Phần phụ lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông trong thời kì 1986 2003 (Trang 155 - 176)

Phụ lục 1: Tài liệu phỏng vấn

A- phỏng vấn lnh đạo ngành giáo dục, phụ huynh học sinh và học sinh về giáo dục phổ thông hải phòng thời kỳ 1986 - 1995

1) Ông Nguyễn Trọng Lô - Giám đốc Sở Giáo dục Hải Phòng thời kỳ 1977- 1986, 1989-1993:

- “Từ thực tế giai đoạn 1986 - 1995, có thể rút ra một nhận xét: nếu muốn phát triển loại hình dân lập thì Nhà n−ớc cũng phải hỗ trợ các tr−ờng dân lập về cơ sở vật chất, tr−ớc hết là phòng học. Rất mừng là nhân dân Hải Phòng đã chấp nhận loại hình dân lập. Điều nhân dân quan tâm là đảm bảo chất l−ợng cho các cháu, còn việc thu học phí cao hơn các tr−ờng công là cần thiết”. - “Khi thực hiện chủ tr−ơng của Đảng, Nhà n−ớc, chúng ta (ngành giáo dục - đào tạo Hải Phòng) đã không tránh khỏi những thiếu sót chung của ngành giáo dục cả n−ớc, nh− đề ra mục tiêu quá cao (phổ cập phổ thông trung học) khi ch−a có điều kiện, xoá các tr−ờng tiểu học để rồi lập lại các tr−ờng tiểu học; t−ởng có thể bao cấp tất cả, quốc lập hoá tất cả, kể cả giáo dục mầm non, nay lại phải khuyến khích dân lập và cả t− thục”.

2) Nhà giáo −u tú Trần Mai H−ơng - Hiệu tr−ởng Tr−ờng THPT năng khiếu Trần Phú từ năm 1986 - 1996:

- “Để khắc phục những khó khăn trong buổi đầu thành lập tr−ờng, khi giáo án dạy các môn chuyên ch−a có, chúng tôi thành lập nhóm liên kết các tr−ờng chuyên: Lam Sơn (Thanh Hoá), Thái Bình, Ninh Bình, Lê Hồng Phong (Nam Định), Phổ thông trung học năng khiếu Trần Phú,... Chúng tôi không những trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy mà còn cùng nhau soạn đề kiểm tra các môn chuyên đề làm ngân hàng đề, bổ sung t− liệu chuyên môn của các giáo viên chuyên”.

3) Bà Vũ Thị Quý - Giáo viên Tr−ờng PTCS Kiến An (đã về nghỉ mất sức từ năm 1989):

- “Những năm cuối thập kỉ 80 (thế kỉ XX) cuộc sống của ng−ời dân thành phố rất khó khăn. Đang là giáo viên cấp I, tôi đã phải về nghỉ theo chế độ 176, lấy số tiền nghỉ “một cục” đó mua một quầy hàng ở chợ Ga để buôn bán. Tuy rất yêu nghề, rất tiếc quá trình dạy học 21 năm của mình nh−ng nếu cứ giữ lấy nghề dạy học thì đồng l−ơng giáo viên lúc đó không thể nuôi nổi gia đình đ−ợc. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi cũng phải bỏ nghề để làm công việc khác, trong đó đáng buồn là có những công việc làm ảnh h−ởng tới uy tín, danh dự và phẩm chất của nhà giáo”.

4) Bà Nguyễn Thị Lan - Phụ huynh học sinh Tr−ờng tiểu học dân lập Phù Đổng (niên khoá 1992-1996):

- “Hai vợ chồng tôi đi làm cả ngày, không có điều kiện đ−a đón con nếu cháu chỉ đi học một buổi. Cho nên khi Tr−ờng tiểu học dân lập Phù Đổng tổ chức các lớp học bán trú hai buổi chúng tôi rất mừng vì hình thức đó rất phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình. Một số phụ huynh thắc mắc là học phí hơi cao nh−ng chúng tôi nghĩ vẫn ở mức chấp nhận đ−ợc bởi các cháu đ−ợc học tập và ăn nghỉ tại tr−ờng, không chỉ đảm bảo chất l−ợng giáo dục mà còn rèn luyện cho các cháu cả tính tập thể và tinh thần độc lập”.

