GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI BẢN TIN THỜI SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản tin thời sự truyền hình địa phương (khảo sát trên đài phát thanh truyền hình nghệ an, hà tĩnh, quảng bình từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 101)

TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

3.1. Đổi mới Thời sự truyền hình địa phương là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh

truyền thông hiện đại.

3.1.1. Yêu cầu về mặt lý luận

Kiến thức về mặt lý luận luôn đóng vai trò nền tảng cho mọi hoạt động sáng tạo. Lý luận không chỉ trang bị thế giới quan mà còn cung cấp phương pháp luận khoa học để mỗi người có thể vận dụng sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Do vậy, điều đặc biệt quan trọng là lý luận phải một mặt khái quát thực tiễn nhưng mặt khác lại hướng dẫn thực tiễn.

Hiện nay, lý luận về truyền hình nói chung và Thời sự truyền hình nói riêng ở nước ta còn rất nhiều hạn chế. Các công trình nghiên cứu về Thời sự truyền hình, cũng như Thời sự truyền hình địa phương không nhiều. Mặc dù, đã hình thành một quy chuẩn dành cho chương trình Thời sự, nhưng chủ yếu là do học hỏi. Người làm Thời sự truyền hình ở địa phương chủ yếu còn tự mày mò, học hỏi qua đồng nghiệp và qua cách làm của các đài truyền hình trong nước cũng như nước ngoài. Hệ quả tất yếu là chất lượng chương trình Thời sự truyền hình địa phương là sự rập khuôn nhiều khi đến máy móc đài truyền hình Việt Nam. Khả năng sáng tạo trong Thời sự truyền hình địa phương không cao, những thế mạnh đặc thù không được phát huy triệt để.

Thực tế này đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu để ngày càng cho ra đời nhiều công trình lý luận nghiên cứu một cách đầy đủ hơn về Thời sự truyền hình cũng như Thời sự truyền hình địa phương. Tất cả không ngoài mục đích hình thành quan niệm đúng đắn về Thời sự truyền hình. Chỉ có thể trang bị một nền tảng lý luận vững chắc, người làm Thời sự truyền hình mới có được những căn cứ khoa học trong quá trình tác nghiệp. Các nhà quản lý, người biên tập tổ chức sản xuất chương trình sẽ có thêm cơ sở trong việc thẩm định chất lượng nội dung, chất lượng, hình thức của các chương trình Thời sự truyền hình. Và cũng phải xuất phát

nghiệp phụ thuộc vào kinh nghiệm, vừa làm vừa mò mẫm về mặt phương pháp, như thực tế đang hiện hữu ở các đài truyền hình địa phương hiện nay.

Bên cạnh đó các đài truyền hình địa phương, cũng như các nhà nghiên cứu, cần phải thường xuyên cập nhật thông tin khoa học, thông tin về nghiệp vụ cũng như các quan điểm, trường phái làm truyền hình trên thế giới. Mặc dù tồn tại nhiều quan điểm, song xu hướng chung của Truyền hình là đổi mới theo hướng thực tế hơn, trung thực hơn và sinh động hơn. Hoạt động sáng tạo của người làm Thời sự truyền hình không thể tách rời xu thế. Việc cập nhật và tiếp thu các quan điểm làm Thời sự truyền hình hiện đại là hết sức cần thiết. Hiện nay, Thời sự truyền hình Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cách làm của các đài truyền hình nổi tiếng trên thế giới như CNN (Mỹ), BBC, Reuters (Anh)... Còn Thời sự truyền hình địa phương thì bị chi phối mạnh mẽ từ cách làm của Thời sự truyền hình Việt Nam.

Thời sự truyền hình mặc dù mang đậm đặc tính chính luận, khuôn khổ và chuẩn mực, nhưng lại là “mảnh đất màu mỡ” cho sự sáng tạo. Nhưng để có được khả năng sáng tạo thì lại luôn cần đến kiến thức lý luận, đó là nền tảng để hình thành kỹ năng, phương pháp và quan điểm. Đặc biệt, lý luận, cũng giúp ích cho người làm Thời sự truyền hình phản ứng nhanh trước mọi điều kiện tác nghiệp. Do vậy, một nền tảng lý luận vững chắc luôn là thứ vũ khí đặc biệt quan trọng đối với những người làm Thời sự truyền hình địa phương hiện nay.

