Phụ âm cuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng việt ở trung quốc giai đoạn 2000 2010 (Trang 62 - 80)

Về phụ âm cuối trong các giáo trình, có thể chia thành hai quan niệm, 4 cuốn là theo quan niệm âm vị học, còn lại bốn cuốn là giống quan niệm chữ quốc ngữ.

+ 4 cuốn theo quan niệm âm vị học cho rằng tiếng Việt có 8 âm cuối, bao gồm 6 phụ âm và 2 bán nguyên âm. (cuốn 2, cuốn 4, cuốn 6, cuốn 7);

6 phụ âm đảm niệm âm cuối: / p / p, / t / t, / k / c, / m / m, / n / n, / ŋ / ng. 2 bán nguyên âm đảm niệm âm cuối: / w / u o, / j / i, y

+ Trong cuốn 1, cuốn 3,cuốn 5 và cuốn 8 không theo cả hai quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ. Âm cuối là do 8 phụ âm đảm niệm: /m/ m , /n/ n, / ɲ / nh, / ŋ / ng, / k / c, / c / ch, / p / p, / t/ t. So với quan niệm âm vị học, nó còn trình bày thêm hai phụ âm âm cuối: / ɲ / nh và /c /. 4 giáo trình này không có khái niệm bán nguyên âm, cho nên, cũng không có khái niệm “ bán nguyên âm đảm nhiệm âm cuối”

Trong 4 cuốn giáo trình này, về phần vần của âm tiết tiếng Việt có 5 kết cấu nhƣ sau:

vần nguyên âm đơn kèm theo phụ âm (8 phụ âm cuối) vần nguyên âm ghép đôi / vần nguyên âm đôi

vần nguyên âm ghép đôi kèm theo phụ âm/ vần nguyên âm đôi kèm theo phụ âm

vần nguyên âm ghép ba/ vần nguyên âm ba

phụ âm

Theo quan niệm nguyên âm đôi (ba) hoặc nguyên âm ghép đôi(ba) trong 4 cuốn giáo trình, những tổ hợp hai(ba) chữ nguyên âm có chữ cuối cùng là i(y) hoặc o(u) là một tổ hợp cố định, không tách ra nó thành các yếu tố âm đệm, âm chính và âm cuối. Trong phần vần của âm tiết tiếng Việt, vai trò của nó là âm chính. Ví dụ nhƣ những tổ hợp có i(y) đứng cuối nhƣ ai, oi, ôi, ƣi, ây, ay,uôi. ƣơi, uai, oay, uay… và o(u) đứng cuối nhƣ iu, êu, eo, ƣu, âu,ao, iêu, yêu, ƣơu, uyu, uêu, oeo, ueo,oao, uao, uau…đều gọi là vần nguyên âm ghép đôi(ba) hoặc nguyên âm đôi(ba). Nhƣ “ây”, “iêu” trong âm tiết “bấy” và “biểu”, hai âm tiết là do âm đầu “b” và âm chính “ây” “iêu” cấu thành. Nhƣng nếu theo quan niệm âm vị học lƣu hành ở Việt Nam, “bấy” là do âm đầu “b”, âm chính “â” và âm cuối “y”(bán nguyên âm) cấu thành; “biếu” là do âm đầu “b”, âm chính “iê”(nguyên âm đôi) và âm cuối “u”(bán nguyên âm) cấu thành.

Quan niệm này giống quan niệm chữ quốc ngữ, 8 phụ âm đảm niệm âm cuối, nhƣng lại không phải hòan tòan phù hợp với nó, vì nó không có bán nguyên âm đảm nhiệm âm cuối. Quan niệm này là một quan niệm sai lầm, không đúng với khái niệm âm tiết tiếng Việt. Vì trong giáo trình, quan niệm nguyên âm ghép đôi(ba) đã là một khái niệm nhầm lẫn “chữ” và “âm”.

Theo những phân tích trên, về phần âm cuối, trong 8 cuốn giáo trình tiếng Việt, 4 cuốn là giống quan niệm âm vị học, và 4 bốn là giống hình thức chữ quốc ngữ (có 8 phụ âm đảm niệm âm cuối), nhƣng không phải hoàn toàn theo quan niệm này ( không có bán nguyên âm đảm niệm âm cuối). Quan

niệm sau là một quan niệm sai lầm, không đúng với quan niệm âm tiết tiếng Việt đang đƣợc lƣu hành tại Việt Nam.