5) Ông Trịnh Văn H−ng - Phụ huynh học sinh Tr−ờng PTCS Chu Văn An (niên khoá 1987 - 1991):

- “Tôi rất ủng hộ việc nhà tr−ờng đ−a nội dung lịch sử, địa lý địa ph−ơng vào ch−ơng trình chính khoá. Điều đó làm cho mỗi học sinh hiểu sâu về truyền thống quê h−ơng Hải Phòng với truyền thống “trung dũng, quyết thắng”. Không chỉ có vậy, các cháu còn đ−ợc học kĩ thuật địa ph−ơng (các nghề thủ công truyền thống Hải Phòng), đ−ợc thăm các cơ sở sản xuất giỏi và trực tiếp làm ra sản phẩm ở cơ sở sản xuất. Nội dung dạy nh− vậy mang tính h−ớng nghiệp - dạy nghề rất rõ, rất cần thiết”.

6) Chị Phạm Minh Hiền - Học sinh chuyên văn khoá 7 (1993 - 1996) Tr−ờng THPT năng khiếu Trần Phú:

- “Tr−ờng THPT năng khiếu Trần Phú là tr−ờng chuyên của thành phố nh−ng thực sự thành phố đầu t− cho việc xây dựng các tr−ờng chất l−ợng cao còn thấp. Tôi thấy chính sách đãi ngộ của thành phố, của ngành giáo dục cho học sinh năng khiếu còn quá ít. Chúng tôi chỉ nhận đ−ợc học bổng khi đạt đ−ợc giải trong cuộc thi học sinh giỏi thành phố (từ giải ba trở lên), hay khi đ−ợc vào đội tuyển quốc gia và đạt giải quốc gia. Trong khi đó học sinh ở các tr−ờng chuyên của các tỉnh nh− Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định, Hà Nội,... thì đã đ−ợc nhận học bổng khi họ đạt danh hiệu học sinh tiên tiến”.

7) Ông Vũ Lệnh Luật - xã Minh Tân, huyện Kiến Thuỵ:

- “Từ năm 1988, có một hiện t−ợng xảy ra ở huyện Kiến Thuỵ chúng tôi nói riêng và ở các huyện khác trong thành phố nói chung là học sinh cấp II, cấp III bỏ học rất đông. Bản thân 3 đứa con lớn của tôi thời điểm đó cũng chỉ học hết lớp 7 là nghỉ. Nếu học lên nữa ch−a thấy thiết thực đâu trong khi gia đình cần cả sức lao động của con cái để thực hiện khoán 10 và làm kinh tế gia đình. Bây giờ nghĩ lại mới thấy những hạn hẹp thời đó của mình. Nh−ng cũng không thể trách chúng tôi đ−ợc bởi lúc đó nhận thức chung của xã hội về vị trí, vai trò của ngành giáo dục ch−a đầy đủ. Thực tế xảy ra tr−ớc mắt chúng tôi thời điểm ấy, học sinh đ−ợc đào tạo ra không có việc làm, chữ nghĩa học đ−ợc d−ờng nh− không góp phần làm ra của cải vật chất, làm lao động nông nghiệp không có nhu cầu nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật,…Vậy nên, học thêm nữa không để làm gì cả”.

8) Ông Nguyễn Văn Bé (xã Thủy Đ−ờng, huyện Thuỷ Nguyên ) - phụ huynh học sinh Tr−ờng PTCS Thủy Đ−ờng, xã Thủy Đ−ờng, huyện Thủy Nguyên (niên khoá 1985 - 1993 và niên khoá 1987 - 1995):

- “Tôi vẫn còn nhớ cảm giác của những ngày giáp vào năm học mới hồi đó. Những thứ tiền đóng góp cho việc học của các cháu khiến cho một gia đình

thuần nông nh− gia đình tôi phải lo lắng ng−ợc xuôi. Không chỉ riêng gia đình tôi, gia đình nào có từ hai con đi học cùng lúc trở lên ở cái xã nghèo miền núi này đều gặp khó khăn nh− thế”.

