Thành ngữ trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ chỉ bộ phần cơ thể người trong tiếng Lào có so sánh với tiếng Việt. (Trang 27)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Thành ngữ trong tiếng Việt

1.2.1. Quan điểm về thành ngữ

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thành ngữ. Trong đó theo tác giả Trƣơng Đông San (1974) cho rằng, tất cả những đơn vị mà lâu nay các nhà Việt ngữ học cho là từ ghép theo quan hệ đẳng lập hay quan hệ chính phụ, nhƣ: quần áo, nhà ăn, máy bay, đƣờng sắt…thì đó đều là cụm từ cố định. Từ quan niệm này, ông đã định nghĩa thành ngữ nhƣ sau: “Thành ngữ là những cụm từ cố định có nghĩa hình tƣợng tổng quát không suy trực tiếp từ ý nghĩa của các từ vị tạo ra nó. Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa hình tƣợng chung, trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen (tuần trăng mật, há miệng mắc quai, đèn nhà ai nấy rạng…) và những đơn vị mang nghĩa hình tƣợng bộ phận, trong đó có một phần mất nghĩa đen và một phần vẫn giữ đƣợc nghĩa đen (giết thời gian, sách gối đầu giƣờng…) [34].

Tác giả Nguyễn Văn Tu trong “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1978)

cho rằng: “Thành ngữ là cụm (từ) cố định mà các từ trong đó đã mất đi tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính hình tƣợng hoặc có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhƣng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học” [46].

Theo tác giả Đái Xuân Ninh trong “Hoạt động của từ tiếng Việt” (1978) đã khẳng định: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở mức độ nào đó và kết hợp lại thành một khối tƣơng đối vững chắc và hoàn chỉnh” [31, tr. 212].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1985) cho rằng: “Thành ngữ là đơn vị trung gian giữa một bên là ngữ, quán ngữ, một bên là tục ngữ” [12]. Tính trung gian của thành ngữ thể hiện cụ thể bởi thành ngữ là đơn vị định danh, cũng là tên gọi

một sự vật hiện tƣợng, là sự thể hiện của một khái niệm có tính thống nhất về nghĩa và cả tính tách rời về nghĩa.

Trong “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (1992), “thành ngữ là

tập hợp từ cố định, đã quen dùng mà nghĩa không thể giải thích đƣợc một cách đơn giản bằng nghĩa của những từ tạo nên nó” [47].

Nêu chung khái niệm thành ngữ trong loại lớn là ngữ cố định, tác giả Đỗ Hữu Châu (1998) nhận định: “Ngữ cố định là các cụm từ nhƣng đã cố định hóa, cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội nhƣ từ” [2]. Đồng thời trong “Cách bình diện của từ và từ tiếng Việt” thì ông không dùng khái niệm để định nghĩa mà ông chỉ nói đến tính chặt chẽ về ý nghĩa thƣờng đồng nhất với các thành ngữ nhƣ sau: “Cho một tổ hợp có một ý nghĩa S do các đơn vị A, B, C… mang ý nghĩa lần lƣợt là S1, S2, S3… tạo nên, nếu nhƣ ý nghĩa S không thể giải thích các ý nghĩa S1, S2, S3.. thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ”

Trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” (2005), tác giả Dƣơng Quảng Hàm viết: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn, ta có thể mƣợn để diễn đạt một tƣởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn” [15, tr. 8-9].

Tác giả Vũ Ngọc Phan trong quyển 2 “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam tập 3” (2008) cho rằng: “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều ngƣời đã quen dùng nhƣng tự riêng nó không diễn đạt đƣợc một ý trọn vẹn” [32, tr. 48].

Có rất nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học và nhà ngôn ngữ, tuy nhiên, theo chúng tôi, quan niệm đầy đủ và dễ hiểu hơn cả là quan niệm của nhà nghiên cứu Hoàng Văn Hành. Ông cho rằng: “thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, đƣợc sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” [16].

1.2.2. Đặc điểm của thành ngữ

Đặc điểm về cấu tạo: Theo quan điểm truyền thống, thành ngữ đƣợc xem nhƣ là một tổ hợp có nghĩa khi phát ngôn và chúng thƣờng không thể đƣợc chiết

tách thành các thành tố nhỏ hơn hay có thể tổng hợp thành những đơn vị lớn hơn. Do vậy, thành ngữ đƣợc xem nhƣ là một hiện tƣợng ngôn ngữ đặc biệt. Đặc trƣng của thành ngữ đƣợc thể hiện qua hai đặc trƣng cơ bản đó là đặc trƣng về cấu tạo và đặc trƣng về ý nghĩa:

Nguyễn Công Đức (1995) tập trung nghiên cứu thành ngữ ở hai bình diện cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Về cấu trúc hình thái, ông cho rằng có thể chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại: thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thƣờng [11].