Kết Luận

Luận văn của tôi căn cứ vào hai cách quan niệm đang đƣợc lƣu hành tại Việt Nam để trình bày và nhận xét tình hình ngữ âm trong 8 cuốn giáo trình dạy ngữ âm tiếng Việt đã đƣợc xuất bản ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010.

Theo phân tích, trong những 8 cuốn giáo trình, không có cuốn nào là hoàn toàn theo một trong hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt hiện đang lƣu hành tại Việt Nam. Có cuốn là giống quan niệm âm vị học, nhƣng còn một bộ phận khác lại giống quan niệm chữ quốc ngữ. Có cuốn là giống quan niệm chữ quốc ngữ, nhƣng còn có bộ phận khác lại không giống cả hai cách quan niệm.

Trong 4 cuốn giáo trình “cuốn 2”, “cuốn 4”, “cuốn 6” và “cuốn 7”, bộ phận nguyên âm đơn là theo hình thức chữ quốc ngữ ( 9 nguyên âm đơn, trong đó gồm 2 nguyên âm đối lập dài ngắn); Nhƣng phần vần lại theo quan niệm âm vị học ( âm chính, âm đệm, âm cuối). Bộ phận phụ âm không theo cả hai quan niệm, số lƣợng phụ âm không thống nhất, cũng không nhƣ hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt.

Trong 4 cuốn giáo trình “cuốn 1”, “cuốn 3”, “cuốn 5” và “cuốn 8”, bộ phận nguyên âm đơn là theo hình thức chữ quốc ngữ ( 9 nguyên âm đơn, gồm có 2 nguyên âm đối lập đơn dài), còn lại các bộ phận khác không theo cả hai quan niệm ( không có khái niệm bán nguyên âm, có hơn 20 nguyên âm đôi, có khái niệm nguyên âm ba, không có khái niệm bán nguyên âm và âm đệm), số lƣợng phụ âm cũng không theo hai cách quan niệm.

Yếu tố ngữ âm Cuốn 5 Cuốn 1 Cuốn 3 Cuốn 8 Cuốn 6 Cuốn 7 Cuốn 2 Cuốn 4 NÂ đơn 9 9 9 9 9 9 9 9 NÂ ngắn 2 2 2 2 2 2 2 2 NÂ đôi 23 28 23 23 3 3 3 3 NÂ ba 12 13 12 12 0 0 0 0 BNÂ 0 0 0 0 2 2 2 2 PÂ 23 23 24 24 22 22 19 22 PÂ cuối 8 8 8 8 6 6 6 6 BNÂ âm cuối 0 0 0 0 2 2 2 2

Nguyên âm đơn là theo quan niệm CQN, còn lại các bộ phận khác không theo cả hai cách quan niệm.

Nguyên âm đơn là theo quan niệm chữ quôc ngữ; phụ âm không theo cả hai quan niệm; còn lại các yếu tố khác là theo quan niệm âm vị học.

Nhƣ vậy, nếu lấy hai cách quan niệm lƣu hành tại Việt Nam làm chuẩn, phần ngữ âm trong các cuốn giáo trình tiếng Việt đã đƣợc xuất bản ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010, không có một cuốn nào là hoàn toàn chính xác.

Theo những phân tích và khảo sát của tôi về nội dung ngữ âm trong các cuốn giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc, tôi sẽ đề xuất một vài ý kiến về việc biên soạn sách dạy tiếng Việt phần ngữ âm, cụ thể nhƣ sau:

- Trong khi biên soạn sách dạy tiếng Việt, phải tuân theo một trong hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt hiện đang lƣu hành tại Việt Nam, không nên “xa lạ” với hình thức chữ quốc ngữ hoặc âm vị học. Sở dĩ là hai quan niệm này đƣợc nhà ngôn ngữ học chấp nhận nhiều nhất là vì nó phù hợp với đặc trƣng âm và cấu trúc âm tiết của tiếng Việt.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ âm tiết tính. Đặc trƣng âm tiết tính của tiếng Việt quy định mỗi một đơn vị âm tiết có cấu trúc cố định. Mỗi một âm tiết có tối thiểu ba thành phần là thanh điệu, phụ âm đầu và phần vần. Phần vần có tối đa 3 thành phần gồm nguyên âm làm âm chính, bán nguyên âm làm âm đệm và âm cuối là phụ âm hoặc bán nguyên âm. Hai cách quan niệm âm vị học và hình thức chữ quốc ngữ phù hợp đặc trƣng âm tiết tiếng Việt. Cho nên, khi biên soạn sách dạy tiếng Việt phần ngữ âm, nên theo một trong hai cách quan niệm này. Những quan niệm sai lầm nhƣ khái niệm nguyên âm ba, không có khái niệm bán nguyên âm v.v… không nên xuất hiện trong giáo trình. Chọn một trong hai quan niệm để làm cơ sở lý luận là việc nhất thiết.

