Thanh niên và đặc điểm của thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 40)

1.1.3 .Khái niệm lối sống

1.2. Xây dựng lối sống đối với thanh niên Việt Nam hiện nay

1.2.1. Thanh niên và đặc điểm của thanh niên

Thanh niên được nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu như sinh lý học, xã hội học, tâm lý học lứa tuổi và các ngành khoa học khác. Cùng với các khái niệm nhi đồng, thiếu niên, phụ lão..., khái niệm thanh niên có sự biến đổi trong quá trình phát triển xã hội-lịch sử. Xã hội loài người càng phát triển thì những khái niệm này ngày càng phong phú và hoàn thiện. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ là một cột mốc đánh dấu quá trình phát triển của loài người thể hiện qua các hình thái xã hội với những quy luật vận động và phát triển riêng của nó. Sự phát

triển của cơ thể con người, từ khi sinh ra đến khi từ giã cuộc đời cũng phải trải qua nhiều giai đoạn như sự phát triển lịch sử xã hội. Mỗi con người sinh ra, tồn tại và trưởng thành trong cuộc đời của mình đều trải qua các thời kỳ lứa tuổi. Ở mỗi thời kỳ đó, sự phát triển về thể chất, tâm lý và nhân cách của con người đó lại có những quy luật riêng. Thanh niên là thời kỳ kế tiếp của lứa tuổi thiếu niên và là một giai đoạn phát triển cao nhất về thể chất và tâm lý của con người. Chính vì thế, “thanh niên tồn tại với tư cách là một phạm trù lứa tuổi có cấp độ phát triển đặc biệt”[55, tr. 6]. Do đó, xét ở bất cứ bình diện nào, thanh niên cũng thuộc phạm trù con người, phạm trù xã hội và là một thành phần đặc biệt của cơ cấu xã hội.

Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên.

Thông thường, khái niệm thanh niên được dùng để chỉ một con người cụ thể; tính cách, phong cách trẻ trung của người nào đó; hoặc được dùng để chỉ cả một lớp người trẻ tuổi.

Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn xác định trong quá trình tiến hóa của cơ thể, trong đó cho thấy rõ sự cường tráng về thể lực, sự phát triển về trí tuệ, sự trưởng thành của sinh dục, tính dục. Họ cho rằng, chính sự trưởng thành của quá trình sinh học quyết định tất cả những yếu tố khác thuộc về mỗi con người.

Các nhà tâm lý học lại thường nhìn nhận thanh niên gắn với những quy luật biến đổi, phát triển tâm lý lứa tuổi và thế hệ như sự phát triển khả năng phân tích và suy luận, ham thích cái mới, sự hăng say hoạt động và sáng tạo, sự tự khẳng định, sự tự ý thức và coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt với các thời kỳ lứa tuổi khác.

Các nhà tâm lý học lại đề cao cái bản năng vô thức của con người và coi tuổi thanh niên là một giai đoạn phát triển tính dục-tâm lý xác định.

Từ góc độ xã hội học, thanh niên được nhìn nhận là một giai đoạn xác định của quá trình xã hội hóa, như là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập và bắt đầu có trách nhiệm công dân. Dưới góc độ này, người ta tập trung chú ý vào vai trò xã hội và sự hình thành những định hướng giá trị, vào những đặc điểm cơ bản liên quan đến việc chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động.

Dưới góc độ kinh tế học, các nhà nghiên cứu lại nhìn nhận thanh niên là một lực lượng lao động xã hội hùng hậu, là nguồn lực thường xuyên bổ sung cho đội ngũ những người lao động trên các lĩnh vực sản xuất. Họ coi thanh niên là một bộ phận rất quan trọng trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất và là một chủ thể của các quan hệ xã hội.

Các nhà hoạt động chính trị coi thanh niên là một lực lượng xã hội quan trọng, nguồn lực bổ sung cho giai cấp công nhân, lực lượng vũ trang. Thanh niên là lực lượng xung kích trong công cuộc đấu tranh đưa xã hội đi lên. Với các triết gia, văn nghệ sĩ, thanh niên được định nghĩa bằng cách so sánh hình tượng “thanh niên là mùa xuân của nhân loại”, là “bình minh của cuộc đời”.