Hoàng Văn Hành dựa vào cấu trúc đã chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hoá. Đến lƣợt mình, thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng lại đƣợc chia thành hai kiểu là thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng. Mỗi loại lại có đặc điểm ngữ nghĩa tƣơng ứng [16].

Lƣơng Văn Đang - Nguyễn Lực xác định ba đặc tính cơ bản của thành ngữ tiếng Việt:

a. Về mặt kết cấu hình thái, thành ngữ tiếng Việt phổ biến thuộc loại cụm từ cố định, cũng có thể có thành ngữ tính cố định cao, kết cấu vững chắc, đạt mức một ngữ cú cố định.

b. Ngoài kết cấu hình thái, còn cần phải xem về mặt biểu hiện nghĩa của thành ngữ. Mặt này rất phức tạp. (…) Có ngƣời xem nghĩa của thành ngữ có tính chất biểu trƣng.

c. Xem xét quá trình vận động và sử dụng của thành ngữ tiếng Việt cũng là một vấn đề phức

Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ

Các thành ngữ Việt đều có nghĩa hàm ẩn chứ không đơn thuần chỉ có nghĩa tƣờng minh, nghĩa định danh. Qua cách cấu tạo, cách dùng, ngƣời ta thổi vào đó những giá trị biểu trƣng, những ý nghĩa trừu tƣợng dƣới hình thức những sự vật cụ thể. Mỗi một thành ngữ đều ẩn chứa trong đó một đánh giá, một nhận

định của con ngƣời thể hiện nhân sinh quan và văn hoá của dân tộc. Vì thế khi xét đến nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, ngƣời ta xét đến nghĩa biểu trƣng của nó. Tác giả Bùi Khắc Việt (1978) quan niệm tính biểu trƣng là kí hiệu mà quan hệ với quy chiếu (referent) là có nguyên do. Cụ thể: hình ảnh hoặc sự vật, sự việc cụ thể miêu tả trong thành ngữ là nhằm nói về những ý niệm khái quát hoá. Nghĩa của thành ngữ đƣợc hình thành từ các phƣơng thức tạo nghĩa nhƣ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh. Tính biểu trƣng ngữ nghĩa của thành ngữ còn liên quan đến các hiện tƣợng trong đời sống xã hội, trong lịch sử, phong tục tập quán, tín ngƣỡng của nhân dân [48].

Nguyễn Đức Dân (1986) cho rằng “Nghĩa của thành ngữ đƣợc hình thành qua sự biểu trƣng nghĩa của cụm từ”. Sau khi phân tích một loạt các ví dụ, ông đã khái quát đƣợc một số phƣơng thức biểu trƣng nghĩa của thành ngữ. Từ các phƣơng thức biểu trƣng ngữ nghĩa đó có thể dễ dàng tìm đƣợc các biến thể của thành ngữ [7].

Phan Xuân Thành (1990) cũng nhấn mạnh tính biểu trƣng ngữ nghĩa của thành ngữ khi ông cho rằng ý nghĩa của thành ngữ là sự hoà hợp, chung đúc nghĩa của từng yếu tố tạo nên nó. Ở mỗi thành ngữ, các yếu tố có tính biểu trƣng khác nhau. Có yếu tố mang tính biểu trƣng cao, nhƣ chìa khoá của thành ngữ. Cũng có những yếu tố có tính biểu trƣng đơn giản, những yếu tố này thƣờng gặp ở thành ngữ so sánh. Đặc biệt, có những yếu tố mang tính biểu trƣng phức tạp mà ở đó thƣờng tàng ẩn những tri thức dân gian sâu sắc [36].

Quan điểm của Phan Xuân Thành và Bùi Khắc Việt có nhiều điểm trùng hợp khi cả hai ông cùng đặc biệt quan tâm đến tính biểu trƣng của thành ngữ. Họ đều cho rằng, các yếu tố trong thành ngữ có mức độ biểu trƣng khác nhau và một yếu tố có thể mang nhiều ý nghĩa biểu trƣng khác nhau. Tính biểu trƣng của thành ngữ liên quan mật thiết đến đời sống xã hội, phong tục tập quán, tín ngƣỡng của nhân dân.

Qua các biện pháp nhƣ so sánh, hóa dụ, ẩn dụ... thành ngữ Việt không chỉ mang nghĩa trực tiếp, mà còn ẩn sau đó là những nghĩa biểu trƣng, gián tiếp.

