Thực trạng về các nguồn lực để nông dân tỉnh Nghệ An phát huy vai trị của mình trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa nơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò của giai cấp nông dân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay (Trang 55 - 63)

vai trị của mình trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn trong những năm qua

Thế giới chúng ta đang sống đang bước vào những đổi thay lớn lao. Với những thành tựu phi thường của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với sự xuất hiện của kinh tế tri thức, với q trình tồn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội biến chuyển khơng ngừng. Mặt khác, với sự ra đời của Internet, các phương tiện truyền thông,...thế giới dường như thu nhỏ lại, các đường biên giới quốc gia mờ đi, sự di chuyển các nguồn lực, ý tưởng từ nước này sang nước khác trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Để hồn thành sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn thì phải có nhiều yếu tố cần thiết. Do không được thiên nhiên ưu đãi, mảnh đất xứ Nghệ khô cằn sỏi đá lại liên tục bị thiên tai, lũ lụt, hạn hán...nên hình như đã tạo nên đức tính cần cù chịu thương chịu khó khơng cam chịu đói nghèo.

Dưới sự lãnh đạo của chính quyền và sự hỗ trợ từ các đơn vị khuyến nông, trong những năm qua nông dân Nghệ An đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên để thành cơng hơn nữa thì người nơng dân cũng phải nỗ lực hết mình để hồn thành nhiệm vụ trước mắt là xây dựng nông thôn mới và tiến tới hồn thành sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp nông thôn nâng cao đời sống nông dân tỉnh nhà.

Trong những năm qua Nghệ An đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía. Đó chính là những động lực to lớn góp phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay.

Nguồn lực bên ngoài:

Như trên chúng ta đã nói, để tạo nên sự thành cơng của sự nghiệp CNH và HĐH nông nghiệp nông thôn không chỉ dựa vào nguồn lực nội tại, các nguồn lực vốn có. Mà phải vận dụng linh hoạt và có hiệu quả nhất cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Trong những năm qua Nghệ An đã tích cực phát huy hết tiềm năng bên trong và thu hút một cách triệt để các nguồn hỗ trợ từ bên ngồi. Đó chính là sức mạnh to lớn giúp nông dân trong tỉnh phát huy hết vai trị của mình tạo nên thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Làm nên bộ mặt mới cho nông thôn Nghệ An trong thời gian qua.

Cụ thể, cho đến thời điểm này, đã có 29 dự án thoả thuận đầu tư và tài trợ. Trong đó, có 23 dự án ký kết đầu tư với tổng số vốn đạt hơn 21.000 tỷ đồng bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ưu tiên đầu tư của tỉnh: Cơ sở hạ tầng, dịch vụ, thương mại, công nghiệp... và 4 dự án đầu tư an sinh xã hội trên 70 tỷ đồng [46, tr6].

Trong nông nghiệp, các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản với tổng số vốn 1.076 tỷ đồng.

Thực tế thời gian qua, mặc dù chưa nhiều nhưng đã có một số dự án đầu tư lớn và bước đầu mang lại hiệu quả. Có thể kể đến các dự án lớn và hiệu quả của Công ty CP thực phẩm sữa TH; Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An; Công ty Thanh Thành Đạt với dự án trồng rừng... Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư khai mạc vào sáng 17/10/2011, ngành nông nghiệp đã xây dựng 5 dự án với tổng số vốn 1.076 tỷ đồng nhằm tiếp tục thu hút các nhà đầu tư. Trong đó, các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản

như: Nhà máy chế biến hải sản với quy mô 10.000 tấn sản phẩm/ năm, số vốn đầu tư khoảng 900 tỷ đồng; Dự án trồng và chế biến sản phẩm lạc, quy mô từ 15.000 đến 40.000 tấn sản phẩm/ năm có vốn đầu tư 90 tỷ đồng; Nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu, quy mô 5000 m3, vốn đầu tư 38 tỷ đồng, Nhà máy chế chế biến ván nhân tạo từ nguyên liệu tre, nứa mét, quy mô 20.000m3/ năm, vốn đầu tư 10 tỷ đồng và Nhà máy chế biến thịt hộp, quy mô 1.500 tấn sản phẩm/năm, vốn đầu tư 38 tỷ đồng. Nhìn chung tổng vốn đầu tư tồn xã hội trên địa bàn tỉnh các năm qua tăng liên tục. Tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân phấn khởi đầu tư sản xuất.

