Bối cảnh và đặc điểm của đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ công nhân tỉnh nam định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 32 - 41)

B. NỘI DUNG

1.2. Bối cảnh, đặc điểm và vai trò của đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định

1.2.1. Bối cảnh và đặc điểm của đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định thời kỳ

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2.1. Bối cảnh và đặc điểm của đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2.1.1. Bối cảnh tỉnh Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Với

diện tích: 1.669 km², Dân số Nam Định năm 2011 có 1.833.500 người với mật độ dân số 1.196 người/km². Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng. Vùng đồng bằng thấp trũng gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển. Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.

Nam Định có bờ biển dài làm điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn. Tỉnh gồm có thành phố Nam Định và 9 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên. Năm 2000, ước GDP của tỉnh đạt 5.920 tỷ đồng. Năm 2005, cơ cấu kinh tế là: nông-lâm-thuỷ sản: 41%, công nghiệp - xây dựng: 21.5%, dịch vụ: 38%. Nam Định có những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngành công nghiệp ở Nam Định đã hình thành và phát triển khá nhanh chóng. Cùng với Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn

nhất Đông Dương. Kể từ khi tái lập tỉnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lại

Khu Công nghiệp Hòa Xá, Mỹ Trung, Thành An, Bảo Minh, Hồng Tiến, Khu Kinh tế Ninh Cơ, Các cụm công nghiệp khác: Đã xây dựng 17 cụm công nghiệp huyện và thành phố với tổng diện tích 270 ha, thu hút được 352 doanh nghiệp và các hộ vào đầu tư sản xuất. Đội ngũ công nhân Nam Định được hình thành và phát triển nhanh chóng cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Đời sống đói khổ cùng cực với ba tầng áp bức, bóc lột; với phẩm chất kiên cường, không chịu khuất phục, đội ngũ công nhân Nam Định đã vùng dậy đấu tranh chống kẻ thù giai cấp. Đó là nền tảng để phong trào công nhân, phong trào cách mạng ươm mầm. Từ các cuộc đình công, bãi công lẻ tẻ, tự phát của công nhân ở từng nhà máy, xưởng sản xuất, phong trào dần lan toả, phát triển có sự liên kết, tổ chức rộng khắp ở các nhà máy, chịu ảnh hưởng rõ rệt của phong trào công nhân cả nước và phong trào công nhân quốc tế, tạo nên những điều kiện chủ quan chín muồi cho sự ra đời của tổ chức cách mạng đầu tiên có khả năng quy tụ cả phong trào yêu nước và đấu tranh của giai cấp công nhân. Đó là tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng ở Nam Định. Giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng, phong trào đấu tranh phát triển, chuyển biến cả về lượng và chất, các "hạt giống đỏ" của phong trào cộng sản đã nhanh chóng nảy mầm. Công hội đỏ ra đời, các chi bộ Đảng ra đời, lãnh đạo đội ngũ công nhân đấu tranh trước sự đàn áp của thực dân Pháp. Tháng 8-1945, giai cấp công nhân làm nòng cột cùng với các lực lượng khác ở địa phương dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đã khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi hoàn toàn trong vòng 6 ngày từ 19-8 đến 24-8- 1945. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đội ngũ công nhân Nam Định tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, khẳng định vai trò, vị thế tiên phong, bản chất cách mạng, tiên tiến trong các phong trào đấu tranh kháng chiến, kiến quốc. Từ các phong trào tòng quân, thi đua tăng gia sản suất trong kháng chiến chống Pháp, đến các phong trào thi đua "Mỗi người làm việc bằng hai", "Vì miền Nam ruột thịt",

"Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Tay búa, tay súng", "Đội bom mà sản xuất"..., công nhân Nam Định dưới sự lãnh đạo của Đảng và tổ chức Công đoàn đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đất nước. Vừa kiên cường chiến đấu bảo vệ nền độc lập, vừa lao động sáng tạo xây dựng cơ sở vật chất, của cải cho quê hương, đất nước, hoàn thành thắng lợi các "kế hoạch 5 năm", đảm nhiệm xuất sắc vai trò hậu phương lớn sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến... Đất nước thống nhất, phong trào công nhân Nam Định tiếp tục được phát huy sôi động, tinh thần, ý chí thi đua yêu nước, mà nòng cốt là phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, tăng năng suất, hiệu quả lao động, khắc phục khó khăn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, khôi phục nền kinh tế đất nước. Sau chiến tranh tàn phá kéo dài, hàng vạn lượt công nhân lao động giỏi, "lao động sáng tạo" với bao công trình, đề tài sáng kiến được ứng dụng vào sản xuất giúp tiết kiệm chi phí, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá địa phương trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Những Anh hùng Lao động, chiến sỹ thi đua mới tiếp tục được suy tôn với những thành tích, chiến công mới trong sự nghiệp lao động phát triển kinh tế xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp trong công cuộc đổi mới.

1.2.1.2. Một số đặc điểm của đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định

Một là, đội ngũ công nhân Nam Định được hình thành sớm và hiện có cơ cấu tuổi đời trẻ.