Những nội dung, ngữ nghĩa chủ yếu trong thành ngữ Việt bao gồm:

Những thành ngữ Việt còn đúc kết những kinh nghiệm trong cuộc sống và truyền lại từ đời này sang đời khác, giúp cho con cháu biết cách sống, cách

cƣ xử ở đời: “Có ăn có chọi mới gọi là trâu” (chỉ có bằng cách thể hiện rõ bản

chất, năng lực của mình mới tự khẳng định đƣợc mình); (những việc chƣa thực hiện nếu mà trì hoãn lâu ngày sẽ bị lãng quên, mất hết cơ sở để thực hiện), “Biết mèo nào cắn mèo nào” (không đƣợc chủ quan, coi thƣờng ngƣời khác); “Chim khôn ai nỡ bắn, người khôn ai nỡ nói nặng”; “Vàng sa xuống giếng khó tìm, người sa lời nói như chim sổ lồng” (chỉ dạy về lời ăn tiếng nói, phải cẩn thận khi nói năng)...

Chiếm một phần rất lớn đó là những thành ngữ ca ngợi về tình yêu gia đình, tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tình yêu với mọi ngƣời trong cộng đồng. Trƣớc hết là tình yêu gia đình, thiêng liêng nhất là tình cảm của cha mẹ với con cái nhƣ: Cá chuối đắm đuối vì con”; Tình cảm của con cái với cha mẹ: “Con chẳng chê cha mẹ khó, chó chẳng chê chủ nghèo” để nói lên tình cảm tự nhiên của con cái đối với cha mẹ, không phụ thuộc vào giàu nghè; Tình cảm anh chị em ruột thịt nhƣ: “Anh em hạt máu sẻ đôi”, “Anh ngủ em thức, anh chực em

nằm” nói lên sự quan tâm, tình yêu thƣơng gắn bó ruột thịt của anh em trong một

gia đình; Tình cảm vợ chồng nhƣ: “Bà phải có ông, chồng phải có vợ”; “Chồng

như đó, vợ như hom”; “Có vợ có chồng như đũa có đôi”. Bên cạnh tình cảm gia

đình còn là tình cảm với làng xóm láng giềng nhƣ: “Bán anh em xa mua láng

giềng gần”... Những thành ngữ xƣa đã thể hiện rất tinh tế, sâu sắc về tình cảm gia đình, quê hƣơng, đất nƣớc.

Ngoài ra còn một bộ phận thành ngữ miêu tả đặc điểm thể chất, ngoại

hình của con ngƣời nhƣ: “Mày ngài, mắt phượng”; “Chim sa cá lặn”, “Da ngà,

mắt phượng”; “Rồng bay phượng múa”; Chỉ đặc điểm tính cách, trạng thái của

con ngƣời nhƣ: “Phượng hoàng đua, chim sẻ cũng đua” (Phê phán những ngƣời

hay bắt chƣớc, đua đòi); “Dữ như cọp” (Nói về những ngƣời dữ dằn, hung bạo);

“Miệng hùm gan sứa”; “Cáo giả oai hùm” (Chỉ những ngƣời bên ngoài tỏ ra mạnh bạo nhƣng thực chất hèn nhát).

Một số thành ngữ miêu tả hoàn cảnh của con ngƣời, trong đó gồm những thành nhữ miêu tả hoàn cảnh sống tốt (giàu sang, sung túc, tự do của con

ngƣời) nhƣ: “Chim trời cá nước”; “Cò bay thẳng cánh”; “Cá bể chim ngàn”;

“Cơm gà cá gỏi”; Thành ngữ miêu tả hoàn cảnh sống không tốt (nghèo khổ, thiếu thốn, bị ràng buộc) nhƣ: “Cá chậu chim lồng”; “Cá nằm trên thớt”; “Chuột chạy cùng sào”…

Nhiều mặt của đời sống xã hội đƣợc phản ánh trong thành ngữ Việt. Việt Nam là một trong những nƣớc ở khu vực Đông Nam Á có nền nông nghiệp lúa nƣớc. Với tƣ cách là một loại hình văn học dân gian, thành ngữ Việt là tấm gƣơng phản ánh kết quả tƣ duy, in đậm dấu ấn nền văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc, mang nét riêng so với văn hoá của dân tộc khác. Nhƣ vậy có thể thấy chất liệu biểu trƣng là một trong những nhân tố làm nên vẻ riêng và thể hiện đặc trƣng văn hoá - dân tộc của thành ngữ các nƣớc.

1.3. Hệ th ng từ chỉ bộ phận c thể ng ời trong thành ngữ

1.3.1. Vị trí của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong vốn từ cơ bản

Theo ngôn ngữ học thống kê “mọi từ ngữ tự nhiên đều ồn tại một từ cơ bản”. Nhiều từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời thuộc lớp từ cơ bản của ngôn ngữ. Lớp từ cơ bản thƣờng gồm các nhóm sau:

- Từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời: Tay, chân, đầu, mình, mắt, mũi, mồm, lòng, dạ....

- Từ chỉ hoạt động: Đi, ăn, uống, mặc, chạy, khóc, đá, đứng lên, ngồi xuống, đánh, đấm, bò, ...