B - phỏng vấn lnh đạo địa ph−ơng, ngành giáo dục, phụ huynh học sinh và học sinh về giáo dục phổ thông hải phòng Thời kỳ 1996 - 2003

1) Ông Trần Xuân Đình - Giám đốc Sở GDĐT Hải Phòng (từ năm 1995 đến nay):

- “Một trong những điểm nổi bật của GDPT Hải Phòng trong thời kỳ này là cơ sở vật chất không ngừng đ−ợc xây dựng và nâng cấp theo h−ớng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Các tr−ờng học đã đi từ “tranh tre nứa lá” sang “ngói hoá” trong thập kỉ 60, 70, từ “ngói hoá” sang “cao tầng hoá” những năm 80, 90 và tiến tới “hiện đại hoá” vào những năm đầu của thế kỉ XXI”.

- “Khi đ−a ra lời thề nhà giáo, giáo dục Hải Phòng muốn cái tích cực sẽ phải “dữ dội” hơn cả cái tiêu cực ở mảnh đất đ−ợc mệnh danh là miền sóng, miền gió này”.

2) Đồng chí Lâm Văn Hào - Bí th− Đảng ủy ph−ờng Cát Bi, quận Hải An:

- “Qua nhiều năm chỉ đạo và theo dõi hoạt động của Tr−ờng THCS Cát Bi (ph−ờng Cát Bi), chúng tôi cho rằng bài học thành công của tập thể cán bộ, giáo viên nhà tr−ờng tr−ớc hết ở chỗ lãnh đạo nhà tr−ờng đã năng động sáng tạo, tranh thủ đ−ợc sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp, nhất là chủ động tham m−u với Đảng uỷ, HĐND, UBND, Hội đồng giáo dục ra đ−ợc các nghị quyết chuyên đề về giáo dục, từng b−ớc giúp cho nhà tr−ờng tháo gỡ các khó khăn, đặc biệt là tạo ra đ−ợc một hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động xã hội hoá giáo dục cả trong việc làm thay đổi nhận thức về giáo dục cũng nh− trong việc huy động các nguồn lực trong nhân dân để làm giáo dục”.

3) Đồng chí Nguyễn Thị Mỹ - Anh hùng lao động, Bí th− Đảng ủy xã An Đồng (huyện An D−ơng):

- “Xã có 4 tr−ờng mầm non, 4 tr−ờng tiểu học cao tầng ở bốn khu dân c−, cùng với ngôi tr−ờng trung học cơ sở An Đồng trị giá hơn 10 tỷ đồng. Hiện xã vẫn còn nợ tiền xây tr−ờng, phải nghĩ cách trả dần. Lo thì lo lắm, nh−ng phải nghĩ tới tầm xa vì giáo dục phải đ−ợc coi là quốc sách. Đ−ợc cái là gần 20 năm nay, An Đồng không hề có đơn th− kiện cáo giáo dục. Hội đồng nhân dân xã ra nghị quyết giáo viên không đ−ợc dạy thêm tràn lan. 100% số giáo viên đ−ợc cấp đất từ một đến hai sào để gia đình lao động sản xuất. Hơn 50% số giáo viên đ−ợc cấp đất xây nhà ở. Tôi từng rơi n−ớc mắt khi vài năm tr−ớc đây, gặp các cô giáo sáng chạy chợ hoặc mót từng dây khoai lang, chiều lên lớp dạy học. Cực lắm”

4) Bà Nguyễn Thị Điều - Hiệu tr−ờng Tr−ờng THPT Thái Phiên:

- “ ở trong tr−ờng, giáo viên đăng ký dạy thêm phải ghi rõ dạy tiết nào, địa điểm nào, ở đâu. Dạy dân lập cũng phải báo cáo, kể cả đăng ký dạy ở nhà. Dạy thêm ở tr−ờng, mỗi tuần một lớp tổ chức không đ−ợc quá ba buổi. Học sinh lớp này có quyền đ−ợc đề nghị giáo viên lớp khác dạy thêm. Chính cái quyền đó khiến giáo viên nào cũng phải tự nâng cao trình độ của mình. Trong quá trình tổ chức, nhà tr−ờng thấy nếu số buổi dạy quá nhiều, phải xem xét hiệu quả dạy ở tr−ờng công lập ra sao. Nếu ch−a tốt, đề nghị giáo viên đó dừng việc dạy ở dân lập hoặc dừng việc dạy thêm. Tất cả vẫn phải −u tiên cho tr−ờng sở tại”.