3.1.2. Yêu cầu từ thực tiễn:

Khảo sát của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn đã cho thấy những yêu cầu đổi mới từ thực tiễn đã trở nên bức bách....(số liệu khảo sát) Trước sự chi phối của các phương tiện truyền thông như internet, thời gian của công chúng xem truyền hình nói chung và thời sự truyền hình nói riêng đã giảm đi rõ rệt. PGS.TS Vũ Quang Hào đã cung cấp một số liệu điều tra mới nhất trên 1800 công chúng thuộc 5 tỉnh thành trong cả nước, cho thấy sau 5 năm, số lượng công chúng xem truyền hình giảm từ 233 phút (2008) xuống còn 132,88 phút vào năm (2013). Thời lượng đã giảm gần một nửa, một con số có sức nặng như một lời cảnh báo đối với những người làm truyền hình.

Không thể phủ nhận rằng, Thời sự truyền hình địa phương đã có những đổi mới rõ nét. Đặc biệt, năm 2014 cũng là dấu mốc chứng kiến sự đột phá mạnh mẽ của Thời sự truyền hình địa phương. Đầu tiên là trên phương diện công nghệ. Cả 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đều đặc biệt đầu tư thiết bị số để sản xuất chương trình Thời sự. Những sự đầu tư này đã cho thấy những kết quả rõ nét. Chất lượng hình ảnh, âm thanh và nội dung đều có sự đổi mới nhất định. Như truyền hình Nghệ An, đã có thể tiến hành trực tiếp một số bản tin Thời sự. Tuy nhiên, những bước tiến này vẫn tỏ ra chậm chạp so với tiềm năng phát triển của truyền hình. Công chúng xem Thời sự truyền hình địa phương đang giảm đi rõ rệt. Nếu không có những đổi mới mang tính toàn diện căn cơ, thì nguy cơ thua ngay trên sân nhà đang hiện hữu rõ rệt hơn bao giờ hết. Một khảo sát tại truyền hình Hà Tĩnh cho thấy, sức hút của chương trình Thời sự đã giảm đi trông thấy qua những hợp đồng tài trợ Quảng cáo. Nếu như năm 2013, thu hút 5,2 tỷ đồng, thì năm 2014, chỉ đạt vỏn vẹn hơn 3 tỷ.

3.2. Các nhóm giải pháp cho bản tin Thời sự truyền hình địa phương

3.2.1. Về đội ngũ:

Đổi mới mạnh mẽ tư duy của người làm truyền hình địa phương trong bối cảnh truyền thông hiện đại. Con người luôn là điều kiện tiên quyết nhất dẫn tới thành công trong mọi nỗ lực đổi mới. Hoạt động sáng tạo truyền hình, đặc biệt là Thời sự truyền hình không thể là ngoại lệ. Với đặc thù đòi hỏi khả năng sáng tạo ở mức độ cao và trong một giới hạn thời gian cực kỳ hạn hẹp như Thời sự truyền hình, thì con người phải là trung tâm, cho dù thiết bị máy móc có hiện đại bao nhiêu. Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn, nguyên phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam nhận định: “Phương tiện có thể thiếu một chút vẫn còn có cách để lẽ ra làm kiểu này thì làm kiểu khác để có kết quả gần như vậy. Tiền cũng có thể làm hạn chế đi rất nhiều tầm vóc của tác phẩm, chương trình, nhưng thiếu ý tưởng sáng tạo thì chẳng có gì đáng kể sẽ được làm ra cho dù cả trường hợp có đầy đủ phương tiện” [55, tr.91 ]

hiện đại. Tư duy làm báo lỗi thời của các nhà báo địa phương, đang tước đi cơ hội thụ hưởng những gì ưu việt nhất từ công nghệ mà truyền hình đang được ưu ái. Những tồn tại lịch sử, cộng với sự thiếu mạnh dạn trong thiết lập lại đội ngũ làm Thời sự, khiến Thời sự truyền hình địa phương vẫn đang tồn tại “những hố ngăn khổng lồ” trong việc tiếp cận công nghệ. Thật khó có thể chấp nhận một phóng viên Thời sự không thể sử dụng thành thạo các thiết bị dựng hình. Nhưng đó là một thực tế đáng xấu hổ đang tồn tại ở các phòng ban Thời sự truyền hình địa phương. Ở ngay đài Truyền hình Hà Tĩnh, số phóng viên sử dụng thành thạo thiết bị dựng hình chỉ có 7/24 người. Thậm chí, có phóng viên còn không biết thứ tối thiểu nhất là đánh máy vi tính chỉ vì đã cao tuổi và thiếu tinh thần học tập nâng cao trình độ. Nhiều phóng viên (phần lớn là đã lớn tuổi) không theo kịp những diễn tiến chóng mặt của công nghệ, kéo theo sự trì trệ của cả một hệ thống. Theo khảo sát thực tế tác nghiệp của bản thân tác giả, nếu một phóng viên không sở hữu những kỹ năng cơ bản về công nghệ như dựng hình, thì thời gian hoàn thành một tác phẩm kéo dài gấp đôi, thậm chí gấp ba lần khi chờ đợi các kỹ thuật viên để hoàn thành một tác phẩm. Một khoảng thời gian quá lãng phí đối với người làm Thời sự. Ngày nay, các phóng viên Thời sự ở truyền hình địa phương được khuyến khích ít phụ thuộc hơn vào Ê kíp. Bởi họ có thể hoàn toàn tự hoàn thành một tác phẩm mà không cần có sự giúp sức của bất kỳ một ai khác. Anh không chỉ viết lời bình, mà còn có thể tự dựng một tác phẩm hoàn chỉnh và thể hiện tác phẩm, và thậm chí kiêm luôn quay phim lúc cần. Nhưng rất ít phóng viên thời sự địa phương đạt được điều đó. Thực tế này, khiến chương trình Thời sự Truyền hình địa phương dù đã thay đổi lớn về diện mạo khi được trang bị những thiết bị số hóa, thì phóng viên vẫn đang tác nghiệp một cách lỗi thời và đặc biệt thiếu đi sự đột phá về tư duy làm báo hiện đại.

