* Đối với Đảng và Nhà nước
xã hội; đề cao vai trò của gia đình là nền tảng phát triển xã hội và con người, chống lại sự suy thoái đạo đức, lối sống trong gia đình, sự tha hoá cũng như xung đột, đổ vỡ của gia đình. Xây dựng gia đình thực sự là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người, làm cho gia đình thành một “pháo đài” nhằm đối phó với các cuộc tấn công của lối sống phi đạo đức, phi văn hoá và thực dụng. Hướng tới xây dựng và thực hiện gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Nâng cao ý thức trách nhiệm và nhiệm vụ của gia đình đối với mỗi thành viên cũng như trong mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.
- Toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia chương trình xoá đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng nhân dân lao động. Bởi một thực tế đã chứng minh là đói, nghèo luôn là vật cản sự tiến bộ của gia đình và toàn xã hội. Xoá đói, giảm nghèo là biện pháp xoá bỏ sự mặc cảm, xây dựng lòng tin vào chính mình, vào đường lối xây dựng đất nước của quần chúng nhân dân nghèo đối với Đảng và Nhà nước. Đó là vấn đề không chỉ mang tính nhân văn mà suy cho cùng nó còn mang tính chiến lược về kinh tế của một xã hội tiến bộ. Do đó cần ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng đồng bộ hệ thống điện, đường, trường, trạm; đưa máy móc, khoa học công nghệ đến tận tay người dân, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu vùng xa; tích cực tuyên truyền, mở rộng giao lưu văn hoá giữa các vùng miền.
- Đảng và Nhà nước cần có chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về gia đình, phụ nữ và giới, từng bước xác định hệ thống các giá trị đạo đức, tâm lý trong đời sống gia đình phù hợp với các giá trị nhân văn, nhân bản của CNXH, lấy đó làm nội dung giáo dục đạo đức gia đình trong chương trình đào tạo các cấp, đặc biệt là cấp học phổ thông. Coi gia đình là yếu phát triển xã hội nên cần có chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về gia đình.
- Cần có những biện pháp để nâng cao nhận thức về gia đình trong xã hội, đặc biệt cần nâng cao dân trí. Chỉ khi trình độ học vấn của người dân
phúc mới có thể trở thành nếp sống của một xã hội văn minh. Đảng và Nhà nước cần tập trung phát triển giáo dục đào tạo, xây dựng đồng bộ các cơ sở giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục tại các vùng đồng bào dân tộc sinh sống. Có chế độ chính sách ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc khi theo học và khi ra trường.
* Đối với lãnh đạo các cấp, các ban ngành của địa phương
- Gia đình là một đơn vị kinh tế xã hội, có nghĩa vụ vừa chăm lo chất lượng cuộc sống gia đình vừa tạo nền tảng vững chắc cho sự giàu mạnh của quê hương. Vì vậy, vấn đề thu nhập, việc làm, đào tạo nghề, trình độ nhận thức...đang đặt ra vô cùng bức thiết. Do đó, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan ban ngành cần có chương trình hành động cụ thể, kịp thời nhằm thu hút việc làm cho các thành viên trong gia đình, đồng thời từng bước xã hội hoá dịch vụ của gia đình nhằm làm giảm nhẹ công việc nội trợ, tăng thời gian hoạt động trí tuệ, tự nâng cao trình độ hiểu biết, đặc biệt là người phụ nữ. Tổ chức hướng nghiệp và chuyển giao công nghệ đến tận từng hộ gia đình.
- Tỉnh cần có cơ chế, chính sách và điều kiện đảm bảo nhà ở, đảm bảo diện tích tối thiểu cho mỗi gia đình, nơi cư trú cho mỗi gia đình. Chính môi trường chật chội của gia đình sẽ tác động tiêu cực đến tâm hồn và tư duy trẻ thơ, đến quan hệ các thành viên trong gia đình. Mỗi gia đình cần được nâng cao chất lượng nhà ở không chỉ đủ mà phải đẹp và tiện lợi. Đó là yếu tố quan trọng đảm bảo tình yêu và hạnh phúc của các gia đình.
- Tăng cường hiệu lực pháp chế, chống các tệ nạn xã hội, những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trong xã hội ảnh hưởng đến gia đình như: ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ, ngược đãi phụ nữ và trẻ em, sinh đẻ có kế hoạch, mê tín...Tổ chức trợ giúp có hiệu quả những người lầm lạc và các gia đình đang bị tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng. Giáo dục và tạo điều kiện cho từng gia đình phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, bảo vệ gia đình.
- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh để tạo ảnh hưởng tốt đến đời sống mỗi con người và hạnh phúc của gia đình. Ra sức đẩy mạnh phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá.
- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và có những chính sách ưu đãi, ưu tiên với đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở một số huyện để giảm dần sự chênh lệch, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi.