Như vậy, mỗi ngành khoa học, tùy theo góc độ nghiên cứu của mình, đã nhấn mạnh khía cạnh cá thể, sinh học hoặc nhấn mạnh khía cạnh tập thể, xã hội của khái niệm thanh niên.

Theo Phạm Đình Nghiệp, “thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù có độ tuổi từ 14, 15 đến dưới 30 tuổi, gắn với mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội và có mặt trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội”[39, tr. 133].

Trong “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược thanh niên”,Chu Xuân Việt cho rằng: “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu – xã hội đặc thù bao gồm những người trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi thuộc mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn

trong xã hội hiện đại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của xã hội” [62, tr. 18]

Tùy thuộc vào nội dung và giác độ nghiên cứu mà có nhiều cách tiếp cận về thanh niên. Tựu trung lại, có thể rút ra một số nội dung tổng quát về quan niệm thanh niên như sau:

Thứ nhất, thanh niên với tư cách là một con người cá thể từ 15 đến 30

tuổi, đang trưởng thành, có sự phát triển trí tuệ và nhân cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhanh chóng về thể chất và tâm lý.

Thanh niên là thời kỳ đầu của người lớn. Đó là những năm tháng sung sức, đẹp đẽ nhất của đời người, có thể phân biệt rõ ràng nhất với thiếu niên, nhi đồng ở tuổi ấu thơ, với những người đứng tuổi (trung niên) và những người đã bước vào tuổi già.

Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm của từng thời đại lịch sử, các yếu tố truyền thống của từng quốc gia, dân tộc… mà quy định về độ tuổi thanh niên có sự khác nhau giữa các quốc gia. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới quy định tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 tuổi. Còn kết thúc thì có sự khác biệt. Có nước quy định là 25 tuổi (hầu hết các nước phương Tây), có nước quy định là 30 tuổi (Philippin, Hàn Quốc…), có nước khác lại quy định là 35 tuổi (Ấn Độ, Maldives…), thậm chí 40 tuổi (Malaysia). Nhưng xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên.

Ở Việt Nam, cho đến nay, tuổi thanh niên thường được hiểu đồng nhất với tuổi đoàn viên (15-30 tuổi). Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định tuổi đoàn viên là từ 15 đến 30 tuổi. Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam cũng đã xác định tuổi của hội viên là từ 16 đến 30 tuổi.

Đứng ở góc độ sinh học, lứa tuổi thanh niên được coi là một cấp độ phát triển hoàn thiện về mặt thể chất. Đó là sự phát triển mạnh mẽ về chiều

cao, cân nặng, sự phát triển và hoàn thiện hệ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, cấu tạo não và hoạt động sinh lý thần kinh… Sau tuổi thanh niên, con người dần đi vào thời kỳ lão hóa, khác với các cấp độ trước đó, ở cấp độ này không còn sự mất cân đối như ở tuổi dậy thì. Nhịp độ phát triển của cơ thể dần dần chậm lại và chấm dứt sự phát triển của cơ thể ở cuối tuổi thanh niên. Chính sự hoàn thiện và đầy đủ về thể chất đã tạo cho thanh niên một thân hình đẹp hài hòa, một sức mạnh về thể lực.

Trong lứa tuổi thanh niên, đi đôi với sự phát triển nhanh chóng về thể chất là sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và nhân cách. Thời kỳ này tương ứng với một cấp độ phát triển nhất định về tư duy và tình cảm. Tuổi trẻ có khả năng nhận thức, đánh giá, phân tích, suy luận về những sự kiện, hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Đây cũng là lứa tuổi được thu nhận những thông tin, tiếp thu những kiến thức và trí tuệ của loài người. Con người ở độ tuổi thanh niên tiếp thu các chuẩn mực xã hội và các giá trị xã hội nói chung, các chuẩn mực và giá trị của nhóm xã hội nói riêng, mà bản thân thanh niên tham gia vào đó.

Về mặt tâm lý, tuổi thanh niên thích cái mới, ưa cách tân, mong muốn đổi đời. Họ có nhu cầu tìm hiểu, muốn cắt nghĩa mọi hiện tượng khách quan, thích khám phá, sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, có hoài bão, có nhu cầu tự khẳng định mình, giàu ước mơ, trong sáng, vô tư, dám mạo hiểm, thích sự tích anh hùng, hay lý tưởng hóa và luôn hướng về tương lai. Có nhu cầu tình bạn, dễ kết bạn, thích hoạt động tập thể, xả thân vì bạn, công bằng, ghét bất công. Trong những giai đoạn của đời người, tuổi thanh niên là biểu tượng về sự trẻ trung, mạnh mẽ, hoạt động, hi vọng, ước mơ. Đây chính là giai đoạn thanh niên tự khẳng định vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong xã hội. Tuy nhiên, mỗi cá thể thanh niên đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, có cả sự tiềm ẩn những khả năng to lớn, cũng như những hạn chế nhất định. Bên cạnh sự mạnh dạn, lòng dũng cảm, dám nghĩ, dám làm là tính bồng bột, thiếu kinh nghiệm, liều lĩnh… Điều đó tạo nên mâu

thuẫn trong sự phát triển của thanh niên: con người sinh lý phát triển và hoàn chỉnh nhanh hơn con người xã hội. Đó là mâu thuẫn của quá trình tự phát triển trong bản thân nó với những phẩm chất xã hội chưa chín muồi. Để giải quyết tốt quan hệ đó thì sự giáo dục và hướng dẫn có vai trò đặc biệt quan trọng, tức là phải chú ý đáp ứng nhu cầu về tồn tại và các hoạt động mang tính đặc thù về lứa tuổi, giới tính, ăn, mặc, tình yêu, tình bạn…

Thứ hai, thanh niên là một nhóm xã hội - dân cư bao gồm tất cả những

thành viên trong một xã hội cụ thể đang ở trong độ tuổi thanh niên.

Bộ phận dân cư được gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác ở giới hạn độ tuổi. Thanh niên là một nhóm xã hội – dân cư “động” chứ không phải là một nhóm “tĩnh”, ổn định, bởi lẽ các thành viên của nhóm liên tục vào ở đầu này và ra ở đầu kia theo quy luật vận động tự nhiên của sự “lớn lên” hay “già đi”. Vì vậy, nó luôn là chủ thể chuyển tải liên tục các giá trị liên thế hệ, nhưng mặt khác nó rất khó xác lập cho mình những giá trị xác định có thể tạo nên một bản sắc nhóm bền vững. Việc nghiên cứu, khám phá những định hướng giá trị, xác định những chiều cạnh khách quan và chủ quan của lối sống của nhóm này là hết sức khó khăn và luôn hàm chứa dung sai và rủi ro cao.

Với tính cách là một nhóm xã hội – dân cư, “thanh niên” không chỉ “động” và phức hợp xét theo chiều dọc mà còn hết sức phức hợp theo chiều phẳng ngang, bởi lẽ nó hàm chứa trong đó những cá thể ở độ tuổi thanh niên có nguồn gốc xuất thân khác nhau, thuộc mọi giai tầng trong xã hội, với các trình độ học vấn, tôn giáo, sắc tộc, giới tính, thành thị và nông thôn và với nhiều ngành nghề khác nhau, dưới sự tác động của nhiều định hướng ý thức hệ, tư tưởng, truyền thống, mô hình ứng xử và với nhiều loại thói quen, tập tục…khác nhau.

Hơn nữa, xét về độ tuổi thì nhóm xã hội-dân cư “thanh niên” cũng chỉ là một nhóm lớn, bao gồm trong đó nhiều nhóm nhỏ thuộc các độ tuổi thanh niên khác nhau. Như quan điểm của chúng tôi đã được trình bày ở trên thì hiện nay đội ngũ thanh niên Việt Nam có thể được chia thành ba tiểu nhóm ở các độ tuổi: 15-18, 19-24, 25-30. Trong khi đó, nhóm tác giả của một nghiên cứu gần đây lại có cách phân chia thanh niên Việt Nam hiện nay thành ba tiểu nhóm với sự phân biệt độ tuổi như sau: 14-17, 18-21, 22-25. Một số nhà nghiên cứu khác lại chia nhóm xã hội-dân cư thanh niên thành các tiểu nhóm theo các độ tuổi 15-19, 20- 24 và 25-29 [46]. Trong một chuyên khảo xuất bản gần đây, Đặng Cảnh Khanh lại chia “dân số thanh niên” thành hai nhóm lớn theo các độ tuổi, 15-24 và 25- 34. [21, tr. 79] Mỗi tiểu nhóm này, ngoài các đặc điểm chung, còn có những đặc điểm riêng về sinh lý, tâm lý, giáo dục, nghề nghiệp và đặc biệt là độ trưởng thành về nhân cách xét theo quan điểm xã hội hóa.