Thế nhưng, những nỗ lực của nhân dân Nghệ An vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Nguyên nhân là do: kết cấu hạ tầng KT- XH cịn nhiều yếu kém, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư đã ban hành và thực tiễn cịn có một khoảng cách, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong tỉnh còn nhiều bất cập,...Tất cả những nguyên nhân đó dẫn tới sự giảm sút hiệu quả của quá trình CNH và HĐH nơng nghiệp và nơng thơn. Ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài lên quá trình này. Làm thế nào để Nghệ An có thể trở thành địa bàn thu hút hấp dẫn? Điều đó địi hỏi rất nhiều ở sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân toàn tỉnh trong việc thu hút đầu tư và sử dụng linh hoạt có hiệu quả các nguồn vốn đó.

Nguồn lực bên trong:

Để sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn thắng lợi không thể chỉ dựa vào các nguồn lực từ bên ngồi mà cịn phải có sự góp sức to lớn của những nguồn lực từ bên trong. Vậy trong thời gian vừa qua Nghệ An đã có những nguồn nội lực nào và đã sử dụng các nguồn nội lực ấy hiệu quả ra sao?

Có thể thấy rõ từ xưa đến nay nhân dân Nghệ An là những lực lượng anh hùng trong chiến đấu, là những người dân cần cù chịu khó chịu khổ nhất nhì cả nước trong lao động sản xuất. Dường như mảnh đất khô cằn sỏi đá

vùng duyên hải miền Trung đã hình thành nên những phẩm chất của họ. Nghệ An là tỉnh đất rộng người đông, thời tiết khắc nghiệt nên cuộc sống của người nông dân trở nên khó khăn hơn nhiều so với nơng dân các vùng khác trong cả nước. Thế nhưng điều đó khơng có nghĩa là sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn không thực hiện được hay khó thực hiện. Người nơng dân Nghệ An với những đức tính chịu khó cần cù khơng khuất phục trước những khó khăn mà thiên tai mang lại. Nghệ An vẫn có những nguồn nội lực lớn để tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

Nghệ An có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.648.729 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 207.100 ha, đất lâm nghiệp là 1.195.477 ha (trong đó đất có rừng là 745.557 ha, đất khơng có rừng là 490.165 ha). Quỹ đất chưa sử dụng còn trên 600 ngàn ha chiếm 42% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Khả năng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông nghiệp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả 20-30 ngàn ha, lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh rừng trên 500 ngàn ha (phần lớn tập trung ở các huyện miền núi vùng Tây Nam Nghệ An).

Tổng diện tích rừng 745.557 ha, độ che phủ đạt 45,2% (theo số liệu năm 2004). Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý.

Nghệ An có 82 km bờ biển, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác thủy hải sản, giúp cho Nghệ An có nền kinh tế biển khá phát triển và bên cạnh việc phát triển đánh bắt, nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng được chú trọng.

Đó là những điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên ưu ái ban tặng. Thế nhưng trong những năm qua nông dân Nghệ An vẫn chưa thực sự phát huy

Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng KT-XH:

Trong thời gian gần đây được sự quan tâm của chính quyền nhà nước, các tổ chức hỗ trợ nên nhân dân Nghệ An đã có bộ mặt mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây cũng chính là những yếu tố góp phần hỗ trợ cho sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp và nơng thơn nói riêng, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung.