Với tầm quan trọng của mình, chương trình Thời sự truyền hình địa phương luôn được ưu tiên và chăm lo về đội ngũ. Luôn là một trong những bộ phận có nhân lực lớn nhất trong các phòng ban. Thời sự Hà Tĩnh 24 người, Thời sự Nghệ An 31 người, Quảng Bình 29 người. Nhưng số lượng lại không tương xứng với chất lượng. Đặc biệt là sự không đồng đều về trình độ, dẫn tới các sản phẩm trong Thời sự

không đồng đều. Một tin tức tốt, nhưng xen kẽ là một phóng sự tồi, thì kéo theo thất bại của cả một bản tin Thời sự.

Chính vì vậy để chuẩn hoá đội ngũ thì đầu tiên và quan trọng nhất phải coi trọng sàng lọc đội ngũ ngay từ khâu đầu vào. Bên cạnh kiến thức nền tảng, năng khiếu báo chí, người làm Thời sự phải hội đủ những khả năng về ứng xử, ứng biến nhanh nhạy, làm việc hiệu quả theo nhóm, thích ứng tốt với điều kiện công việc căng thẳng, có khả năng tự thể hiện tác phẩm, thành thạo ngoại ngữ, hiểu biết tin học, và yếu tố không thể thiếu đó là tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề báo...

Muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thì điều cần thiết là sự hỗ trợ của các đài truyền hình, trong việc tạo cơ hội để phóng viên có điều kiện được cọ xát trao đổi học tập kinh nghiệm. Như truyền hình Việt Nam vẫn thường mời các chuyên gia nước ngoài, và chuyên gia hàng đầu trong nước về tập huấn. Đài truyền hình địa phương cần phải mời các chuyên gia, các phóng viên giỏi về tập huấn kỹ năng kiến thức trên từng lĩnh vực chuyên môn. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để phóng viên tác nghiệp tại nước ngoài. Thực tế, từ năm 2014, đài truyền hình Hà Tĩnh đã tạo điều kiện để phóng viên tác nghiệp ở nhiều nước trên thế giới, trong các chuyến đi của lãnh đạo Tỉnh. Thực tế cho thấy hình thức “tự đào tạo” thông qua trao đổi chia sẻ kinh nghiệm hoặc thông qua các khoá tập huấn trong và ngoài nước thường mang lại hiệu quả rất lớn trong thực tiễn tác nghiệp. Đó là cơ hội không thể tốt hơn để phóng viên Thời sự kết hợp được kinh nghiệm thực tiễn với kiến thức nền tảng vốn có.

Về phía bản thân những người làm Thời sự phải coi việc đổi mới là áp lực thường xuyên, để từ đó không ngừng tự học hỏi, tự tìm tòi, đặc biệt là nghiêm túc tạo dựng “thương hiệu”. “Thương hiệu” của một người làm Thời sự chính là tạo lập một giọng điệu riêng, phong cách riêng. Như VTV1 từng có Văn Thành, Thời sự truyền hình Hà Tĩnh có Trần Long, Nghệ An có Minh Ngọc.

