Tính phổ biến của phạm vi ý niệm nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ chỉ bộ phần cơ thể người trong tiếng Lào có so sánh với tiếng Việt. (Trang 67 - 76)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1. Phạm vi ý niệm nguồn của phép ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ

3.1.1. Tính phổ biến của phạm vi ý niệm nguồn

Nội hàm của yếu tố biểu trƣng theo cách gọi của các nhà ngôn ngữ học truyền thống chính là đề cập đến khái niệm ý niệm nguồn đƣợc đề cập trong luận văn này. Trong mỗi đơn vị thành ngữ có ý nhất một ý niệm nguồn và sẽ có những đơn vị có nhiều hơn một ý niệm nguồn.

Tính phổ biến của ý niệm nguồn trước hết nằm ở tính phổ biến của phạm trù ý niệm nguồn.

Ngƣời Lào cũng nhƣ ngƣời Việt hay các dân tộc trên thế giới đều lựa chọn ý niệm nguồn dựa trên phƣơng thức tƣ duy mang tính phổ biến của con ngƣời. Vì phạm vi ý niệm nguồn phải quan sát trực tiếp, nên việc lựa chọn một sự vật hay hiện tƣợng nào đó trở thành ý niệm nguồn trƣớc hết phải xuất phát từ đặc điểm có thể quan sát trực tiếp. Vì thế tính phổ biến của ý niệm nguồn trƣớc

hết nằm ở tính phổ biến của phạm trù ý niệm nguồn.

Bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ đầu, chân, tay, miệng, tai, mũi… là các sự vật cụ thể, trực quan trong thế giới khách quan mà con ngƣời có thể nhìn thấy đƣợc. Xét về quá trình hình thành từ vựng, phạm trù về bộ phận cơ thể ngƣời tác động vào tri giác của con ngƣời để hình thành nên các từ vựng. Vì vậy bộ phận cơ thể ngƣời đƣợc coi là lớp từ vựng, những phạm vi nguồn cơ bản trong mỗi ngôn ngữ.

Qua khảo sát thành ngữ tiếng Lào, trong số 249 thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời có tất cả 36 bộ phận cơ thể - là ý niệm nguồn của phép ẩn dụ trong thành ngữ Lào, bao gồm:

Ấc (ngực); Bà (vai);

Cả đục (xƣơng); Cai (thân thể); Chay (tim); Chày (lòng); Chít (dạ); Cổn (đít);

Địu (ngón); Eo (eo);

Hủ (tai); Hủa (đầu);

Khẻn (cánh tay); Khẹo (răng); Khị (phân, cứt); Kho (cổ); Khổn (lông); Lẳng (lƣng); Lếp mƣ (móng tay); Lịn (lƣỡi); Lƣợt (máu);

Mƣ (tay)

Nạ (mặt); Nẳng (da); Nôm (sữa);

Tà (mắt); Tắp (gan); Thò coi (ngón út); Thoọng (bụng); Tin (chân); Xịn (thịt); xoọc (khủy tay); Xốp (môi).

Tính phổ biến của ý niệm nguồn còn được biểu hiện ở thuộc tính hay tính chất mà ý niệm nguồn đó gợi ra nhằm tạo sự liên tưởng đến một phạm vi ý niệm nhất định.

Trong mỗi ngôn ngữ, thậm chí mỗi phƣơng ngôn đều có những đơn vị từ ngữ có giá trị biểu trƣng cao. Nhƣ vậy mỗi sự vật, hiện tƣợng đƣợc chọn làm ý niệm nguồn là do một thuộc tính của nó, mà thuộc tính đó luôn mang tính điển hình.Ví dụ trong thành ngữ Lào:

+ Các từ chỉ bộ phận cơ thể nhƣ: Pạc (miệng, mồm, mép); Xốp (môi); Lịn (lƣỡi) biểu trƣng cho hoạt động nói năng/giao tiếp/lý lẽ… Hoặc Lịn (lƣỡi) kết hợp với khẹo (răng) biểu trƣng cho sự gắn bó. Ví dụ:

Kin hạy lạ văng pạc vạu hạy lạ văng khăm” (Ăn hãy cảnh giác miệng, nói hãy cảnh giác lời)

Khư lịn cắp khẹo” (Nhƣ lƣỡi với răng)