Về thuỷ lợi:

Để đảm bảo tính vững chắc cho sản xuất nông nghiệp, công tác thuỷ lợi ở Nghệ An đã sớm hình thành và phát triển. Ngày nay, hệ thống thủy lợi tỉnh nhà không ngừng phát triển mạnh về chất lượng và số lượng. Với tổng chiều dài hệ thống đê là 473,05km, Nghệ An là một trong những tỉnh có số lượng ao, hồ, sơng khá lớn. Theo Quy hoạch hệ thống đê điều sông Cả đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, giai đoạn từ năm 2010 - 2020, các tuyến đê tả sông Lam và hữu sông Lam chống được mực nước lũ tương ứng tần suất P=2%. Tuy nhiên, do hiện nay, dự án nâng cấp đê lưu vực sông Cả chưa triển khai thi công nên các tuyến đê này chỉ đảm bảo chống được mức lũ tương ứng mức báo động II.

Tuyến đê 42 được xác định là tuyến đê trọng điểm của tỉnh Nghệ An, bảo vệ cho Nam Đàn, Hưng Nguyên, TP. Vinh, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và đoạn đường sắt thống nhất Bắc - Nam, Quốc lộ 1A. Khi tuyến đê này có sự cố, sẽ đe dọa đến một vùng rộng lớn thuộc hạ du sông Cả.

Trong nhiều năm qua, đê tả sông Lam đã được bồi trúc, thay thế các cống xung yếu; tu bổ và làm mới thêm nhiều hệ thống kè bảo vệ. Tôn cao, mở rộng đê làm giảm các đoạn đê xung yếu. Dự án đường ven sơng Lam đã nâng cao trình, mở rộng và nhựa hóa cơ đê. Tất cả các cống qua đê xung yếu đều đã được xây dựng mới, chỉ còn lại một số cống tưới thuộc tuyến đê Đô Lương và Thanh Chương xây dựng đã lâu chưa được tu bổ. Các cống đều có cửa van.

Thời gian tới, tuyến đê tả sông Lam sẽ được tu bổ thêm một số đoạn đê bằng biện pháp đắp lấp các ao sát chân đê. Xem xét đắp cơ thứ 2 và xây rãnh tiêu nước phía đồng ở những nơi có nền đê ở cao trình thấp. Dần dần cứng hóa hồn tồn mặt đê để thuận tiện khi kiểm tra đê, đồng thời chống xói lở mặt đê khi có sóng hoặc nước tràn qua. Cần hồn thành dự án nâng cấp đê sông Cả, đặc biệt là các cống xây dựng từ những năm 1970 trở về trước để đảm bảo an tồn trong chống lũ.

Về giao thơng:

Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Có mạng lưới giao thơng phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sơng, sân bay và cảng biển, được hình thành và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế. Đặc biệt, trong những năm qua nông dân Nghệ An luôn hăng hái, nhiệt tình tham gia các phong trào xây dựng nơng thôn mới, chuyển biến của bộ mặt nông thôn thấy rõ nhất là việc nơng dân tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là xây dựng giao thông nông thôn. Cụ thể, các địa phương đã mở mới và nâng cấp 300km đường các loại, trong đó có 122km đường nhựa, 61km đường bê tông, 116km đường cấp phối, cùng 21 cầu với chiều dài 500 mét và 148 cống các loại. Đó cũng chính là một trong những điều kiện thuận lợi để Nghệ An đẩy nhanh q trình CNH, HĐH nơng nghiệp và nông thôn.