5) Chị Nguyễn Thúy Hằng - Giáo viên Toán, Tr−ờng THPT năng khiếu Trần Phú:

- “Quy định dạy thêm không đ−ợc thu quá 10 nghìn đồng/môn/tháng/học sinh đề ra từ năm 1993 đến nay vẫn không thay đổi, mặc dù giá cả đã khác, trong khi đó, dạy dân lập, quy định 20 nghìn đồng/tiết. Nhà giáo chúng tôi mong muốn có một cơ chế tài chính hợp lý, phù hợp với thực tiễn”.

6) Ông Nguyễn Trung Chính - Hiệu tr−ởng Tr−ờng phổ thông dân lập Hàng Hải:

- “Trong báo cáo tổng kết 10 năm thành lập tr−ờng mình (1989 - 1999), tôi “kể khổ” về tr−ờng không có văn phòng, không có cả chỗ treo biển tên tr−ờng; và đặt ra câu hỏi vì sao tr−ờng sở yếu kém thế mà vẫn đứng đ−ợc giữa lòng thành phố này? câu trả lời vẫn nh− x−a: Cha mẹ học sinh. “Mạch nguồn” của chúng tôi vẫn đ−ợc khơi thông, với một lô gíc thật đơn giản: Để đổi lấy sự gắn bó của dân, chúng tôi đã hết lòng với con em họ”.

7) Ông Nguyễn Văn Hồng - Phụ huynh em Nguyễn Thị Thu Hoài - Học sinh chuyên văn khoá 10 (1996 - 1999) của Tr−ờng THPT năng khiếu Trần Phú:

- “Chúng tôi rất tin t−ởng vào chất l−ợng dạy học ở Tr−ờng Trần Phú. Cháu Hoài chỉ cần đi học chính khoá ở tr−ờng mà không cần phải đi học thêm đâu cả. Năm lớp 12 cháu đ−ợc giải Nhì môn Sử toàn quốc và đ−ợc vào thẳng đại học. Đó là niềm tự hào của gia đình chúng tôi và một lần nữa khẳng định niềm tin của gia đình chúng tôi nói riêng và rất nhiều bậc phụ huynh Hải Phòng nói chung, đó là “cho con thi đ−ợc vào tr−ờng Trần Phú là đã đặt đ−ợc một chân vào cổng tr−ờng đại học”.

8) Chị Phạm Mai H−ơng - Giải nhất môn Văn toàn quốc năm 1986, nay là Đảng viên, Giáo viên tổ Văn, Hiệu phó Tr−ờng THPT Ngô Quyền:

- “Là một giáo viên trẻ (sinh năm 1970), tôi thật may mắn vì đã đ−ợc công tác và phấn đấu trong một ngôi tr−ờng có bề dày truyền thống hơn 80 năm, với tập thể đồng nghiệp đoàn kết, nhiệt tình với nghề nghiệp. Chi bộ Đảng nhà tr−ờng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rèn luyện và đ−ợc đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trở thành Đảng viên, rồi trở thành lãnh đạo nhà tr−ờng, tôi càng thấy mình phải cố gắng, sống mẫu mực, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn”.

9) Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai - Hiệu tr−ởng tr−ờng phổ thông t− thục Thăng Long:

- “Tr−ờng Thăng Long đã sử dụng tối −u hệ thống Multimedia vào các hoạt động ngoại khoá với nhiều chủ đề giáo dục, h−ớng nghiệp, học hát, hát tập thể, biểu d−ơng khen ngợi, phê bình kịp thời,… Cứ nh− thế, hình thành phong cách học sinh tr−ờng Thăng Long: tự giác chấp hành tốt nội quy học tập, kỷ luật; lối sống đẹp, tự tin, văn minh, lịch sự,… dần dần đ−ợc hình thành, đó là nền móng cho kỹ năng sống cho học sinh nói chung”.

