1. Nguyên âm
1.2 Nguyên âm đôi hay nguyên âm ghép đôi
1.3.2 Quan niệm nguyên âm ghép ba
Ngoài quan niệm nguyên âm đôi, nguyên âm ba, trong giáo trình còn có một tên gọi khác “ nguyên âm ghép đôi/ ba ” thay thế bằng “nguyên âm đôi/ nguyên âm ba”.
Trong giáo trình “cuốn 3” và “cuốn 8” miêu tả nguyên âm ghép đôi/ba nhƣ sau : “Do hai/ba nguyên âm cấu thành gọi là nhị(tam) hợp nguyên âm, tức là hai/ba nguyên âm ghép lại” (由两(三)个元音的构成的元音叫做二(三)合 元音). Nguyên âm ghép đôi/ba thực chất là một trong những lọai vần của âm tiết tiếng Việt. Nhƣ ơi, oi, ôi, ui, ƣi, ay, ây, ao,eo, êu, iu, ƣu, au, âu, oa(ua), uơ,
oe(ue), uê; uôi, ƣơi, ƣơu, oai(uai), oao(uao), oay(uay), oau(uau), uây, oeo(ueo), uêu, uiu(uyu) uya v.v.
Cũng nhƣ những gì chứng tỏ trong phần phân tích nguyên âm đôi và nguyên âm ba, ngƣời biên soạn nhầm lẫn “chữ viết” và “âm”. Tiếng Việt chỉ có ba nguyên âm đôi là do hai nguyên âm cấu thành và không có một nguyên âm nào là do ba nguyên âm cấu thành. Những tổ hợp này chỉ có thể gọi là “hai chữ nguyên âm ghép” và “ba chữ nguyên âm ghép”.
Theo đặc trƣng của ngữ âm tiếng Việt, chúng ta có thể phân tích và nhận diện sự khác biệt giữa chữ viết và ngữ âm tiếng Việt nhƣ khi chúng ta phân tích nguyên âm ba, nguyên âm đôi nói trên. Khi cho rằng hai chữ nguyên âm và ba chữ nguyên âm là nguyên âm đôi và nguyên âm ba trong ngữ âm tiếng Việt thì điều không phù hợp đặc trƣng cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
1.4 Bán nguyên âm
Trong 8 cuốn giáo trình 4 cuốn có trình bày tới khái niệm bán nguyên âm ( cuốn 2, cuốn 4, cuốn 6 và cuốn 7). 4 giáo trình này là theo quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ, thống nhất cho rằng tiếng Việt có 2 bán nguyên âm [w] và [j]. Còn lại 4 giáo trình không có khái niệm bán nguyên âm.
Quan niệm không có bán nguyên âm là một khái niệm sai lầm. Quan niệm này cho rằng những nguyên âm đôi và nguyên âm ba là một lọai vần của âm tiết tiếng Việt, những nguyên âm đôi và nguyên âm ba này đảm nhiệm âm chính của âm tiết Việt. Theo quan niệm của những giáo trình này không có khái niệm bán nguyên âm, trong kết cấu của vần, chỉ có âm chính và âm cuối
hai yếu tố tham gia. Ví dụ: âm tiết “bay”, phần vần là do nguyên âm đôi “ay” đảm niệm. Âm tiết “quỳnh”, phần vần “uynh” là do ngyên âm đôi “uy” và phụ âm cuối “nh” cấu thành; Âm tiết “tuyết”, vần “uyêt” là do nguyên âm ba “uyê” và phụ âm cuối “t” cấu thành. Âm tiết “ngoài”, vần là nguyên âm ba “oai” đảm niệm . Thông qua những ví dụ này, chúng ta thấy rằng, theo quan niệm này, không cần thiết phải có khái niệm bán nguyên âm để đảm nhiệm một trong những yếu tố của phần vần. /w/ và /j/ hai bán nguyên âm trong quan niệm âm vị học và hình thứ chữ quốc ngữ đã trở thành một thành phần của nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ba trong 4 cuốn giáo trình này.
Trong phần trên, theo hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt lƣu hành ở Việt Nam, chứng tỏ rằng tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi, những khái niệm có hơn 3 nguyên âm đôi và khái niệm nguyên âm ba đều là khái niệm không đúng. Nhƣ vậy, quan niệm không có bán nguyên âm là một khái niệm sai lầm, không phù hợp với ngữ âm tiếng Việt hiện đại.
2. Phụ âm đầu
Theo thống kế, trong tất cả giáo trình tiếng Việt ở Trung Quốc, về số lƣợng phụ âm đầu, có 4 quan điểm khác nhau là: 22, 19, 23, 24.
3 cuốn cho rằng có 22 phụ âm là cuốn 4, cuốn 6 và cuốn 7. Đó là : b/b/,
p/p/, v/v/, ph/f/, m/m/, n/n/, đ/d/, t/t/, th/t’/, s/ʂ/, d(gi)/z/, l/l/, ch/c/, tr/ts/, x/s/, r/ʐ/, nh/ ɲ/, ng(ngh)/ ŋ/, c(k q)/k/, kh/ x/, g(gh)/ɣ/, h/h/.
Quan niệm này giống hai quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ, gồm có 1 âm có ba kiểu chữ viết, 3 âm có 2 kiểu chữ viết, 19 âm có môt kiểu chữ viết,
trong đó, 12 âm đƣợc ghi bằng 1 con chữ và còn lại 7 âm đƣợc ghi bằng 2 con chữ. So với hai quan niệm đã trình bày trong luận văn, quan niệm này không có âm tắc thanh hậu [ʔ], cho nên, trong giáo trình nó chỉ có 22 âm vị phụ âm. Giáo trình này là giảng dạy theo chữ, chỉ giảng dạy những âm vị đã đƣợc ghi bằng chữ viết, còn thiếu một âm vị không có chữ viết.