+ Các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ: Tắp (gan)… biểu trƣng cho ý chí

con ngƣời: “Hản bạn giạn pà” (Gan ở làng, sợ ở rừng)

+ Nạ (mặt): Biểu hiện những dấu hiệu sinh lý của trạng thái tâm lý, tình cảm, lại vƣa biểu trƣng cho danh sự, nhân cách và thể diện:

Nạ xử tà bàn” (Mắt tƣơi mắt vui)

Nạ xừ chày khối” (Mặt thẳng lòng cong)

Nạ đeng pan nạ cày tì” (Mặt đỏ nhƣ mặt gà chọi)

+ Hủa (đầu): Thể hiện trạng thái tâm lý, tình thần, ý chí, một phần rất quan trọng:

Cau hủa cau hảng” (Gãi đầu gãi tai);

+ Kho (cổ): Trạng thái tâm lý, ý chí, hoặc biểu trƣng cho sự áp bức bóc lột, sự nguy hiểm:

+ Tà (mắt): Miêu tả trạng thái tâm lý, nhận thức, quan điểm, cách nhìn của con ngƣời:

Khậu bạn tà lều cò toọng lều tà tam” (Vào bản mắt lé cũng phải lé mắt theo)

Hển ngân nạ đăm, hển khăm nạ mựt” (Thấy tiền tối mặt, thấy vàng tối mắt)

+ Chày (lòng), Chít (dạ); Thoọng (bụng): Miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm, tâm tính của con ngƣời:

Chếp khẹn mẹn chày” (Đau buốt thắt lòng) “Xúc ốc xúc chày” (Hả lòng hả dạ)

Kin pun họn thoọng” (Ăn vôi nóng bụng)

Khắp thì dù đạy, khắp chày dù nhạc” (Chỗ hẹp ở đƣợc, lòng hẹp khó ở); “Khoam pạc vản chọi chọi, chày xộm đằng mạc nao” (Lời nói ngọt lừ, lòng chua nhƣ chanh)

Chít nừng chày điêu” (Một lòng một dạ)

+ Chay (Tâm, tim), Ấc (ngực): Biểu trƣng cho tình cảm, nỗi long, những suy nghĩ bên trong con ngƣời, có khi là nỗi lo lắng, sợ hãi, hồi hộp:

Khồn nhày chày mọi” (Ngƣời lớn tim bé);

Xạ vẳn nay ốc nạ rốc nay chày” (Thiên đàng trong ngực, địa ngục trong tim”

+ Hủ (tai): Biểu trƣng cho hoạt động nghe, tiếp nhận của con ngƣời trong

giao tiếp:

Khậu hú xai thạ lu hủ khoả” (Vào tai trái ra tai phải);

Au hủ pay na àu ta pay hày” (Lấy tai đi ruộng, lấy mắt đi rẫy)

+ Phả mƣ (bàn tay); Pộ mƣ (ngón cái); Khẻn (cánh tay); Thò coi (ngón út); Tin (chân); Địu (ngón); ); Lếp mƣ (móng tay); Mƣ (tay); xoọc (khủy tay): Các bộ phận tay, chân thƣờng biểu trƣng cho sự vận động, làm việc hoặc biểu trƣng cho những thứ gắn bó, quan trọng đối với con ngƣời:

Khậu xảm xoọc oọc xảm va” (Vào ba khuỷu tay ra ba sải);

Khư cắp nằng du coong phay” (Nhƣ khoá tay ngồi trên ngọn lửa).

+ Khị (phân, cứt): Thƣờng biểu trƣng cho cái xấu, thừa thãi, thấp kém: “Căm khị đì koà căm tốt” (Nắm phân tốt hơn nắm rắm); “Xùa va khị, đì va kẹo” (Xấu là phân, tốt là ngọc); “Khi xị oọc chừng kèn hả khỏn” (Phân sắp ra mới chạt tìm bô)

+ Bà (vai): Biểu trƣng nhƣ một chỗ dựa, một điểm tựa để có thể gánh vác những việc khó khăn, to lớn: “Khiêng bà khiêng tày” (Kề vai sát cánh)

+ Cai (thân thể): Thƣờng tƣợng trƣng cho phần bên ngoài con ngƣời: “Dạc hụ chày hạy bờng cai dạc hụ nai hạy bờng lúc noọng” (Muốn biết lòng ngƣời hãy nhìn thân thể, muốn biết quan hãy nhìn con em)

+ Cổn (đít): Thƣờng biểu trƣng một sự vật nào đó: “Kiệng khư cộn phụt

(Nhẵn nhƣ đít Bụt)

+ Eo (eo): Thƣờng để chỉ tính chất về kích cỡ: “Xựa nhào eo quạng” (Áo

dài eo rộng)

+ Khổn (lông): Thƣờng biểu trƣng cho ngoại hình, chỉ vẻ bên ngoài của

con ngƣời: “Cày ngam nhọn khổn, khổn ngam nhọn tèng” (Gà đẹp vì lông, ngƣời

đẹp vì trang điểm).

