Điều kiện tự nhiên,dân số, phát triển đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở quận hà đông 2010 – 2015 (Trang 57 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội kết hợp vớ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên,dân số, phát triển đô thị

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hà đơng có toạ độ địa lý 20o59' vĩ độ Bắc, 105o45' kinh Đông, nằm dọc 2 bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hồ Bình cách trung tâm Thành phố Hà Nội 13 km về phía Tây, có diện tích tự nhiên 4.833,66 ha. Gồm 17 đơn vị hành chính phường, có danh giới tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp quận Từ Liêm; Phía Nam giáp huyện Thanh Oai; Phía Đơng giáp huyện Thanh Trì;

Phía Tây giáp huyện Hồi Đức, huyện Quốc Oai.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hà Đơng nằm trong vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình khơng lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m - 6,8m.

Địa hình thành phố chia ra làm 3 khu vực chính: - Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ;

- Khu vực Bắc sông La Khê;

- Khu Vực Nam sông La Khê; [8, tr. 7-8]

2.1.1.3. Khí hậu

Quận Hà Đơng nằm trong nền chung của khí hậu miền bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc bộ với các đặc điểm như sau:

Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng sơng Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 230C, lượng mưa trung bình 1700 mm - 1800 mm.

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,10C - 23,30C tại trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 260C, tháng nóng nhất là tháng 7.

Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83-85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87-89%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80-81%).

Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120-140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa Đơng thường có những đợt khơng có nắng kéo dài 2-5 ngày, mùa Hè số giờ nắng trên ngày cao.

Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85-90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10-15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2. [8, tr. 7-8]

2.1.1.4. Thuỷ văn

Sông Nhuệ nối với sông Hồng tại Cống Chèm (Hà Nội), đoạn chảy qua quận Hà Đơng có chiều dài 7 km, có tác dụng tưới và thốt nước cho địa bàn quận Hà Đơng nói riêng và một số quận, huyện của thành phố Hà Nội nói chung. Sơng Đáy: Là một phân lưu chính của sơng Hồng, về mùa cạn đoạn từ cửa Hát Mơn đến Đập Đáy (Đan Phượng) chỉ cịn là một lạch nhỏ vì cửa sơng đã bị ngăn cách với sơng Hồng bởi đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa Đập Đáy tiêu nước cho sơng Hồng. Sau khi chương trình làm sống lại dịng sơng Đáy được thực hiện thì đây là nguồn cung cấp nước

tưới và tiêu quan trọng cho sản xuất nơng nghiệp của thành phố Hà Nội nói chung và quận Hà Đơng nói riêng.

Sơng Nhuệ và sông La Khê là 2 con sông ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực quận. Theo tính tốn của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn và kết qủa tính tốn mực nước sông Nhuệ gần đây của trường đại học Thuỷ lợi thì tương lai mực nước sơng Nhuệ cịn cao hơn nhiều so với mực nước hiện nay. Kết quả tính tốn và thực đo như sau:

Nước mặt: hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt 5,600 m luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0m - 5,6m. Vì vậy về mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị úng ngập nặng.

Nước ngầm: mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9) thường gặp ở cốt (-9m) đến (-11,0m); Mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ (-10m) đến (-13m). Cịn nước ngầm mạch nơng khơng áp thường cách mặt đất từ 1 - 1,5m.

Theo tài liệu thuyết minh địa chất thuỷ văn của PTS. Ngô Ngọc Cát (chủ biên - trưởng phòng nghiên cứu nước dưới đất thuộc Trung tâm địa lý Tài ngun) thì Quận Hà Đơng nằm trong khu vực đồng bằng nên nhìn chung nước ngầm dồi dào và ở nơng, có thể khai thác phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt với trữ lượng khá. [8, tr. 7-8]

2.1.1.5. Dân số

Dân số quận Hà Đơng có những biến đổi do q trình đơ thị hố và mở rộng địa giới hành chính, sau khi chuyển các xã: Dương Nội của huyện Hoài Đức, xã Biên Giang và xã Đồng Mai của huyện Thanh Oai về Hà Đông. Dân số trên địa bàn quận tăng lên tới 179.302 người (năm 2006), tăng so với năm 2005 là 38.651 người. Mật độ dân số trung bình trên địa quận giảm từ 4.269 người/km2 năm 2005 xuống còn 3772 người/ km2 năm 2006. Từ năm 2006

trình đơ thị hóa, dân số năm 2010 của quận là 238.810 người, mật độ dân số trung bình là 5.205 người/ km2 .

Dân số quận Hà Đông phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực gần đường Quốc lộ số 6, tỉnh lộ số 70, 430 và 21B. Đặc biệt, lại khu vực trung tâm cũ (thuộc phường nguyễn Trãi, Yết Kiêu...), mật độ dân số từ 30.000 - 32.000 người/km2, khu vực phường La Khê, phường Mộ Lao sau khi tách phường mật độ dân số nhỏ khoảng dưới 20.000 người/ km2.

Lao động và việc làm:

Theo số liệu của phòng thống kê quận Hà Đơng tính đến ngày 31/12/2010 tổng số lao động xã hội là 179.107 lao động chiếm 75,00% dân số.

Số lao động có việc làm là 159.298 người chiểm 88,94% lao động. Số lao động chưa có làm việc làm là 19.811 người chiếm 11,06 %.

