nhấm nháp thưởng thức” hay cắt nghĩa cái hay cái đẹp của ngôn từ.

Lời khuyên của các nhà báo kỳ cựu đối với lời bình trong Thời sự truyền hình là ngắn nhất có thể, tối đa hóa thông tin đến mức có thể, bởi thừa ra một từ vô ích không chứa đựng thông tin thì đã là một sự khó chịu đối với người nghe. Neil

Eveton trong Tin – phóng sự truyền hình cho rằng một câu trong lời bình không nên

quá 20 từ. Cách viết ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, thậm chí viết bằng ngôn ngữ đời thường chính là cách tốt nhất để làm bạn với công chúng, kéo họ ngồi trước màn hình chia sẻ thông tin từ tác phẩm.

Không phải là nguyên tắc bất di bất dịch, nhưng lời bình trong Chương trình Thời sự truyền hình cần dùng các động từ thay vì tính từ, thì hiện tại thay vì quá khứ, và thể chủ động thay vì bị động. Nhất là trong bối cảnh thông tin như hiện nay,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản tin thời sự truyền hình địa phương (khảo sát trên đài phát thanh truyền hình nghệ an, hà tĩnh, quảng bình từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 27 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)