Bối cảnh tình hình mới của thế giới, khu vực và trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở quận hà đông 2010 – 2015 (Trang 65 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội kết hợp vớ

2.1.4. Bối cảnh tình hình mới của thế giới, khu vực và trong nước

Tình hình quốc tế trong thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp hơn

Sau cuộc chiến tranh Irắc, các thế lực hiếu chiến tiếp tục thực hiện chiến lược "đánh đòn phủ đầu" lợi dụng địn tấn cơng chống lại "chủ nghĩa khủng bố" ra sức lộng hành đe doạ hồ bình chủ quyền của các quốc gia dân tộc.Quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục đan xen cả hai mặt đấu tranh và thoả hiệp. Một mặt, vì lợi ích của dân tộc, quốc gia và giai cấp mà họ đại diện, họ tìm cách xoa dịu các mâu thuẫn, tìm những điểm tương đồng để hợp tác tránh đối đầu. Mặt khác, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đơn phương, sự lộng hành của các thế lực hiếu chiến sẽ gia tăng.Phong trào nhân dân thế giới chống chiến tranh bảo vệ hồ bình, độc lập dân tộc sẽ tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh chống mặt trái của tồn cầu hố do chủ nghĩa tư bản chi phối sẽ tiếp tục dâng cao. Tuy nhiên, các lực lượng đấu tranh cho hồ bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội hiện nay vẫn chưa có sức mạnh thống nhất.Xu thế tồn cầu hố về kinh tế sẽ tiếp tục phát triển. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực vật liệu, công nghệ sinh học và tin học sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Tình hình đó sẽ mở ra những cơ hội mới, đồng thời đặt ra nhiều thách thức mới.Tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục không ổn định. Cuộc khủng hoảng của các trung tâm kinh tế lớn sẽ tiếp tục trầm trọng thêm gây bất ổn định trên thị trường tài chính. Khoảng cách giữa các nước cơng nghiệp phát triển và các nước đang phát triển sẽ ngày càng rộng ra. Các cuộc tranh chấp trên biển và tranh chấp về nguồn dầu khí ở Trung đơng và ở Nga sẽ gay gắt hơn.Tuy vậy, hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thời đại.

Tình hình khu vực Đơng Nam Á vẫn cịn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định Chủ nghĩa khủng bố vẫn hoạt động ở một số nước gây ra những thảm hoạ cho nhân dân và chính quyền ở nơi đó ; mâu thuẫn về sắc tộc, tơn giáo làm bùng nổ những cuộc xung đột ở một số khu vực khá nghiêm trọng.

hiện diện lực lượng quân sự ở Đông Nam á. Bằng những hiệp định song phương và đa phương về hợp tác chống khủng bố, Mĩ can thiệp sâu hơn vào khu vực, đồng thời lôi kéo Đông Nam á vào quỹ đạo của mình, kiềm chế các nước lớn khác trong khu vực. Một số nước lớn khác đã tăng cường phát huy ảnh hưởng của mình bằng các quan hệ kinh tế.

Trước tình hình đó sự gắn kết trong ASEAN và vị trí của Hiệp hội trên trường quốc tế sẽ gặp nhiều thách thức nhưng ASEAN tiếp tục là nhân tố quan trọng đối với hồ bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Tác động của tình hình trong nước.Bên cạnh những thành tựu đã giành được làm cho thế và lực của nước ta mạnh hơn nhiều so với trước đây, đất nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ ra: Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; " diễn biến hồ bình" do các thế lực thù địch gây ra, đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào.

Trong các nguy cơ, cần xác định cho đúng nguy cơ bên trong. Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, điều cần nhấn mạnh là: Tình trạng tham nhũng và sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lịng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là nguy cơ cần phải được khắc phục, nếu khơng sẽ khó thành cơng trong việc khắc phục những nguy cơ khác.

Như vậy, những diễn biến mới của tình hình quốc tế, trong nước cho chúng ta thấy sự phức tạp của tình hình với những tác động nhiều mặt đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trước cơ hội và thách thức, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, chúng ta một mặt cần tăng cường quốc phòng, an ninh; mặt khác phải tăng cường xây dựng Đảng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, đảm bảo Đảng ln

vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả, phát triển kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hồ bình" để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở quận hà đông 2010 – 2015 (Trang 65 - 67)