- Từ chỉ tính chất đặc điểm: Màu tím, xanh, đỏ, vàng, nhanh nhẹn, xinh đẹp, trắng trẻo, năng động...

- Từ chỉ các hiện tƣợng tự nhiên: Nắng, mƣa, gió, lốc, bão, sấm, chớp, giông... - Từ chỉ con vật: Chó, mèo, lợn, gà, voi, bò....

- Từ chỉ sự vật: Cái quạt, đôi dép, quần áo, máy tính, điện thoại, cái giƣờng, cái bát...

- Từ chỉ ngƣời: Ông, bà, cha mẹ, anh, chị, thầy giáo, bác sĩ, giáo viên... - Từ chỉ sản phẩm do con ngƣời tạo ra: Cơm, canh, thóc, lúa, hoa quả... - Từ chỉ số đếm: một, hai, ba, năm, sáu...

Lớp từ vựng cơ bản bao gồm các lớp từ chỉ về con ngƣời, sự vật hiện tƣợng tự nhiên, những điều rất gần gũi trong cuộc sống và đƣợc hình thành từ rất sớm. Chúng trở thành những hình ảnh điển hình có sức khái quát cao, tạo nên liên tƣởng rộng rãi, đƣợc con ngƣời sử dụng trong các thành ngữ với các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...

Nhƣ vậy lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể ngƣời là một trong những lớp từ vựng cơ bản nhất, nó có từ xa xƣa, gắn liền với cuộc sống của mỗi con ngƣời, cũng nhƣ trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc.

1.3.2. Đặc trưng của lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người

Hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời có từ rất lâu đời, từ khi con ngƣời tri giác về chính bản thân mình. Con ngƣời đã xác định đƣợc những đặc trƣng làm cơ sở định danh cho các bộ phận cơ thể. Cụ thể:

Đặc trƣng hình thức. Ví dụ: Lá mía, mắt cá, nhãn cầu, xương chậu…

Trong tiếng Lào: Him ta (mí mắt); Kạm xịn (bắp thịt)

Đặc trƣng vị trí. Ví dụ: Tai trong, tai giữa, xương sườn, xương

hông…Trong tiếng Lào: Khẻn (cánh tay) (1); Lếp mư (móng tay)

Đặc trƣng về công dụng, chức năng. Ví dụ: Dây thanh, ruột thừa…Trong

tiếng Lào: Chít (dạ), Chày (lòng) với chức năng tiêu hóa; Tin (chân), (tay) với chức năng vận động…

Đặc trƣng vật lý. Ví dụ: Ruột già, ruột non, động mạch, tĩnh mạch…Trong

tiếng Lào: Xịn (thịt); Chày (lòng).

Đặc trƣng về kích thƣớc, kích cỡ. Ví dụ: Đại não, tiểu não, đại tràng,

ngóncái…Trong tiếng Lào: Pộ mƣ (ngón cái); Thò coi (ngón út)

Những đặc trƣng tản mạn khác nhƣ chỉ màu sắc, cấu tạo, hành vi. Ví dụ: Tròng trắng, huyết mạch…Trong tiếng Lào ví dụ nhƣLƣợt (máu) chỉ màu sắc đỏ.

Nhƣ vậy, các đặc trƣng hình thức và vị trí đƣợc sử dụng làm cơ sở định danh bộ phận cơ thể ngƣời nhiều hơn tất cả các đặc trƣng khác. Trong đó, đặc trƣng hình thức luôn đứng đầu, có giá trị nhất đối với sự định danh.

Về cấu trúc ngữ nghĩa, theo thống kê của Nguyễn Đức Tồn, tên gọi bộ phận cơ thể ngƣời xuất hiện 10 dạng thông tin (hay 10 loại nghĩa vị) gồm: [44]

1. Tên gọi chỉ loại (bộ phận chỉ loại trực tiếp). Chẳng hạn nhƣ: “Đầu” - phần trên cùng thân thể con ngƣời; “tay” - bộ phận phía trên cơ thể con ngƣời từ vai đến ngón tay.

2. Vị trí: Trên - dƣới, trái - phải, trong - ngoài, trƣớc - sau… Có thể có vị trí tuyệt đối: Trên cùng, phía trƣớc hoặc tƣơng đối: Dƣới cái gì, sau cái gì.

3. Chức năng bộ phận cơ thể. Có 2 trƣờng hợp: Chỉ ra chức năng thực của bộ phận cơ thể (nhƣ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp…) hay chỉ ra chức năng giả, chức năng biểu trƣng của bộ phận cơ thể ngƣời (nhƣ bụng dạ - biểu trƣng ý nghĩa tình cảm của con ngƣời).

4. Tính sở thuộc: Của bộ phận cơ thể nào đó. Nghĩa vị này thƣờng hàm ẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ chỉ bộ phần cơ thể người trong tiếng Lào có so sánh với tiếng Việt. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)