Về điện lực:

Các năm trước, Nghệ An ln có gắng đảm bảo việc cung cấp điện năng suất cao, tuy nhiên năm vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và 3, lốc xốy và đợt lũ gây khó khăn cho việc cấp điện và làm thiệt hại về tài sản hơn 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nghệ An vẫn cố gắng thực hiện việc cấp điện theo công suất được phân bổ. Điện thương phẩm đạt 916,088 triệu kWh, đạt 74,9% kế hoạch. Tỷ lệ tổn thất điện năng 11,9%, tăng 2% so với kế hoạch giao. Điện

thương phẩm 916,088, đạt 74,966% so với kế hoạch giao; tăng 15,2% so với cùng kỳ. Việc thực hiện tốt q trình điện khí hố nơng thơn sẽ là động lực to lớn góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn tăng tốc nhanh hơn.

Nguồn nhân lực:

Trong tất cả các nguồn lực cùng tác động đến q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn thì nguồn nhân lực (nguồn lực về con người) có vị trí đặc biệt quan trọng ln giữ vai trị quyết định và là nguồn lực của các nguồn lực.

Ở nước ta khái niệm nguồn lực con người được sử dụng tương đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Theo GS. Phạm Minh Hạc cho rằng: "Nguồn lực con người là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất" [20, tr.328]. GS.TS Hồng Chí Bảo cũng cho rằng: "Nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng - hiệu quả hoạt động và triển vọng mới phát triển của con người" [3, tr.14]. Theo tác giả Hồng Chí Bảo, "Ngồi thể lực và trí lực, cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, là nhu cầu và thói quen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng vào việc tìm tịi, cách tân các hoạt động, sáng tạo ra các giải pháp mới đối với công việc như một sự sáng tạo văn hóa" [3, tr.15]. Xét theo ý nghĩa đó, nguồn lực con người bao hàm trong đó tồn bộ sự phong phú, sự sâu sắc, đổi mới thường xuyên các năng lực trí tuệ, năng lực thực hành, tổ chức và quản lý,... Trong quan niệm này, tác giả nhấn mạnh đến kết cấu bên trong của nguồn lực con người.

Từ một số cách tiếp cận và những nội dung đã dẫn trên, có thể hiểu: Nguồn lực con người là phạm trù dùng để chỉ số dân, cơ cấu dân số, đặc biệt là chất lượng người với tất cả những tiềm năng, năng lực và phẩm chất làm nên sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội.

Nghệ An là một tỉnh có dân số đơng, nguồn nhân lực dồi dào, sức lao động trẻ trung năng động; đồng thời cũng là một trong những tỉnh có trình độ chất xám đứng đầu cả nước. Thế nhưng, thực tế cho thấy tuy Nghệ An là tỉnh có tỉ lệ người đỗ đạt cao, những anh hùng danh tướng hay những trí thức lớn đều tập trung nhiều ở tỉnh Nghệ An. Thế nhưng có một thực tế đáng lo ngại là tình trạng chảy chất xám đã và đang diễn ra mạnh mẽ nơi đây. Vậy làm thế nào để Nghệ An có thể khai thác được nguồn nội lực to lớn này? Làm sao để lực lượng có trình độ khoa học và tay nghề cao chịu ở lại góp sức mình vượt qua những gian khó của thiên nhiên để xây dựng q nhà? Đó chính là điều mà tỉnh nhà ln phấn đấu, ln cố gắng qua các chương trình thu hút, qua các dự án kêu gọi, các phong trào để nhằm phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao xây dựng quê hương giàu đẹp.

Dân số tỉnh Nghệ An gần 3 triệu người và là tỉnh có tỷ lệ dân số trẻ lớn so với các tỉnh trong cả nước. Đó chính là nguồn lao động dồi dào và năng động đang ngày đêm góp sức mình xây dựng quê hương Nghệ An phồn vinh hơn. Đặc biệt, tỷ lệ lao động được đào tạo của Nghệ An là khoảng 15%. Tồn tỉnh hiện có 105 tiến sỹ, trên 400 thạc sỹ, gần 24.000 người có trình độ đại học, 14.000 người có trình độ cao đẳng, 60.000 người có trình độ trung học chun nghiệp. Có thể nói đây là những con

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy vai trò của giai cấp nông dân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay (Trang 55 - 63)