* * *
Từ thực trạng việc xây dựng gia đình văn hoá Thái Nguyên hiện nay đã phản ánh sự vận động và biến đổi của quê hương Thái Nguyên. Những yếu tố tích cực, tiến bộ đang được kế thừa, hình thành và phát triển, từng bước được cụ thể hoá trong đời sống của người dân. Đời sống văn hoá tinh thần của người dân đã được nâng cao, khoảng cách về văn hoá, nhận thức giữa miền núi và miền xuôi đã đươc thu hẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại cái cũ, cái tiêu cực đã làm ảnh hưởng, tác động đến các mặt của đời sống xã hội nhân dân. Một số nơi còn tồn tại những hủ tục lạc hậu, phong trào xây dựng đời sống văn hoá, gia đình văn hoá chưa được hưởng ứng, tham gia tích cực, đặc biệt là ở những vùng có đồng bào dân tộc sinh sống. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá, trở thành phong trào rộng khắp trên toàn tỉnh thì cần có những giải pháp kịp thời, hiệu quả; Cần có sự quan tâm của các cấp uỷ đảng và chính quyền tỉnh Thái Nguyên và sự tham gia của tất cả mọi người dân. Không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ; không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH kinh tế của tỉnh; cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích người dân tham gia; tuyên truyền, phát động nhân dân thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và hơn ai hết cần có sự tham gia, ủng hộ và đồng lòng của tất cả mọi người dân, các hộ gia đình vì mục tiêu chung xây
Gia đình là tế bào của xã hội, là gốc của làng, nước. Xây dựng, bồi đắp cho mỗi gia đình trở thành một tế bào tốt cho xã hội, tổ ấm cho mỗi con người, hướng tới một gia đình văn hoá hoàn thiện là mục tiêu của tất cả chúng ta đã, đang và tiếp tục phải kiên trì phấn đấu.
KẾT KUẬN
Sức mạnh và sự ổn định của một dân tộc phụ thuộc vào gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình và sự phát triển kinh tế - xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Gia đình đã thay đổi phù hợp với điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội để từ đó nhận thấy trách nhiệm xã hội mới đang được trao cho gia đình, nhất là vấn đề xây dựng gia đình văn hoá.
Trước tình hình đó, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), cũng như kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX), Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã khẳng định phải bảo vệ cho được, phát huy huy giữ vững cho được truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc. Để làm được điều đó, cần phải tập trung xây dựng văn hoá truyền thống, trong đó cần phải củng cố, xây dựng nền tảng gia đình văn hoá hiện nay, vì “nhà là gốc của nước”. Do đó, định hướng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng gia đình văn hoá sắp tới, nhất là xu hướng hội nhập hiện nay thì Thái Nguyên có mấy vấn đề sau: Tập trung củng cố và xây dựng gia đình văn hoá nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ. Xuất phát từ gia đình, các thành viên trong gia đình đều có ảnh hưởng đến xã hội. Vì vậy phải nâng cao chất lượng gia đình văn hoá, làm cho gia đình thực sự là nơi lưu giữ, phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, nhất là truyền thống hiếu nghĩa, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái; Tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá cho cơ sở. Làm cho gia đình trở thành cầu nối, gắn kết các cộng đồng dân tộc xích lại gần nhau vì mục tiêu chung là bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người mới - con người XHCN. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng mà luận văn đã nghiên cứu để qua đó cho chúng ta nhận thức được xây dựng gia đình văn hoá là yêu cầu đặt ra không chỉ đối với Thái
Thông qua thực tế những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, trên cơ sở làm rõ được thực trạng, thấy được những kết quả và hạn chế luận văn đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề không dễ dàng và có thể thực hiện một sớm một chiều mà cần phải có định hướng, có sự nhận thức rõ ràng, đúng đắn và sự đồng thuận của Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành đoàn thể của tỉnh và của toàn xã hội cùng chung tay giải quyết mới có thể thấy được bản chất của vấn đề gia đình, gia đình văn hoá qua đó góp phần đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh đi đầu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng gia đình văn hoá.
Như vậy, gia đình là một vấn đề lớn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Gia đình Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Xây dựng gia đình văn hoá - một mục tiêu quan trọng thường xuyên của công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trong thời kỳ đổi mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph.Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
2. Hoàng Chí Bảo (1998), Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Những thay đổi về văn hoá xã hội trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở một số nước Châu Á, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục (1975), Đề cương bài giảng tâm lý học đại cương, Hà Nội. 5. Bộ Văn hoá - Cục Văn hoá Thông tin cơ sở (1988), Xây dựng gia đình
văn hoá trong sự nghiệp đổi mới, Hà Nội.
6. Bùi Đình Châu (2002), Văn hoá gia đình, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 7. Phạm Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Phạm Minh Thảo, Từ Thu Hằng,
Phạm Thị Thảo (1999), Từ điển văn hoá gia đình, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
8. Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, Thái Nguyên.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Lê Quý Đức - Vũ Thị Huệ (2003), Người phụ nữ trong văn hoá gia đình đô thị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (1997), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Phạm Minh Hạc (20/6/1996), “Định hướng giá trị xã hội tăng cường giáo dục tư tưởng”, Báo Nhân dân, tr.1.
19. Bùi Thu Hằng (2001), “Bạo lực trong gia đình”, Khoa học về Phụ nữ. 20. Lê Như Hoa (2001), Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển
nhân cách cách trẻ em, Viện Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
21. Trịnh Trung Hoà (1996), Hạnh phúc và bất hạnh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 22. Lê Tuấn Huy (2003), Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu
tố ảnh hưởng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
23. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hoá gia đình Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
24. Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hoá xã hội nông thôn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan (1997), Giáo dục giới tính, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Luật Hôn nhân và Gia đình (2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Luật Hôn nhân và Gia đình (2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Làm thế nào để xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
29. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 12, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
38. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Lê Minh (1994), Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội,
Nxb. Lao động, Hà Nội.
40. Mai Quỳnh Nam (2004), Trẻ em, gia đình và xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Cao Huyền Nga (2000), “Bất bình đẳng giới - Nguồn gốc của sự xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng”, Khoa học về Phụ nữ.
42. Trần Đình Nghiêm, Trần Hoàn, Nguyễn Phúc Khánh (2000), Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Nguyễn Duy Quý (2002), “Văn hoá và sự phát triển con người”, Tạp chí Nghiên cứu con người, Hà Nội.