Lao động có việc làm tham gia trong hoạt động kinh tế là 105.418 người. [8, tr. 69]

2.1.1.6. Phát triển đô thị

Năm 2000 thị xã Hà Đơng có tổng diện tích tự nhiên là 1.633 ha với tổng dân số trung bình khoảng 96.217 người. Đến năm 2006 sau khi điều chỉnh ranh giới của thị xã Hà Đơng thì tổng diện tích tự nhiên của quận (thị xã Hà Đông cũ) là 4.834 ha với tổng dân số trung bình là 179.302 người. Đến thời điểm 31/12/2010 thì dân số trung bình của quận là 238.810 người tăng thêm 59.508 người so với năm 2006 (179.302 người) và tăng thêm 142.593 người so với năm 2000. Như vậy thông qua việc thống kê dân số qua các giai đoạn ta thấy tốc độ đơ thị hóa diễn ra với cường độ khá cao. Nhất là trong giai đoạn 2006 -2010 bình quân dân số tăng khoảng 15.000 người/ năm đã tác động rất mạnh đến việc sử dụng đất để xây dựng đất ở đô thị, cơ sở hạ tầng cũng như cơ cấu và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận.

Quận Hà Đơng sau khi được hình thành do mở rộng thủ đơ Hà Nội, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng. Tất cả các xã (Phú Lương, Phú Lãm, Văn Khê, Kiến Hưng, Yên Nghĩa ) trong quận đã được nâng cấp trở thành

đơn vị phường. Ngoài ra theo Nghị quyết 10 cịn có xã Dương Nội (thuộc huyện Hoài Đức), 02 xã Đồng Mai, Biên Giang và thôn Thượng Bãi (thuộc huyện Thanh Oai) sát nhập vào địa giới hành chính quận Hà Đơng. Như vậy đến năm 2010 quận Hà Đơng có diện tích đất đơ thị là 4.834 ha với 17 đơn vị hành chính. Diện tích đất đơ thị năm 2010 tăng thêm 3.201 ha so với năm 2000. Ngoài việc mở rộng ranh giới đất đơ thị thì trong giai đoạn 2000 - 2010 các khu đơ thị mới được hình thành và đầu tư xây dựng cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm có:

Dự án khu trung tâm hành chính tại Hà Cầu quy mơ diện tích 45 ha; Dự án xây dựng cơng viên giải trí và thể dục thể thao tại Kiến Hưng quy mô 100 ha;

Các dự án xây dựng khu nhà ở quy mơ đất 16 ha gồm có:

+ Tiểu khu đơ thị Chuôm Ngô, Bông Đỏ thuộc phường La Khê, diện tích 2,90 ha.

+ Tiểu khu đơ thị mới Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, diện tích 5,70 ha. + Khu nhà ở Cánh đồng Bói Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, diện tích 7 ha.

+ Khu nhà Bắc Hà 2,80 ha. + Khu nhà ở Cầu Bươu 2,30 ha. + Khu nhà ở La Khê l,80 ha.

+ Khu văn phịng và chung cư VINACONEX 21, diện tích l,30 ha.

Ngồi ra cịn các khu đơ thị mới được hình thành và đang được xây dựng phát triển đó là : Khu đơ thị Dương Nội; Khu đơ thị Lê Trọng Tấn; Khu đô thị An Hưng; Khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc; Khu đô thị Mỗ Lao; Khu đô thị Cenco5 Thanh Hà; Khu đô thị Kiến Hưng; Khu tái định cư phường Kiến Hưng; Khu đơ thị Xa La. Tổng diện tích các khu đơ thị trên khoảng 300 ha. [8, tr. 69]

2.1.1.6. Đánh giá về điều kiện tự nhiên,dân số, phát triển đô thị.

Quận Hà Đơng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - xã hội và văn hóa, khoa học của tỉnh Hà Tây (cũ).

Quận có vị trí địa lý liền kề trung tâm thủ đơ Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế. Là địa bàn mở rộng ảnh hưởng của không gian mở rộng trung tâm thủ đô Hà Nội. Đồng thời chịu tác động văn hóa, khoa học - kỹ thuật - công nghệ, dịch vụ, thị trường từ trung tâm thủ đô.

Quận Hà đông là điểm nút các trục tuyến giao thông quan trọng hướng về Tây - Tây Nam thủ đô Hà Nội kết nối với vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Nam. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được xây dựng tương đối hoàn chỉnh là một trong những khâu đột phá trọng tâm cho phát triển kinh tế - xã hội của quận trong giai đoạn tới.

Nhân dân quận Hà Đông giàu truyền thống cách mạng, sáng tạo và trình độ dân trí cao.Trên địa bàn quận có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng... cùng với các hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp được phát triển tạo ra địa bàn hấp dẫn và thu hút đầu tư.

Quận Hà Đơng có tiềm năng văn hố phong phú, nhiều di tích lịch sử văn hoá và cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hoá, lễ, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề... Quận Hà Đơng có chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá của vùng, có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chun mơn khá, đội ngũ cơng nhân có trình độ tay nghề cao.Trình độ dân trí khá cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hố, năng động với cơ chế thị trường.

* Khó khăn:

Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, kết quả chưa tương xứng với lợi thế so sánh của quận; cơ cấu kinh tế cịn có bộ phận chuyển dịch chậm. Một

số hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ, khoa học công nghệ mơi trường, văn hố văn nghệ cịn hạn chế.

Công nghệ sản xuất chưa cao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới thiết bị hiện đại vào sản xuất cịn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.Tỷ lệ đơ thị hố đang từng bước phát triển, mật độ dân số khu vực nội thị cao, nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn cịn nhiều hạn chế. Trình độ lao động:

Những năm qua, tăng trưởng kinh tế của quận Hà Đông đã tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch trong các ngành kinh tế nhưng tốc độ chuyển dịch còn đang ở mức chậm. Vấn đề hiện nay là thành phố đang cịn thiếu lực lượng lao động có kỹ thuật cao làm việc trong các ngành kinh tế. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề chỉ chiếm khoảng 35, 39% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Địi hỏi quận phải có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đối với lực lượng lao động để có nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở quận hà đông 2010 – 2015 (Trang 57 - 63)