- Trong khi biên soạn phần ngữ âm, trƣớc hết phải xác định giáo trình là theo quan niệm nào? Dạy theo chữ hai dạy theo âm? Theo tôi, biên soạn phần ngữ âm theo hình thức chữ quốc ngữ là phù hợp hơn đối với ngƣời Trung Quốc. Hình thức chữ quốc ngữ cho rằng tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn 3 nguyên âm đôi, trong đó bao gồm hai nguyên âm ngắn “â” và “ă”; 10 phụ âm cuối bao gồm 8 phụ âm và 2 bán nguyên âm.

Hình thức chữ quốc ngữ trực tiếp hơn so với quan niệm âm vị học. Đối với ngƣời mới bắt đầu tiếp xúc tiếng Việt, còn chƣa tìm hiểu sâu về ngữ âm tiếng Việt, thì chữ quốc ngữ là dễ lý giải hơn, trực tiếp hơn. Có thể nói, tiếng Hán và tiếng Việt có kết cấu và đặc trƣng âm tiết tƣơng tự nhau. Khi mới bắt đầu tiếp xúc ngữ âm tiếng Việt thì khó phân biệt “âm” và “chữ”. Nếu dạy theo chữ thì ngƣời dạy dễ giải thích và ngƣời học cũng dễ chấp nhận hơn.

- Trong khi biên soạn phần ngữ âm, phải chú ý không lẫn lộn “âm” và “chữ”. Hiện nay, trong những giáo trình, đa số là dạy theo chữ viết, không theo âm vị. Nhƣ trong giáo trình “cuốn 2” giảng dạy cũng vậy: tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn, đó là: a ă e ê i(y) o ô ơ â ƣ u; 19 phụ âm: p b m n ph v h th t đ l c(k q) kh g(gh) x(s) ch (tr) d(gi) r, 3 nguyên âm đôi: iê(yê), uô(ua), ƣơ(ƣa). 2 bán nguyên âm: i(y), u(w)…Đây đã lẫn lộn chữ viết và âm, làm cho ngƣời học không có khái niệm “âm” và “chữ viết”, chỉ biết rằng những chữ viết nhƣ thế này là phụ âm, những chững viết nhƣ thế kia là nguyên âm... Cho nên, khi biên soạn giáo trình, phải chú ý đến điều này. Nên phân biệt trình bày “chữ viết” và “âm”. Ví dụ, tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn “/a/ /ă/ /ɛ/ /e/ /i/ /u/ /o/

/ɔ/ /ɤ/ /ɤ / /ɯ /”, phân biệt có chữ viết là “a ă e ê i(y) o ô ơ â ƣ u”, trong đó, /i/

có hai kiểu chữ viết “i” và “y”. Nhƣ vậy, ngƣời học mới có quan niệm “ âm” khác với “chữ”, đọc là theo “âm”, viết là theo “chữ”, “âm” và “chữ” là hai khái niệm khác nhau. Trong những 8 cuốn giáo trình, chỉ có mỗi một giáo trình “cuốn 7” phân biệt ra “âm” và “chữ viết".

- Trong khi biện soạn phần ngữ âm, nên trình bày rõ kết cấu và đặc trƣng ngữ âm của tiếng Việt để chia thành các phần sau: phần nguyên âm ( gồm 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi), 22 phụ âm làm âm đầu, phần thanh điệu ( gồm 6 thanh điệu), phần vần (bao gồm 2 bán nguyên âm đảm nhiệm âm đệm, 8 phụ âm và 2 bán nguyên âm đảm nhiệm âm cuối, 14 nguyên âm đảm nhiệm âm chính), trình bày rõ các loại sơ đồ của phần vần. Trong giáo trình, phần ngữ âm bao gồm các bộ phần nhƣ thế này là hoàn chỉnh.