Năm 1883, sau khi chiếm xong tỉnh Nam Định thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa nhằm vơ vét của cải, bóc lột nhân công làm giàu cho chính quốc và phục vụ cho cuộc sống xa xỉ của bộ máy thống trị ở địa phương.

Trong cuộc khai thác thuộc địa của mình Chính quyền thực dân Pháp đã chủ động chọn Nam Định làm điểm tập trung đầu tư vốn. Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, chỉ tính riêng khối lượng vốn đầu tư của tư nhân

Pháp hồi đầu thế kỷ XX vào Nam Định là 3,5 triệu francs (Hà Nội 12,5 triệu francs, Hải Phòng 2,8 triệu francs ). Đến năm 1930 Pháp đầu tư vào khu vực dệt ở Nam Định lên khoảng 8 triệu francs và đến năm 1940 lên 100 triệu francs.

Năm 1888, hai Công ty Pháp đã bắt đầu xây dựng Nhà máy tơ ở Nam Định. Năm 1894, Nhà máy dệt, Nhà máy rượu được xây dựng. Sau đó rất nhiều xưởng sản xuất mới được xây dựng hoặc mở rộng trong thời gian trước và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (như Nhà máy chai, Nhà máy nước...). Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, công nghiệp trong thành phố Nam Định khá phát đạt.

Từ đầu thế kỷ XX, các công ty tư bản Pháp còn xây dựng một số cơ sở sản xuất ở vùng nông thôn giàu tiềm năng dệt lụa. Đến trước năm 1914, Nhà máy dệt trở thành trung tâm dệt lớn nhất Đông Dương, đồng thời trở thành trung tâm kinh tế của thực dân Pháp ở địa phương với lợi nhuận cao. Quy mô của nhà máy dệt được mở rộng liên tục (trừ mấy năm khủng hoảng kinh tế) và sự mở rộng của nó liên quan hữu cơ với quy mô ngày càng lớn của thành phố. Cũng từ đó thành phố Nam Định trở thành một đỉnh trong tam giác công nghiệp của vùng châu thổ sông Hồng.

Chính vì công nghiệp Nam Định phát triển như vậy nên đội ngũ công nhân ra đời rất sớm. Sự ra đời của khu công nghiệp Nam Định, mà trung tâm là nhà máy dệt đã làm xuất hiện lực lượng lao động mới - đội ngũ công nhân. Đội ngũ công nhân Nam Định được hình thành và gia tăng cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Định. Số lượng công nhân ước tính khoảng 1,5 vạn người vào đầu thế kỷ XX. Ngoài những công nhân làm việc trong các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ còn một bộ phận khác như phu xe, khuân vác, thợ nề. Đội ngũ công nhân sớm được giác ngộ ý thức giai cấp, sớm nhận rõ kẻ thù dân tộc cũng chính là kẻ thù giai cấp. Ngoài đồng lương rẻ mạt, điều kiện lao động cực khổ, công nhân còn bị đối xử như nô lệ: bị đánh đập, sa thải, cúp lương. Tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa cộng sản từ tổ

chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, công nhân Nam Định đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của bọn thực dân Pháp. Như vậy cùng với sự ra đời và phát triển của công nhân gắn với nền công nghiệp thuộc địa đã xuất hiện những người công nhân đầu tiên làm việc trong các nhà máy, công trường mới xây dựng khi miền bắc được giải phóng. Cùng với quá trình mở rộng các ngành công nghiệp, đội ngũ công nhân Nam Định càng lớn mạnh về mặt số lượng.Ngay từ khi mới ra đời, đội ngũ công nhân trong tỉnh đã tiếp xúc với nền sản xuất bằng máy, nắm bắt những quy trình công nghệ công nghiệp nằm trong mạch máu kinh tế quan trọng của nam Định.

Đặc biệt đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định hầu hết ở độ tuổi rất trẻ. “Đại đa số công nhân có độ tuổi từ 20- 30” Đây là tiềm năng để phát triển đội ngũ công nhân của tỉnh và có tác động rất tích cực như: năng động, có sức khỏe tốt, dễ thích ứng, dễ tiếp nhận cái mới, tính linh hoạt, cơ động trong sản xuất công nghiệp cao; thường xuyên có yêu cầu đổi mới kỹ thuật và công nghệ; sẵn sàng chấp nhận sự cạnh tranh cao…; tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ nên dễ bồng bột, thiếu kinh nghiệm thực tiễn; dễ bị kích động và bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, những tranh chấp lao động, đình công.

Hai là, tính chất lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân Nam Định chủ yếu là “thợ dệt” và đang phát triển đa ngành theo hướng hiện đại.

