2.3. Phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng gia
2.3.1. Phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng gia đình
văn hoá ở Thái Nguyên hiện nay
Xuất phát từ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong công tác xây dựng gia đình văn hoá nên tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề gia đình văn hoá để từ đó có những phương hướng cơ bản nhằm nâng cao chất lượng xây dựng gia đình
* Coi xây dựng gia đình văn hoá là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình với xã hội đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn, xuất phát từ bản chất xã hội - XHCN, việc xác định xây dựng gia đình văn hoá là một nội dung quan trọng, là phương hướng cơ bản của công cuộc xây dựng xã hội mới - XHCN là hết sức cần thiết và đúng đắn. Bởi vì: một là, xây dựng gia đình văn hoá thực sự ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; có lối sống văn hoá gắn kết bảo vệ cộng đồng; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước là góp phần xây dựng xã hội ổn định, phát triển tốt đẹp, làm cho xã hội mới ra đời khác hẳn về chất so với các xã hội trước đó. Hai là, coi việc xây dựng gia đình văn hoá là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng XHCN là vấn đề cơ bản nó sẽ chi phối định hướng quá trình hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời nó chi phối việc thực hiện triển khai vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối đó ở các cấp, ban ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, vừa chi phối sự quan tâm chỉ đạo sát sao, tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy phong trào phát triển hơn nữa vì mục tiêu “ích nước, lợi nhà”. Hơn nữa xác định rõ vấn đề cơ bản này nó tác động cuộc vận động các gia đình tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng gia đình văn hoá, biến nó thành mục đích, nhu cầu phát triển tự thân của các gia đình, không còn có gia đình đứng ngoài phong trào này. Thông báo của Ban chấp hành Trung ương ghi rõ: “Nhiệm vụ xây dựng, hoàn hiện gia đình phải được thể hiện rõ nét trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của tất cả các ngành, các cấp, các địa phương” [56, tr.15-16]. Ba là, coi xây dựng gia đình văn hoá là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng XHCN, nó sẽ chi phối việc thực hiện xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên của các cấp, ban ngành, đoàn thể sát sao đúng tiến độ và có chất lượng.
Như vậy, có thể nói coi xây dựng gia đình văn hoá là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng xã hội - XHCN nó là phương hướng chỉ đạo để qua đó Đảng uỷ, chính quyền và các ban ngành tỉnh Thái Nguyên nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hoá qua đó thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình văn hoá phát triển nhanh, mạnh cả bề rộng lẫn chiều sâu và có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
* Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh làm cơ sở cho việc xây dựng gia đình văn hoá
Trong bối cảnh đất nước hiện nay đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện CNH, HĐH đất nước thì Thái Nguyên cũng nằm trong xu thế chung đó. Là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi đông bắc, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao… từ thực trạng đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã nhận thức được rằng cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH, HĐH, đảm bảo cho việc gắn tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo những điều kiện thuận lợi nhất đảm bảo cuộc sống các hộ gia đình cả về vật chất và tinh thần. Bởi vì so với mức sống hiện nay của cả nước thì mức sống của các hộ gia đình ở Thái Nguyên còn thấp, điều kiện sinh hoạt của các gia đình còn nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề nhà ở, nhận thức của người dân, hệ thống đường sá, y tế công cộng, nước sạch, vệ sinh môi trường… Vì vậy, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mô hình kinh tế hộ gia đình là một ưu tiên để tỉnh nhà sẽ tạo điều kiện xây dựng tốt hơn cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí để các hộ gia đình đáp ứng được điều kiện cần thiết và tốt nhất cho sự phát triển.
Mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cầu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc
phong - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Với mục tiêu cụ thể sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12%- 13%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12,0% - 12,5% và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11% - 12%/năm; trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 13,5% - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5%/năm.
GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 - 39%, nông nghiệp chiếm 16 - 17% vào năm 2010; tương ứng đạt 46 - 47%, 39 - 40%, 13 - 14% vào năm 2015; đạt 47 - 48%, 42 - 43%, 9 - 10% vào năm 2020.
Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65 - 66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 15 - 16%/năm.
Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 - 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 - 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt trên 20%/năm.
Tốc độ tăng dân số trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 0,9%/năm; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 - 0,82%/năm và tăng cơ học đạt 0,08% - 0,1%/năm.
Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ
túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hoá toàn bộ trường, lớp học; mỗi huyện có ít nhất 03 trường trung học phổ thông.
Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế; ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020.
Giải quyết việc làm bình quân hàng năm ít nhất cho 15.000 lao động trong thời kỳ 2006 - 2010 và cho 12.000 - 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 - 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% vào năm 2010 và đạt 68 - 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Nghị quyết số 170/2005/QĐ - TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tưởng Chính phủ) giảm xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 - 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên 0,7% vào năm 2010 và trên 0,8% vào năm 2020.
Bảo đảm trên 90% số hộ gia đình dược dùng nước sạch vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 100% vào năm 2020; 100% dân số có điện sử dụng vào năm 2010.
Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35% vào năm 2010 và đạt 45% vào năm 2020. Nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020. Bảo đảm môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn.
Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 14 - 16%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16 - 18%/năm.
Việc ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên hiện nay sẽ tạo điều kiện cho các gia đình phát triển toàn diện mọi mặt về đời sống vật chất, vă hoá, nơi ăn chốn ở, vệ sinh môi trường, dân số - kế hoạch hoá gia đình để ổn định mức tăng dân số hợp lý, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ,
lối chung của Đảng góp phần cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
* Xây dựng gia đình văn hoá dựa trên sự kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, tiếp thu những giá trị văn hoá của gia đình hiện đại
Thái Nguyên đang trên đường đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, thực hiện CNH, HĐH thì vấn đề văn hóa gia đình cũng đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống đến hiện đại. Nhưng xây dựng, phát triển văn hoá gia đình từ truyền thống đến hiện đại như thế nào cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội đúng với ý nghĩa văn hoá gia đình tiến bộ là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi sự phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân Thái Nguyên trong đó có sự nỗ lực không mệt mỏi từ mỗi gia đình. Trong xã hội hiện nay đã và đang có sự biến đổi đáng lo ngại về các thang giá trị trong tâm lý không ít người: “giá trị kinh tế to lớn hơn giá trị tinh thần, văn hoá; giá trị kinh tế hơn giá trị chính trị; giá trị trước mắt trội hơn giá trị lâu dài; giá trị hiện đại dễ lấn át giá trị truyền thống” [19, tr.1].
Để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân trong giai đoạn mới hiện nay. Định hướng đẩy mạnh nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trong Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Kế hoạch hành động xây dựng phát triển phong trào hướng tới mục tiêu: xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá ngày càng thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống xã hội, vào từng khu vực dân cư, từng gia đình, từng người, kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, hoàn hiện giá trị chuẩn mực mới, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước, giữ vững quốc phòng, an ninh của tỉnh nhà.
Với những yêu cầu đã được tỉnh Thái Nguyên đưa ra cho thấy cần phải