Tri thức là vô tận, nhân loại đang không ngừng tiến bộ nên trong không biết bao nhiêu sai lầm. Trong quá trình học tập. chúng ta thƣờng tuân theo quy luật: nêu ra vấn đề - giải thích vấn đề-chứng tỏ giải thích-tìm ra sai lầm-sửa chữa sai lầm- tìm ra chân lý. Ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng cũng thế, hiện nay, tiếng Việt đang trong giai đoạn phát triển, còn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Có thể là hai cách quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ còn chƣa phải là tiêu chuẩn duy nhất. Sau này, sẽ có nhiều quan niệm khác nhau đƣợc nêu ra trong quá trình không ngừng học tập và nghiên cứu.

ngữ tiếng Việt về cả cách viết và nói, từ đó sẽ tìm đƣợc sự thống nhất trong phƣơng pháp sử dụng tiếng Việt của ngƣời Trung Quốc. Tôi hy vọng, luận văn của tôi có giá trị tích cực trong việc nghiên cứu, biên soạn giáo trình và học tập ngữ âm tiếng Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Tài Cẩn- “ Giáo trình lich sử ngữ âm tiếng Việt”, NXB Giáo dục, 1995

2. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hòang Trọng Phiến- “ Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Vịệt” (Tái bản lần thữ mƣời) NXB Giáo dục Việt Nam, 06-2009

3. Trần Trí Dõi-“Trao đổi với những ý kiến khác nhau về nguyên âm ba trong sách dạy tiếng Việt ở ngoài Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009, tr149

4. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan-“Cơ sở Tiếng Việt”, NXB văn hóa thông tin, 2000

5. Nguyễn Thiện Giáp - “ Các phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ”, NXB giáo dục,03-2009

6. Nguyễn Thiện Giáp - “Khái niệm ngôn ngữ học”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010

7. Cao Xuân Hạo - “Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩ”(lần thứ hai), NXB Gíao dục, 10-2003

8. Ngô Tiểu Phƣơng - “So sánh ngữ âm tiếng Kinh của làng Mũ Thàu (Trung Quốc) với ngữ âm tiếng Việt”, luận văn thạc sĩ, 2011

9. Đòan Thiện Thuật-“Ngữ âm tiếng Việt”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

Tài liệu tiếng Trung

10.《语音学》- 朱晓农,商务印书馆,2010, 3 ( “Ngữ âm học”, Chu Tiểu Nông, Nhà xuất bản Thƣơng Vụ, 03-2010)

11.《语言学纲要》- 叶蜚声,徐通锵,北京大学出版社,1997,4( “Ngôn ngữ học Cƣơng yếu”, Diệp Bối Thanh, Tu Thông Tƣơng, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 04-1997)

12.《语言学概论》- 胡明扬,语文出版社,2000,4 ( “Ngôn ngữ học Khái luận”, Hồ Minh Dƣơng, Nhà xuất bản Ngữ văn, 04- 2000)

13.《从 ABC 到越南语会话》- 黄以亭,林明华,世界图书出版公司, 2003.6 ( “Từ ABC đến Hội Thọai tiếng Việt”, Hòang Dĩ Đình, Lâm Minh Hoa, Công ty xuất bản Thế giới,06 - 2003)

14.《越语基础教程》- 吕士清,云南民族大学出版社,2003 ( “Giáo trình Cơ sở tiếng Việt”, Lữ Sĩ Thanh, Nhà xuất bản Đại học Dân tộc Vân Nam, 2003)

15.《现代越语通论》- 吕士清,初稿(“ Thông luận tiếng Việt Hiện đại ”, Lữ Sĩ Thanh, Sơ thảo, chƣa xuất bản)

16.《越南语教程第一册》-傅成劼,利国, 北京大学出版社,2005( “Giáo trình tiếng Việt tập 1”, Phó Thành Cật, Lợi Quốc, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 2005)

17.《实用越南语教程语音篇》- 蔡杰,重庆大学出版社,2008 (Giáo trình tiếng Việt Thực dụng tập ngữ âm”, Sái Kiệt, Nhà xuất bản Đại học Trùng Khánh, 2008)