Ngoài ra, phóng viên Thời sự cần xem việc tự học là nhu cầu tự thân. Bởi một phóng viên phải đảm đương rất nhiều mảng đề tài, như chính trị, kinh tế, văn hóa...vì vậy, cần phải trang bị những kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Marray Masterton và Roger Patching đưa ra lời khuyên cho phóng viên Thời sự

trong cuốn Sau đây là bản tin chi tiết: “Phóng viên càng biết nhiều về tất cả mọi

thứ, bao gồm cả việc hiểu biết các môn thể thao khác nhau, thì càng hoạt động linh hoạt và đa năng hơn”.

Nhà báo Hoàng Hồng- Phó trưởng Phòng Thời sự đài truyền hình Quảng Bình cho rằng phóng viên Thời sự cần phải có phẩm chất phát hiện vấn đề “phóng viên thời sự phải rèn luyện khả năng “phát hiện vấn đề”, nghĩa là phải tìm thấy được mối liên hệ giữa sự kiện cụ thể với các hiện tượng phổ quát mà công chúng đang quan tâm. Sự phân biệt rõ nhất về tài năng của người làm Thời sự đó là khả năng nhìn ra vấn đề”. Muốn nâng cao được khả năng phát hiện vấn đề đòi hỏi phóng viên phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ xã hội. Nhất là thường xuyên nghiên cứu học hỏi qua sách vở tài liệu, và nhất thiết không thể không xem chương trình Thời sự truyền hình. Phóng viên Thời sự, với phạm vi tác nghiệp rộng, nhiều lĩnh vực, cần phải chú trọng cập nhật kiến thức về các lĩnh vực, nâng cao vốn sống vốn hiểu biết và chủ động tiếp thu các kỹ năng làm báo hiện đại. Và một điều không bao giờ thừa đối với phóng viên Thời sự là xây dựng các mối quan hệ để tìm kiếm cũng như khai thác thông tin.

3.2.2. Về công nghệ

Áp dụng phương thức sản xuất chương trình truyền hình hiện đại. Nói đến truyền hình và Thời sự truyền hình, không thể không nhắc đến công nghệ. Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật mang lại cho truyền hình nhiều lợi ích, nếu không muốn nói là lợi thế cạnh tranh so với các loại hình báo chí khác.

Bộ mặt Thời sự truyền hình địa phương cũng đang thay đổi từng ngày nhờ các thiết bị công nghệ số. Các thiết bị quay phim số, dựng hình số cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, tiện ích hơn, thay thế hoàn toàn việc sử dụng băng từ công kềnh chất lượng kém như trước đây. Tuy nhiên, đó cũng là tất cả những kết quả đạt được trong hành trình số hóa của đài truyền hình địa phương cho đến thời điểm này. Đang cần một sự thay đổi mạnh mẽ hơn, tổng thể hơn và nhanh chóng hơn từ công nghệ, để thay đổi căn bản phương thức sản xuất Thời sự truyền hình hiện nay.

+ Số hóa hoàn toàn quy trình sản xuất chương trình Thời sự truyền hình. Bằng việc đầu tư trang thiết bị đồng bộ, từ quay phim, dựng hình đến phát sóng. ( hiện nay các đài mới chỉ số hóa sản xuất chương trình nhưng đang phát sóng bằng công nghệ analog)

+ Đầu tư các phương tiện, thiết bị tác nghiệp hiện đại cho người làm thời sự. Đặc biệt là các thiết bị có thể khai thác những hình ảnh trong bối cảnh phức tạp, khó khăn. Hiện nay, Thời sự truyền hình địa phương chưa có những phương tiện tác nghiệp tinh vi như bút camera, ghi âm...để thuận lợi trong thực hiện các phóng sự điều tra. Các thiết bị thu phát trực tiếp để phóng viên có thể đưa tín hiệu trực tiếp từ hiện trường đến trường quay, thực hiện những tin tức breaking news.

+ Đầu tư đường truyền, cáp quang, vi ba, xe màu...để tiến hành thực hiện trực tiếp các bản tin Thời sự. Đây là xu thế tất yếu trong phương thức sản xuất Thời sự hiện nay. Nhưng hiện nay trong ba đài Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, chỉ mỗi truyền hình Nghệ An phát trực tiếp bản tin Thời sự.

3.2.3. Về chất lượng, thời lượng, số lượng và kết cấu chương trình 3.2.3.1. Chất lượng:

- Trực tiếp bản tin Thời sự:

Đây không còn là xu hướng mà là yêu cầu mang tính bắt buộc trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay. Giải pháp này, góp phần đem đến thông tin nóng hổi, cập nhật và hấp dẫn, thậm chí có thể giúp khán giả chứng kiến trực tiếp sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản tin thời sự truyền hình địa phương (khảo sát trên đài phát thanh truyền hình nghệ an, hà tĩnh, quảng bình từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)