Những giải pháp chủ yếu đối với các tổ chức KH&CN Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện những biểu hiện văn hóa quản lý trong các tổ chức khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Trang 83)

1.1 .Lý luận về tổ chức KH&CN

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của tổ chức KH&CN thông qua phát triển văn hoá

3.3.2. Những giải pháp chủ yếu đối với các tổ chức KH&CN Việt Nam:

Với thực trạng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở nƣớc ta, với sự tác động của các nhân tố kể trên, một số gợi ý nhằm đổi mới văn hóa quản lý trong các tổ chức khoa học và công nghệ nhƣ sau:

Chuyển sang phong cách và phương thức hoạt động phù hợp với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới

Cách mạng khoa học và công nghệ buộc các nhà lãnh đạo, quản lý phải trở nên chuyên nghiệp hơn, có nhiều tri thức hơn, nhạy bén hơn, thay đổi phong cách làm việc,… Đặc biệt, dƣới tác động của “thế giới phẳng”, internet, một nền văn minh mới đang đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cả triết lý, cả các quan niệm giá trị truyền thống.

Thay đổi triết lý và các giá trị trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là quá trình tất yếu của thế giới ngày nay. Sự phụ thuộc lẫn nhau, không tách rời nhau trong một hệ thống thế giới đầy biến động, buộc các quốc gia, các tổ chức phải liên kết với nhau cùng giải quyết những vấn đề chung nhằm thực hiện những mục tiêu chung. Đó là một quá trình vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải thay đổi triết lý của thời kỳ chiến tranh lạnh bằng triết lý mới trong quan hệ quốc tế, trong các lĩnh vực khác nhau, cả ở tầm quốc gia, cả ở tầm địa phƣơng và các tổ chức. Xu hƣớng hợp tác, đối thoại, cùng tồn tại hòa bình, cùng có lợi đang ngày càng chiếm ƣu thế. Cuộc đấu tranh của các nhóm lợi ích ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Chính trong quá trình này, các vấn đề văn hóa lại trở nên tiêu điểm chú ý của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.

Hướng tới những chuẩn mực mới của nền kinh tế tri thức.

Nền kinh tế tri thức đang đặt ra những vấn đề mới mà bất kỳ nhà nƣớc nào cũng phải quan tâm, không chỉ các nƣớc phát triển, mà ngay cả những nƣớc kém phát triển cũng phải thích ứng với quá trình đổi thay này. Nền kinh tế đó đòi hỏi một cách ứng xử mới của nhà nƣớc, của các nhà lãnh đạo, quản lý đối với những chuẩn mực mới, những giá trị mới, đòi hỏi chúng ta phải có một cách tƣ duy mới về tƣơng lai trên cơ sở của những giả định mới. Đó là cơ hội và thách thức to lớn đối với các nƣớc kém phát triển.

Thiết kế lại cơ cấu tổ chức đảm bảo sự linh hoạt và phù hợp:

Các tổ chức KH&CN phải đảm bảo yêu cầu về sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Chúng ta phải thiết kế lại tổ chức cho phù hợp với những thay đổi mới về triết lý, chuẩn mực cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động của hệ thống tổ chức KH&CN. Khi tri thức trở thành lực lƣợng sản xuất, trở thành hàng hóa, khi ngƣời lao động tri thức đóng vai trò quyết định những sản phẩm chủ yếu của xã hội, chúng ta cần có những mô hình tổ chức lao động mới, với những nguyên tắc quản lý, lãnh đạo mới. Sử dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ để tinh giản bộ máy, xây dựng chính phủ điện tử, nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất.

Trong quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức, cần kết hợp các yếu tố truyền thống với các yếu tố hiện đại, đặc biệt là phát huy đƣợc các giá trị văn hóa truyền thống trong các tổ chức cơ bản.

Xây dựng đội ngũ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý. Xây dựng cơ chế tuyển chọn cán bộ quản lý:

Việc tuyển chọn (lựa chọn) cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý có khác so với việc tuyển chọn cán bộ nhân viên vào làm việc ở các cơ quan, các tổ chức. Đó là việc lựa chọn trong số cán bộ, nhân viên đã có của cơ quan, tổ chức để chuẩn bị đƣa vào bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp (tất nhiên cũng có trƣờng hợp lấy từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài). ở đây có vấn đề cần phải bàn là, cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý giống nhau, khác nhau nhƣ thế nào. Sự giống nhau, khác nhau đó có liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn, phân công, sử dụng cán bộ.

Những tiêu chuẩn đặt ra đối với nhà quản lý:

Trƣớc hết, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có kiến thức, trí tuệ, năng lực xứng đáng với chức vụ đƣợc giao phó. Đƣơng nhiên cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có trình độ văn hóa khá, có trình độ hiểu biết khoa học và công nghệ nhất định về ngành, lĩnh vực họ lãnh đạo, quản lý, và hơn nữa có thể quy tụ, sử dụng, định hƣớng hoạt động của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ.

Tác phong và phong cách làm việc của ngƣời quản lý, lãnh đạo phải phù hợp với công việc, với lối sống văn minh hiện đại, phù hợp với chuẩn mực dân tộc và quốc tế.

Với tƣ cách là ngƣời lãnh đạo, quản lý đơn vị mình, ngƣời cán bộ phải biết cách tổ chức công việc. Trong đầu ngƣời lãnh đạo, quản lý phải rất sáng rõ cấu trúc bộ máy mà mình đang vận hành, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng bộ phận, những bất hợp lý của nó. Trên cơ sở đó, ngƣời lãnh đạo phải biết cách tổ chức công việc lãnh đạo, chỉ huy, điều hành của mình và có phƣơng pháp kiểm tra hiệu quả công việc của cấp dƣới.

Kết hợp đúng đắn các thế hệ cán bộ

Đảng ta có quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và không ngừng phát triển, từ đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nƣớc gồm nhiều thế hệ khác nhau, già và trẻ, cũ và mới. Đây chính là một thế mạnh của đội ngũ cán bộ nƣớc ta.

Để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý cán bộ có nhiều việc cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện, trong đó vấn đề trung tâm là thực hiện dân chủ và công khai trong công tác quản lý cán bộ, khắc phục mọi biểu hiện của bệnh quan liêu và chủ quan. Cần xử lý kỷ luật nghiêm minh những cán bộ lãnh đạo và quản lý có sai phạm, kiên quyết thanh thải những phần tử thoái hóa biến chất. Mọi đảng viên đều bình đẳng trƣớc kỷ luật Đảng. Mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Cán bộ lãnh đạo phạm sai lầm phải bị xử lý kỷ luật nhƣ mọi đảng viên khác, phạm tội hình sự phải bị truy tố trƣớc pháp luật nhƣ mọi công dân.

3.3.3. Những giải pháp đối với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn:

Tác giả xin đƣa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và phát huy văn hóa quản lý của Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với những điều kiện mới nhƣ sau:

- Xây dựng tầm nhìn chiến lƣợc về văn hóa quản lý để có định hƣớng tạo lập một nền văn hóa tƣơng lai phù hợp với các điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế;

- Xác định những giá trị cốt lõi làm cơ sở cho sự thành công của mô hình văn hóa quản lý. Đây sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho các hoạt động quản lý của Nhà trƣờng, thấm nhuần trong chiến lƣợc hành động và quan hệ quản lý giữa các cấp;

- Đánh giá nền văn hóa quản lý hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi;

- Xác định vai trò của lãnh đạo Nhà trƣờng trong việc dẫn dắt sự thay đổi và phát triển văn hóa quản lý của tổ chức mình. Ban Giám hiệu phải thực hiện vai trò ngƣời đề xƣớng, ngƣời hƣớng dẫn các nỗ lực thực hiện, đồng thời phải có trách nhiệm trong việc hoạch định tầm nhìn và truyền bá cho các thành viên nhận thức về các tầm nhìn đó.

- Có kế hoạch thực hiện rõ ràng, tiến hành thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố nền văn hóa mới.

- Thƣờng xuyên đánh giá văn hóa quản lý của mình và thiết lập các chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại, đặc biệt là các giá trị khoa học, học tập không ngừng và thay đổi thƣờng xuyên.

Xây dựng VHQL trong trƣờng ĐHKHXH&NV phải đƣợc nghiên cứu trên cơ sở khoa học của văn hóa quản lý nói chung, tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến những đặc thù của một trƣờng đại học với các hoạt động đào tạo và nghiên cứu, chính vì vậy phải làm rõ các cơ sở khoa học của khái niệm văn hóa nhà trƣờng và các nội dung cơ bản của nó. Xây dựng VHQL vững mạnh không chỉ phụ thuộc vào tinh thần, thái độ và tính tích cực của các chủ thể trong trƣờng trong quá trình tham gia tập thể mà còn phụ thuộc vào tính nhận thức và năng lực của các nhà quản lý, phụ thuộc vào cách thức tổ chức các hoạt động văn hóa, hay chính là hệ thống những biện pháp xây dựng văn hóa quản lý mang tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của trƣờng.

Tổng kết chƣơng 3:

Chƣơng 3 tập trung làm rõ các biểu hiện văn hóa quản lý của một trƣờng hợp nghiên cứu. Đó là trƣờng ĐHKHXH&NV. Với đặc thù của trƣờng ĐHKHXH&NV, hoạt động KHCN đƣợc thực hiện là nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn: nghiên cứu những quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con ngƣời, của mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Văn hóa quản lý của Trƣờng ĐH KHXH&NV đƣợc nhìn nhận thông qua những biểu hiện trực quan và phi trực quan nhƣ sứ mệnh, logo và các ấn phẩm điển hình, phƣơng châm hành động của tổ chức, cơ cấu tổ chức, kiến trúc và bài trí công sở, văn hóa giao tiếp, văn hóa hội họp, văn hóa thƣởng phạt hay việc phƣơng pháp quản lý. Từ đó ta nhận thấy trƣờng ĐH KHXH&NV có một nền văn hóa quản lý mạnh mang đặc trƣng của một tổ chức nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn.

Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình hình thành văn hóa quản lý của Trƣờng ĐHKHXH&NV bao gồm: (1) đặc thù nguồn nhân lực KH&CN, (2) đặc điểm nhân lực KHXH&NV, (3) đặc điểm đội ngũ cán bộ quản lý.

Đồng thời Chƣơng 3 đề cập tới các giải pháp xây dựng văn hóa quản lý phù hợp nhằm đổi mới căn bản cơ chế quản lý KHCN theo hƣớng phù hợp với cơ chế thị trƣờng, đặc thù của hoạt động KHCN và hội nhập quốc tế; tạo động lực phát huy sáng tạo của đội ngũ cán bộ KHCN; nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN./

KẾT LUẬN

Quan điểm chủ đạo về phát triển KH&CN đã đƣợc chỉ rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, nhƣ: Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII, Luật KH&CN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung ƣơng 6 khoá IX mới đây. Những quan điểm này cần đƣợc cụ thể hoá và phát triển phù hợp với bối cảnh mới trong nƣớc và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Trong đó nhấn mạnh: phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc

Các yêu cầu đặt ra cho Chính phủ là phải hình thành mạng lƣới các tổ chức KH&CN đủ năng lực hội nhập quốc tế, gắn kết chặt chẽ với giáo dục - đào tạo, sản xuất - kinh doanh, đi kèm với đó phải hình thành cơ chế quản lý quản lý khoa học và công nghệ tiến bộ, tƣơng hợp quốc tế:

Xây dựng văn hóa quản lý phù hợp nhằm đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN theo hƣớng phù hợp với cơ chế thị trƣờng, đặc thù của hoạt động KH&CN và hội nhập quốc tế; tạo động lực phát huy sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH&CN; nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN là mục đích sau cùng của nghiên cứu này. Trong khuôn khổ Luận văn có hạn, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nhận diện một số những biểu hiện văn hóa quản lý trong hệ thống tổ chức KH&CN của Việt Nam hiện nay. Phân tích những tác động của những biểu hiện đó là một chủ đề xa hơn và đƣa ra các giải pháp nhằm xây dựng một mô hình văn hóa quản lý chuẩn mực là kỳ vọng của tác giả trong các đề tài tiếp theo./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Bính (2000), Vai trò văn hoá trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay, NXB Lao động.

2. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – Một số vấn đề lý luận và tthực tiễn, NXB Thống kê

3. Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001 – 2005

4. Jeróme Ballet Francoise de Bry (2005), Doanh nghiệp và đạo đức, NXB Thế giới

5. Các học thuyết quản lý (1999), NXB Chính trị Quốc gia

6. Đoàn Văn Chúc (2007), Xã hội học văn hóa, NXB Văn hoá – Thông tin

7. Nguyễn Thị Kim Chi (2011), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, Đề tài cấp ĐHQG

8. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, NXB Thế giới, tập 1 9. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, NXB Thế giới, tập 3 10.Hoàng Sơn Cƣờng (2004), Văn hoá - một góc nhìn, NXB Đại học Sƣ phạm 11.Trần Quốc Dân (2003), Tinh thần doanh nghiệp – Giá trị định hướng của văn

hoá kinh doanh Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia

12.Peter Drucker (2003), Quản lý trong thời đại bão táp, NXB Chính trị Quốc gia 13.Thomas L.Friedman (2005), Thế giới phăng, NXB Trẻ

14.Rowan Gibson (2004), Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ TP HCM, 2004 15.Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3, 1995

16.Nguyễn Viết Lộc (2009), Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 25, tr 230-238.

17.Lê Hồng Lôi (2004), Đạo của quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 18.Luật Khoa học và Công nghệ, 2000

19.Akio Morita (1996), Made in Japan (3 tập), NXB Chính trị Quốc gia 20.Lý Diệu Quang (2001), Bí quyết hoá rồng, NXB Trẻ

hoá, NXB Tri Thức

22.Phạm Huy Tiến (2007), Tập bài giảng Tổ chức Khoa học và Công nghệ

23.Phạm Ngọc Thanh (2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý: Lý luận và thực tiễn, NXB Lao động

24. Phạm Ngọc Thanh (2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay, Báo cáo đề tài cấp nhà nƣớc mã số KX03.21/06-10

25. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015, Ban hành kèm quyết định 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, website: http://www.most.gov.vn/Desktop.aspx/Bai-viet- Hoat-Dong-KHCN/Chien-luoc-quy-hoach-ke-

hoach/CHIEN_LUOC_QUY_HOACH_KE_HOACH/

26. Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (2003), 6 chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa các hoạt động của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

27.Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (2011), Dự thảo Quy chế văn hóa công sở

28. Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (2010), Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu và đào tạo Khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam – kinh nghiệm và thành tựu

29.Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ, viên chức trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

30.Tuyên bố về những chính sách văn hoá – Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện những biểu hiện văn hóa quản lý trong các tổ chức khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)