18.《越南语第一册》- 秦赛南,外语教学与研究出版社,2003 ( “ Tiếng Việt tập 1”, Tần Sái Nam, Nhà xuất bản nghiên cứu và Giáo học Ngoài ngữ, 2003)

19.《标准越南语语音会话教程》- 石宝杰,苏彩琼,世界图书出版公司,

2008.4 ( “Giáo trình Ngữ âm và Hội thoại tiếng Việt”, Thạch Bảo Khiết, Tô Thái Qùynh, công ty xuất bản Thế giới,04- 2008)

20.《新编越南语基础教程一》- 曾瑞莲,民族出版社,2005 ( “Giáo trình Cơ sở tiếng Việt mới 1”, Tăng Thụy Liên, Nhà xuất bản Dân tộc, 2005) 21.《大学越语综合教程1》- 曾瑞莲,重庆大学出版社,2009 (Giáo trình

Tổng hợp tiếng Việt Đại học, Tăng Thụy Liên, Nhà xuất bản Đại học Trùng Khánh, 2009)

22.《东南亚十国概览》- 徐治等,云南人民出版社,1992 (“Khái quát về mƣời nƣớc Đông Nam Á”, Tu Trị, Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, 1992)

23.《语音学教程》-王理嘉,北京大学出版社,1992,11( “Giáo trình Ngữ âm học”, Vƣơng Lý Gia, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 11- 1992)

Phục lục

BẢNG NGUYÊN ÂM/BÁN NGUYÊN ÂM ( Theo cách trình bày của giáo trình )

TÊN SÁCH

NÂ ĐƠN NÂ ĐÔI NÂ BA BÁN NÂ

Cuốn 1 a ă e ê i(y) o ô ơ â u ƣ

ai ao au ay eo êu ia ya iê iu oa oe oi oo ôô ôi ơi âu ây uê ui ua uô uơ uy ƣi ƣa ƣơ ƣu

iêu yêu oai oay oao oeo uây uôi uya uyê uyu ƣơi ƣơu không có Cuốn 2 a ă e ê i(y) o ô ơ â u ƣ iê(yê ia ya) uô(ua) ƣa không có [j] [w] Cuốn 3 a ă e ê i(y) o ô ơ â u ƣ ai ao eo êu ia iu ơi oi ôi ui ƣi ua ay au ây âu oa oe ua uê uy uơ ƣu

yêu iêu oai oay oao oeo uây uôi uya uyu ƣơi ƣơu không có

â u ƣ uô(ua) ƣa Cuốn 5 a ă o ô ơ â u ƣ e ê

i(y)

ia(iê-) ua(uô-) ƣa(ƣơ-) ai ơi oi ôi ui ƣi ay ây ao ƣu eo êu iu au âu oa(-ua) uơ oe (-ue) uy

không có

Cuốn 6 a ă e ê i(y) o ô ơ â u ƣ

[ie] [uo] [ɯə] không có [j] [w]

Cuốn 7 /a/ /ă/ /ɛ /

/e/ /i/ /u/ /o/ /ɔ/ /ɤ/ /ɤ/ /ɯ/

[ie] [uo] [ɯə] không có

Cuốn 8 a ă e ê i(y) o ô ơ â u ƣ

ai ao eo êu ia iu ơi oi ôi ui ƣi ƣa ay au ây oa oe ua uê uy uơ ƣu

yêu iêu oai oay oao oeo uây uôi uya uyu ƣơi ƣơu không có

BẢNG PHỤ ÂM ( Theo cách trình bày của giáo trình ) TÊN SÁCH PHỤ ÂM ĐẦU SỐ LƢỢNG Cuốn 1 p b m ph v t đ th n r l ch x d tr nh s gi(r) k(c q) kh ng(ngh) h g(gh) 23 Cuốn 2 p b m t đ th n l ph v s(x) d(gi r) ch(tr) nh k(c q) ng(ngh) kh g(gh) h 19 Cuốn 3 p b m ph v t th đ l n c(k) kh qu g(gh) ng(ngh) nh h tr ch d gi r s r 24 Cuốn 4 p b m ph v th t đ n x d(gi) l tr s r ch nh c(k q) ng(ngh) kh g(gh) h 22 Cuốn 5 p b m ph v x d(gi) th t đ n l r tr s r ch nh kh c(k q) g

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng việt ở trung quốc giai đoạn 2000 2010 (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)