+ Lẳng (lƣng): Thƣờng biểu trƣng cho sự vất vả, gánh vác nặng nhọc: “Kin lải thoọng tẹc, bẹc lải lẳng hắc” (Ăn nhiều vỡ bụng, vác nhiều gãy lƣng;

+ Lƣợt (máu): Là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con ngƣời,

thƣờng để chỉ về sự gắn bó, mối quan hệ gần gũi: “Lượt khụn cua nặm” (Máu

đục hơn nƣớc)

+ Nẳng (da); Xịn (thịt); Cả đục (xƣơng): Thƣờng biểu trƣng cho những sự đau đớn đến tận cùng của con ngƣời:

Khụt nựa thửa năng” (Róc thịt xẻo da)

Chếp khư tắt xịn (Đau nhƣ cắt thịt)

+ Nôm (sữa): Biểu trƣng cho nguồn sống, nguồn cung cấp dồi dào. “Cằm phạ chuốp nằm nôm” (Trẻ mồ côi gặp đƣợc sữa).

Những tính biểu trƣng này ta cũng có thể thấy trong các ngôn ngữ khác nhƣ trong ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh,… Nhƣ vậy có thể thấy rằng trong thành ngữ tiếng Lào có một tập hợp các ý niệm về bộ phận cơ thể ngƣời mang tính phổ biến, tạo nên sự tƣơng đồng trong tƣ duy và văn hoá của ngƣời Lào và các dân tộc trên thế giới. Cùng một sự vật, hiện tƣợng sẽ mang lại những liên tƣởng nghĩa trùng hợp tạo nên tính tƣơng đồng văn hoá của các dân tộc hay nói cách khác là tạo nên quy luật tƣ duy chung của nhân loại. Nhƣ Quinne đã từng chỉ ra: Việc lựa chọn ẩn dụ cho một vài phạm vi không hoàn toàn là tình cờ, mà phản ánh những hiểu biết về văn hoá căn bản mà các cá nhân có đƣợc trong phạm vi đó [65].

Tính phổ biến của phép ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào còn thể hiện ở việc mở rộng các ý niệm nguồn cơ bản.

Tác giả W.Foley trong cuốn “Nhập môn ngôn ngữ học nhân chủng” khẳng đỉnh: “Tầm quan trọng trung tâm của ẩn dụ lại là đối với tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, đặc biệt là thông qua các hiện tƣợng mở rộng ngữ pháp”. Đồng thời ông cũng cho rằng: “Vai trò quan trọng của các ẩn dụ đối với việc tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, đặc biệt thông qua các hiện tƣợng mở rộng ngữ pháp, xảy ra khi các từ vựng độc lập trƣớc đó đƣợc phân tích lại thành các hình vị ngữ pháp, thƣờng thông qua một quá trình mở rộng mang tính ẩn dụ [66, tr. 188].

Cách mở rộng phạm vi ý niệm của các từ chỉ bộ phận cơ thể đƣợc coi là những ẩn dụ từ vựng đƣợc hình thành do kết quả của việc thay thế một tên gọi này bằng một tên gọi khác. Ẩn dụ từ vựng đƣợc xem nhƣ một phƣơng thức tạo từ nhờ ẩn dụ đã tạo nên những ngữ danh từ mới, làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ Lào. Tổng quan các ngôn ngữ trên thế giới có thể nhận định rằng việc con ngƣời lấy những bộ phận cơ thể mình để mở rộng vốn từ vựng nói chung và mở rộng nguồn ẩn dụ nói riêng là cách làm mang tính phổ biến nhất.

Từ vựng tiếng Lào cũng nhƣ thành ngữ tiếng Lào có chứa các từ chỉ bộ phận cơ thể cũng có hiện tƣợng này.

Trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Lào, hiện tƣợng mở rộng phạm vi nguồn thuộc phạm trù bộ phận cơ thể xảy ra với các bộ phận sau:

+ Bộ phận lịn (lƣỡi):

Đạy mia đì pan đạy xốp thảy khảng, đạy mia xàng phủa nùng phạ mảy” (Đƣợc vợ tốt bằng đƣợc lƣỡi cày gang, đƣợc vợ khéo chồng choàng áo lụa);

Pa lút bết mèn pa nhày” (Cá tuột lƣỡi câu là con cá lớn)

+ Bộ phận pạc (miệng): “Dà púc hườn xày pạc huội, dà púc cuội xày phăn

xả” (Đừng dựng nhà vào miệng suối, đừng chồng chuối vào ngày ăn chay);

+ Bộ phận tà (mắt): “Lược tam lược đạy phược tà đeng, nheng tam nheng

đạy mia tà bọt” (Kén đi chọn lại đƣợc củ môn mắt đỏ, chọn đi kén lại phải cô vợ mắt mù).

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, hiện tƣợng mở rộng nguồn ẩn dụ của các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong thành ngữ Lào không nhiều. Qua thống kê hiện tƣợng này chỉ xảy ra với 3 bộ phận là: Lịn (lƣỡi); Pạc (miệng); Tà (mắt). Qua đó cũng thấy rằng, hiện tƣợng mở rộng nguồn ẩn dụ không phải xảy ra hoàn toàn xảy ra nhƣ nhau ở tất cả các ngôn ngữ, các dân tộc trên thế giới. Tuỳ vào văn hoá, cách nhìn nhận, tƣ duy của mỗi dân tộc mà có những cách mở rộng nguồn ẩn dụ khác nhau. Điều này có thể thấy có những ý niệm nguồn bộ phận cơ thể trong tiếng Lào không đƣợc chuyển nghĩa, nhƣng lại đƣợc chuyển nghĩa trong ngôn ngữ của dân tộc khác. Ví dụ nhƣ theo thống kê của tác giả Trần Thị Hồng Hạnh trong thành ngữ Việt có 82 ý niệm nguồn thuộc phạm trù bộ phận cơ thể, trong đó có 9 ý niệm đƣợc chuyển nghĩa. Còn theo thống kê của ngƣời viết trong luận văn này thì trong 37 ý niệm nguồn thuộc phạm trù bộ phận cơ thể chỉ có 3 bộ phận đƣợc chuyển nghĩa.

+ Trong đó hai bộ phận đƣợc chuyển nghĩa trong cả thành ngữ Lào và thành ngữ Việt đó là bộ phận lƣỡi và bộ phận miệng (thành ngữ tiếng Việt: Cầm dao đằng lƣỡi; Kiến bò miệng chén).

+ Những bộ phận đƣợc chuyển nghĩa trong thành ngữ Lào nhƣng không đƣợc chuyển nghĩa trong tiếng Việt đó là bộ phận mắt.

+ Những bộ phận đƣợc chuyển nghĩa trong thành ngữ Việt nhƣng không đƣợc chuyển nghĩa trong tiếng Lào đó là:

Đầu (Ăn cơm không biết trở đầu đũa);

Mặt (Cháo đổ mặt mâm);

Mũi (Đòn càn hai mũi); Cổ (Vắt cổ chày ra nước); Lòng (Chết đuối lòng đĩa); Chân (Kẽ tóc chân răng); Đít, (Đầu chày đít thớt);

Trôn (Dễ loà yếm thắm, khó loà trôn kim).

Điều này đã tạo nên tính khác biệt trong phạm vi ý niệm nguồn của ẩn dụ trong thành ngữ Lào so với thành ngữ tiếng Việt cũng nhƣ so với các dân tộc khác.

Tính phổ biến của ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ Lào được thể hiện ở hiện tượng mở rộng ngữ pháp.

+ Trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Lào có những thành ngữ mang kết cấu ngữ pháp đặc biệt.