Ngoài tiêu chí độ tuổi, nhóm xã hội - dân cư “thanh niên” còn có thể được chia thành các tiểu nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí khác, như thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn (nếu lấy địa bàn cư trú làm tiêu chí phân biệt), hay thanh niên công nhân, thanh niên nông dân hoặc thanh niên học sinh, thanh niên trí thức (nếu lấy nghề nghiệp làm tiêu chí phân biệt),…, ngoài ra, các yếu tố khác như tộc người, tôn giáo, giới tính, giàu-nghèo…cũng có thể được coi là tiêu chí để phân biệt các tiểu nhóm trong nhóm lớn thanh niên,

Qua đó, có thể thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội - dân cư có tính phức hợp rất cao, hàm chứa trong đó nhiều sự đa dạng về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, định hướng giá trị, lợi ích, tâm linh và các mô hình ứng xử và lựa chọn xã hội. Vì vậy, nghiên cứu lối sống thanh niên cần phải đặc biệt lưu ý đến tính phức hợp và tính đa dạng cao của nhóm xã hội - dân cư này, đồng thời phải luôn luôn đặt nhóm đó trong mối quan hệ với các nhóm xã hội-dân cư,

xã hội - nghề nghiệp, xã hội - giai cấp hoặc những cộng đồng dân cư khác nhau để xem xét, tham chiếu.

Dù là nhóm xã hội - dân cư có tính phức hợp và đa dạng rất cao như đã chỉ ra ở trên, “thanh niên” vẫn có những đặc điểm, đặc trưng chung, tạo nên tính thống nhất, những sự tương đồng là cơ sở cho độ cố kết và bản sắc của nhóm.

Cái chung, cái thống nhất căn bản nhất của “thanh niên”chính là ở tuổi trẻ, ở độ tuổi “thanh niên” của tất cả các thành viên. Trong cuộc đời mỗi con người thì tuổi thanh niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét từ góc độ tâm - sinh lý thì đây là giai đoạn con người chuyển biến từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành với sự hoàn thiện cơ thể về mặt sinh học và những chuyển biến về tâm- sinh lý, tình cảm rất điển hình, đặc biệt là trong “tuổi dậy thì”. Xét từ góc độ “con người - xã hội” thì tuổi thanh niên chính là giai đoạn mỗi con người trải qua quá trình xã hội hóa, chuẩn bị hành trang cho toàn bộ cuộc đời mình: học vấn, nghề nghiệp, thử nghiệm và lựa chọn văn hóa, kinh nghiệm, lối sống trên cơ sở định hình dần hệ giá trị của riêng mình, trở thành công dân thực thụ với đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ do luật định, lựa chọn bạn đời và lập gia đình (hay không lập gia đình)…

Với ý nghĩa nhóm xã hội - dân cư thì thanh niên cũng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia - dân tộc. Thanh niên là nhóm xã hội - dân cư có sứ mệnh đón nhận sự “trao truyền” giá trị, bàn giao nhiệm vụ, ủy thác trách nhiệm, gửi gắm niềm tin của thế hệ đi trước. Vì vậy, có thể nói thanh niên chính là tương lai của toàn cộng đồng, dân tộc. Nếu thế hệ thanh niên không được chuẩn bị chu đáo để tiếp nhận sự bàn giao sứ mệnh, kế tục các thế hệ đi trước thì số phận và tương lai của toàn bộ cộng đồng quốc gia - dân tộc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Do tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)