Nam Định là mảnh đất của nông nghiệp, cư dân đông đúc, nguồn nhân công dồi dào. Đó là những thuận lợi để thực dân Pháp xây dựng khu công nghiệp dệt lớn nhất trong cả nước. Thành phố có nhà máy Dệt Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam, nơi đây là một trong các mục tiêu tấn công của không quân Hoa Kỳ. Nam Định đã bắn rơi nhiều máy bay và bắt sống nhiều phi công Hoa Kỳ, nên đã được gọi là "Thành phố dệt anh hùng". Trong khoảng 15 năm từ năm 1960 – 1975 dù phải đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nhưng ngành dệt vẫn đóng vai trò trung tâm của toàn ngành

công nghiệp của Nam Định. Hơn nữa ngành công nghiệp dệt Nam Định vẫn có tầm quan trọng đặc biệt đối với công nghiệp và kinh tế miền Bắc lúc đó.

Đến Năm 1998 sau thời gian khủng hoảng thua lỗ đã cải tổ nhà máy thay đổi tổ chức, tinh giản lao động… khuyến khích các đơn vị thành viên trong tổng công ty thu hút hàng ngàn lao động dư thừa làm việc tại các công ty may mới. Do vậy nhà máy Dệt bắt đầu trở lại hoạt động và bước đầu đã có doanh thu cao hơn so với năm trước. Xác định công nghiệp dệt - may là bước đi quan trọng trong tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành dệt may Nam Định lại chiếm 47% giá trị sản xuất công nghiệp góp phần quan trọng phục vụ tiêu dùng và là một mũi nhọn xuất khẩu, Đảng và nhà nước đã tập trung giải quyết những vướng mắc, yếu kém của ngành Công nghiệp dệt may Nam Định

Ngành công nghiệp dệt may Nam Định tuy có gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung vẫn là ngành công nghiệp lớn nhất trên địa bàn về mọi phương diện, từ số lượng, quy mô doanh nghiệp, giá trị tài sản cố định, giá trị sản lượng sản phẩm và cả số lượng công nhân. Là ngành truyền thống của thành phố, trong những năm ngành công nghiệp trên địa bàn có khó khăn, ngành dệt may vẫn chiếm khoảng 50% tổng sản lượng công nghiệp của toàn tỉnh. Năm 1997, ngành dệt có 9 doanh nghiệp quốc doanh (2 thuộc trung ương, 5 thuộc địa phương); khu vực ngoài quốc doanh có 4796 đơn vị. Ngành may có 13 doanh nghiệp (trung ương 8, địa phương 5); khu vực ngoài quốc doanh có 1938 đơn vị.

Trong ngành dệt may Nam Định, Công ty dệt Nam Định là đơn vị sản xuất lớn nhất trên địa bàn tỉnh, đồng thời cũng là một đơn vị thuộc diện lớn nhất trong ngành dệt may của cả nước. Suốt trong những năm của thập kỉ 90, sự đình trệ trong sản xuất của Công ty dệt Nam Định đã cản trở không ít đến tốc độ phát triển kinh tế của tất cả mọi ngành, mọi khu vực trên địa bàn tỉnh. Năm 1998, Công ty dệt Nam Định đã có mức doanh thu tăng 12,3% so với

năm 1997. Năm 1999, kỷ niệm 110 năm Ngày truyền thống dệt Nam Định, Công ty dệt Nam Định đã có tới 176 mặt hàng mới bán ở thị trường trong nước và 32 mặt hàng mới xuất khẩu. Từ đấy, chấm dứt “thời kỳ khủng hoảng” của một đơn vị từng là chiếc nôi của ngành dệt may Việt Nam.

Hiện nay Nam Định được biết đến như là một khu trọng tâm phát triển chiến lược của ngành Dệt - May Việt Nam. Với trên 20 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động trên địa bàn, bạn có thể bắt gặp những doanh nghiệp có tiềm lực lớn và có thương hiệu đó là: Công ty TNHH Dệt Nam Định, Công ty Cổ Phần may Sông Hồng, Công ty Cổ Phần may Nam Định , Công ty TNHH Youngone (Hàn Quốc), ... Có hẳn một trường chuyên đào tạo lao động kỹ thuật cao cho ngành Dệt May là Trường Cao Đẳng Nghề Công nghiệp Dệt May Nam Định với trang thiết bị hiện đại hàng đầu so với các trường đào tạo nghề Dệt May tại Việt Nam.

Đội ngũ công nhân ở tỉnh Nam Định cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Khi đó họ gọi Nam Định là thành phố dệt. Đó cũng là bước ngoặt đánh dấu mốc khởi đầu cho sự phát triển của đội ngũ công nhân công nghiệp ở tỉnh Nam Định. Do là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có nhiều tiềm năng lợi thế và đang trở thành vùng phát triển sôi động, các địa phương xung quanh tỉnh Nam Định đều là những nơi có quan hệ về thị trường trong và ngoài nước, về khoa học công nghệ, về nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, nguồn lương thực…, nên triển vọng phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định là rất mạnh và đa dạng. Đây sẽ là một lợi thế để tỉnh Nam Định phát triển mạnh đội ngũ công nhân có tính chất lao động công nghiệp ngày càng cao.

Tuy nhiên đội ngũ công nhân Nam Định đang phát triển đa ngành theo hướng hiện đại. Bước đầu đã có đầu tư máy móc hiện đại để khai thác thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ công nhân tỉnh nam định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)