Ví dụ: “Khoam pạc vản chọi chọi, chày xộm đằng mạc nao” (Lời nói ngọt

lừ, lòng chua nhƣ chanh). Trong đó ta thấy rằng câu thành ngữ trên có kết cấu chủ vị, tuy nhiên kết cấu này có nội dung không hợp lý. Ví dụ nhƣ “lời nói” đƣợc miêu tả với “ngọt lừ”, “lòng” miêu tả “nhƣ chanh”, hai bộ phận cơ thể đƣợc miêu tả với những từ miêu tả về hƣơng vị. Điều này có vẻ không hợp lý về thực tế. Tuy nhiên cách ẩn dụ này nhằm diễn tả ý nghĩa: Phê phán những con ngƣời giả nhân, giả nghĩa, những con ngƣời bên ngoài cố nói những lời lẽ có vẻ

tử tế, tốt lành, nhƣng thực chất bên trong là con ngƣời xấu, trái ngƣợc với lời nói bên ngoài.

Xạ vản nay ốc nạ rốc nay chày” (Thiên đàng trong ngực, địa ngục trong tâm). Cách dùng kết cấu: Thiên đàng + (ở) trong ngực; Địa ngục + (ở) trong tâm có vẻ nhƣ không hợp lý vì thiên đàng, đia ngục là chỉ một nơi mà theo tâm linh con ngƣời là nơi ngƣời ta sẽ đến sau khi chết, nên đặt nó ở trong ngực, trong tâm là không hợp lý. Nhƣng cách nói có vẻ không hợp lý lại nhằm thể hiện ý nghĩa: Dù thiên đàng (tƣợng trƣng cho những điều tốt, hạnh phúc), hay địa ngục (tƣợng trƣng cho những điều xấu, khổ sở, bất hạnh) đều nằm chính ở trong tâm của mỗi con ngƣời.

“Xịn pay pà ma” (Thịt đi cá về): Câu thành ngữ có hai vế với kết cấu chủ vị: Thịt + đi, cá + về. Nhƣng “thịt” không thể “đi”, và từ “về” chỉ dùng cho ngƣời lại đƣợc dùng cho “cá”. Thành ngữ này ý muốn nói đến sự no đủ, sung túc.

“Au hù pay na àu ta pay hày” (Lấy tai đi ruộng, lấy mắt đi rẫy). Tƣơng tự trong kết cấu của thành ngữ này có cụm “tai đi ruộng”, “mắt đi rẫy”. Cách kết hợp này ý muốn nhấn mạnh về kinh nghiệm của ngƣời lao động khi đi ruộng và đi vào rẫy.

+ Trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Lào có những thành ngữ mang cấu trúc ẩn dụ đối xứng. Trong thành ngữ Lào có nhiều thành ngữ mang cấu trúc ẩn dụ đối xứng, trong đó có một từ gồm có 2 tiếng đƣợc tách làm đôi, mỗi tiếng nằm ở một vế của thành ngữ. Ví dụ:

“Cốt khì khút hít” (Đè đầu cƣỡi cổ)

“Khụt nựa thửa nẳng” (Róc thịt xẻo da)

“Bợt bản la lơng” (Hả lòng hả dạ)

“Piền nằng piền xịn” (Đổi da đổi thịt)

“Cốt khì khồm hểng” (Cƣỡi đầu đè lƣng)

“Còng lẳng xày phạ cộm nạ xảy đìn” (Lƣng chổng lên trời, mặt cúi xuống đất)

Khiêng bà khiêng lày” (Kề vai sát cánh) “Chốt ốc chốt chày” (Ghi lòng tạc dạ)

+ Trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Lào có những thành ngữ sử dụng cụm ngữ danh đặc biệt. Trong tiếng Lào, ngữ danh thƣờng có kết cấu: Danh từ + Tính từ. Tuy nhiên trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời có những câu lại có kết cấu: Tính từ + Danh từ. Ví dụ:

Kin pun họn thoọng” (Ăn vôi nóng bụng)”: Nóng + bụng

Ngam chày đì quà ngam nạ” (Đẹp lòng tốt hơn đẹp mặt): Đẹp + lòng, đẹp + mặt.

Ma nạ cạ kèn” (Bền lòng bền chí): Bền + lòng, bền + chí

Hển ngân nạ đăm, hển khăm nạ mựt” (Thấy tiền tối mặt, thấy vàng tối mắt): Tối + mặt, tối + mắt.

Họn cốc lếp chếp mè mư” (Nóng đầu móng tay, đau bàn tay): Nóng +đầu móng tay, đau + bàn tay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ chỉ bộ phần cơ thể người trong tiếng Lào có so sánh với tiếng Việt. (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)