10) Chị Nguyễn Thị Thu Hằng - Giáo viên Văn Tr−ờng THPT Kiến An:

- “So với thời tôi đi học cấp III ngày x−a (1993 - 1996), các em học sinh hôm nay có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về trang thiết bị học tập. Các em đ−ợc học trên bảng chống loá, đ−ợc ngồi ở bàn ghế đúng tiêu chuẩn, có máy chiếu (overhead),… Ph−ơng pháp dạy học cũng hiện đại hơn. Đơn cử nh− với môn văn của tôi, lối dạy áp đặt, “mớm” kiến thức và cảm xúc cho học sinh đã và đang phải nh−ờng chỗ cho lối dạy dân chủ, tự do, năng động, coi trọng vai trò bạn đọc của học sinh. Chúng tôi cho các em tranh luận; coi các em là bạn đọc sáng tạo của tác phẩm và tôn trọng cảm thụ cá nhân của các em. Tuy nhiên, trong khi học sinh tranh luận, ng−ời giáo viên phải phân biệt rõ các phạm trù để tránh những nhầm lẫn, những quan niệm không nên có”.

11) Anh Vũ Lệnh Tiến - Phụ huynh học sinh Tr−ờng Hecman Gmeiner:

- “ Là phụ huynh học sinh, tôi rất tự hào vì ngành giáo dục - đào tạo Hải Phòng đã xây dựng đ−ợc một hệ thống tr−ờng lớp rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu học tập của con em chúng tôi. Cả hai cháu trai của tôi đều đang theo học tại Tr−ờng Hecman Gmeiner - một tr−ờng đa cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học), phục vụ việc học tập của học sinh làng SOS và học sinh là con em dân c− vùng lân cận. Tôi thấy tr−ờng có cơ sở vật chất tốt, cảnh quan s− phạm đẹp, có điều kiện phục vụ học sinh học bán trú. Việc cho các cháu học cùng các bạn ở làng SOS rất có tác dụng giáo dục các cháu”.

12) Bà Ngô Thị Kiếm - xã Bàng La, thị xã Đồ Sơn:

- “Tôi gần 70 tuổi mới có đứa cháu nội nh−ng rồi bố mẹ nó bỏ nhau, để lại cháu cho bà nuôi rồi đi làm ăn xa. Hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, nuôi ăn cho cháu còn khó chứ ch−a nói gì đến cho cháu đi học. Tôi đã làm đơn lên xã và xin cho cháu đ−ợc học ở Tr−ờng phổ thông dân tộc nội trú Đồ Sơn. Cháu ở nội trú luôn ở tr−ờng, cuối tuần mới về thăm tôi. Tuy xa cháu nh−ng tôi rất mừng vì cháu có điều kiện học hành, ăn ở tốt hơn hẳn khi ở với tôi. Tôi cảm ơn Nhà n−ớc rất nhiều vì đã có những chính sách hỗ trợ ng−ời nghèo nh− chúng tôi, không chỉ hỗ trợ về kinh tế mà còn hỗ trợ về tri thức nữa. Tin t−ởng rằng rồi đây lớp con cháu chúng tôi sẽ có cơ hội để tạo dựng một cuộc sống khác, tốt đẹp hơn cuộc sống của ng−ời dân vạn chài nh− ông bà, cha mẹ chúng”.

13) Anh Vũ Lệnh Chinh - học sinh Tr−ờng THPT Lê Qúy Đôn niên khoá 1997 - 2000:

- “Do hoàn cảnh gia đình khó khăn và cũng tự l−ợng đ−ợc sức học của mình không thể thi đỗ vào đại học nên ngay khi tốt nghiệp phổ thông trung học, tôi đã chọn con đ−ờng học nghề sửa chữa xe máy. Rất may là trong năm học lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông trong thời kì 1986 2003 (Trang 155 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)