1 cuốn cho rằng có 19 phụ âm là cuốn 2: p b m v t đ n h l ph th kh nh s(x)
d(gi r) ch(tr) k(c q) ng(ngh) g(gh)
Quan niệm này khác với hai quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ, nó có 2 âm có 3 kiểu chữ viết, 4 âm có 2 kiểu chữ viết, 13 âm có một kiểu chữ viết, trong đó 9 âm có một con chữ và 4 âm có hai con chữ. Quan niệm này cũng không tính đến âm vị tắc họng [ʔ], chỉ có những âm vị đƣợc ghi bằng chữ viết. So với hai cách quan niệm, quan niệm 19 phụ âm cho rằng c(k q), d(gi r) là hai nhóm chỉ có một âm nhƣng có ba chữ cái khác nhau; ch (tr) và x (s ) là một âm hai chữ cái khác nhau. Quan niệm này chủ yếu là theo tiếng Hà
Nội hiện đại, không phần biệt ch và tr, d, gi vầ r, x và s.
2 cuốn cho rằng có 23 phụ âm là cuốn 5 và cuốn 1. Cho rằng có 23 phụ âm là cuốn 5: p b m n ph v h th t đ l c(k q) kh g(gh) x s ch tr d(gi) ng(ngh ) nh
r (không rung) r(rung). 23 phụ âm trong giáo trình cuốn 1 là: b p m n h ng(ngh) l đ t th ch tr k(c q) kh x s d gi r h g(gh) v ph.
Quan niệm 23 phụ âm có hai cách trình bày. Cách thứ nhất cho c(k q) là một âm vi có ba cách chữ cái, x s và ch tr phân biệt là hai âm vị; nhƣng d(gi)
lƣỡi”. Cách thứ hai cho ch và tr, x và s phân biệt là hai âm vị khác nhau, còn d,
gi và r phân biệt là 3 âm vị khác nhau.
Về số lƣợng thì nó đúng với hai cách quan niệm hiện đang lƣu hành ở Việt Nam, nhƣng về nội dung thì lại khác nhau. Cũng nhƣ quan niệm 22 phụ âm, 1 âm có ba kiểu chữ viết, 3 âm có 2 kiểu chữ viết, 19 âm có môt kiểu chữ viết, gồm có 14 âm đƣợc ghi bằng 1 con chữ, và còn lại 5 âm đƣợc ghi bằng 2 con chữ. Trong đó, cùng một chữ viết “r” có hai cách phát âm, “r rung lƣỡi” và “r không rung lƣỡi”. Còn cách quan niệm khác trong giáo trình “cuốn 1” có 1 âm có ba kiểu chữ viết, 2 âm có hai kiểu chữ viết, còn lại 20 âm chỉ có một kiểu chữ viết, trong đó, 6 âm có hai con chữ và 14 âm có một con chữ. Ngòai ra, nó cũng không tính đến âm vị tắc họng [ʔ].
2 cuốn cho rằng có 24 phụ âm là cuốn 3 và cuốn 8 : p b m ph v t th đ l n
c(k) kh qu g(gh) ng(ngh) nh h tr ch d gi r s x.
Cũng nhƣ các quan niệm đã trình bày trên trong các cuốn giáo trình, quan niệm 24 phụ âm này cũng không tính đến âm vị tắc họng [ʔ]. Quan niệm này có ba âm có 2 kiểu chữ viết, còn lại 21 âm chỉ có một kiểu chữ viết, trong đó, 8 âm có hai con chữ và 13 âm chỉ có một con chữ. Đây là một quan niệm xa cách với hai cách quan niệm âm vị học và hình thức chữ quốc ngữ hiện đang lƣu hành ở Việt Nam.
Nhƣ vậy, có nhiều quan niệm về số lƣợng phụ âm, có nhiều điều khác nhau về phân loại trong các cuốn sách giáo trình. Tóm tắt lại, là vì những
nhóm âm “c k q”, “ch tr”, “d gi r” và “x s” chƣa đƣợc thống nhất trong quan niệm nhận diện âm tiết tiếng Việt. Mỗi ngƣời biên sọan có quan niệm riêng của mình.
Sau đây là sơ đồ của số lƣợng phụ âm trong các cuốn giáo trình:
Chữ viết Cuốn 1 Cuốn 2 Cuốn 3 Cuốn 4 Cuốn 5 Cuốn 6 Cuốn 7 Cuốn 8
1 kiểu 19 âm 13 âm 21 âm 18 âm 19 âm 18 âm 18 âm 21 âm
2 kiểu 3 âm 4 âm 3 âm 3 âm 3 âm 3 âm 3 âm 3 âm
3 kiểu 1 âm 2 âm 0 1 âm 1 âm 1 âm 1 âm 0
tổng số 23 19 24 22 23 22 22 24
Theo hai quan niệm âm vị học và hình thức chữ quốc ngữ hiện đang lƣu hành ở Việt Nam, tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/. Trong đó, có 1 phụ âm có kiểu zêrô /ʔ/, 3 phụ âm /ŋ/ , /z/, /ɣ/ có hai kiểu chữ viết: ng/ngh, d/gi, g/gh, 1 phụ âm /k/ có ba kiểu chữ viết: c/k/q. Còn lại 17 phụ âm chỉ có một kiểu chữ viết:/m, f, v, t, t’, d, b, n, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, χ, h/. Nhƣ vậy, trong 8 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, bộ phận phụ âm không theo cả hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt.