Thành tựu và hạn chế tronghoạt động của các chủ thể giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô hà nội (Trang 47 - 50)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Thành tựu và hạn chế tronghoạt động của các chủ thể giáo dục đạo đức

cho thanh niên thủ đô Hà Nội

Thành tựu đạt được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, các cấp bộ Đoàn trong toàn Thành phố đã thường xuyên quan tâm, chăm lo, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và đạt được những kết quả tích cực. Công tác phát triển, quản lý đoàn viên có nhiều chuyển biến; tổ chức Đoàn đã thể hiện được rõ vai trò, trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy thanh niên; vai trò tiên phong gương mẫu của người đoàn viên được khẳng định.

Thứ hai, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng tổ chức Đoàn; căn cứ đặc điểm, tình hình thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã triển khai nhiều kế hoạch, đề án, chương trình nhằm cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết 02 về “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn”, Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng tổ

chức Đoàn trên địa bàn dân cư”, Đề án “Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn dân cư”, Hướng dẫn “Đoàn viên sinh hoạt tại nơi cư trú”, “Xây dựng chi đoàn mạnh”… được triển khai sâu rộng đến 100 % các cơ sở Đoàn trực thuộc và thực hiện có hiệu quả. Nét mới là sự hình thành và hoạt động khá hiệu quả của mô hình đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên: CLB thanh niên lao động nhập cư, CLB sinh viên, CLB thanh niên tham gia phát triển kinh tế, chi đoàn văn minh công sở, chi đoàn nông thôn mới.

Thứ ba, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích cực tham gia xây dựng Đảng, là nguồn cung cấp cán bộ cho Đảng và là người kế tục trung thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng của Bác Hồ; là trường học XHCN của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động, giúp đỡ họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay; là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ; tập hợp, đoàn kết, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam, hướng dẫn và tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng, sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đoàn kết, tập hợp các lực lượng thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cống hiến tài năng, sức trẻ cho mục tiêu chung, khuyến khích hội viên và thanh niên tham gia tích cực vào hoạt động ích nước, lợi nhà, hướng thiện.

Thứ tư, các cấp bộ Đoàn trong toàn Thành phố đã thường xuyên tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần giải quyết và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của hội viên, thanh niên; đoàn kết hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của tuổi trẻ.

Thứ năm, thường xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ hội viên, sinh viên trong học tập và rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ của người sinh viên, góp phần xây dựng thủ đô vững mạnh.

Thứ sáu, giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho toàn bộ hội viên, sinh viên; phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên; tham gia đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan đến sinh viên. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của sinh viên.

Thứ bảy, thực hiện việc đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức sinh viên trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như đã nêu ở trên, trong hoạt động của các chủ thể giáo dục đạo đức cho thành niên Hà Nội còn gặp một số hạn chế sau đây:

Thứ nhất, công tác tham mưu của một số cơ sở đoàn về công tác thanh niên còn bị động, lúng túng, thiếu cụ thể và chưa hiệu quả. Việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác thanh niên chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Một số dự án, đề án ở cấp thành phố còn triển khai chậm; một số đề án do các ngành chủ trì còn chưa được triển khai mà mới chỉ nằm trên giấy.

Thứ hai, công tác chỉ đạo của một số ít cơ sở chậm đổi mới, thiếu quyết liệt và chưa quan tâm đến mục tiêu, hiệu quả. Việc kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên. Nhiều nơi tổ chức đoàn và cán bộ đoàn cấp trên chưa sâu sát cơ sở.

Thứ ba, việc cụ thể hóa 2 phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” tại không ít cơ sở đoàn còn chậm, thiếu sáng tạo nên kết quả triển khai chưa như mong muốn.

Thứ tư, nhiều đơn vị còn chưa có nhiều các công trình, phần việc thanh niên cụ thể, rõ nét, hiệu quả; việc tổ chức triển khai thực hiện các phong trào có lúc, có nơi còn lúng túng, đối phó, chưa quan tâm đến hiệu quả.

Thứ năm, nội dung, hình thức hoạt động của chi đoàn và hoạt động của đoàn cơ sở chưa hấp dẫn, chưa thực sự thu hút thanh niên,sinh hoạt chi đoàn vẫn là khâu yếu trong công tác tổ chức của Đoàn.

Thứ sáu, nhận thức về công tác Đoàn và phong trào Đoàn ở một số cấp bộ đoàn còn hạn chế, còn biểu hiện “khoán trắng“ cho Hội đồng Đội. Cũng một phần

là do công tác tuyên truyền về hoạt động của Đoàn đến tầng lớp thanh niên thủ đô chưa thực sự phát huy hiệu quả tối đa.

Thứ bảy, đội ngũ cán bộ làm công tác Đội trên địa bàn dân cư thiếu, yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đối với công tác thanh niên trong thời kỳ mới; Đoàn chưa chủ động làm tốt công tác vận động và kết hợp các môi trường giáo dục trong công tác thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô hà nội (Trang 47 - 50)