2.3. Chomsky bàn về thụ đắc ngôn ngữ
2.3.2. Cơ chế trẻ em thụ đắc ngôn ngữ
Chomsky ủng hộ những người theo chủ nghĩa bẩm sinh về ngôn ngữ, theo ý nghĩa mạnh mẽ nhất của chủ nghĩa tinh thần. Chủ nghĩa bẩm sinh của Chomsky cho thấy ngơn ngữ là một năng lực bẩm sinh, có nghĩa là, con người được sinh ra với một bộ quy tắc về ngôn ngữ, là cơ sở để tất cả các ngôn ngữ con người xây dựng. Chomsky nói rõ ràng: năng lực ngơn ngữ có một trạng thái ban đầu, được xác định về mặt di truyền. Trong q trình phát triển bình thường, ngơn ngữ được chấp nhận thông qua một loạt các trạng thái trong thời thơ ấu, đạt trạng thái ổn định tương đối và trải qua ít thay đổi về sau, ngồi các từ vựng. Với phép tính xấp xỉ đầu tiên, trạng thái ban đầu dường như là đồng nhất cho các loài. Trạng thái ban đầu là ngữ pháp phổ quát (UG).
Trẻ em học ngôn ngữ như là một quá trình phát triển thơng thường vì chúng được hỗ trợ bởi UG. Khi một đứa trẻ bắt đầu lắng nghe cha mẹ của chúng nói, chúng sẽ vơ thức nhận ra các loại ngôn ngữ chúng giao tiếp và chúng sẽ cài đặt ngữ pháp của mình đối với lời đúng – đây được gọi là sự “cài đặt thông số”. Chúng biết một cách trực giác rằng có một số từ mà có chức năng là động từ, và những từ khác có chức năng là danh từ, và có giới hạn các khả năng khi sắp xếp chúng trong các cụm từ. Đây không phải là kiến thức chúng được dạy trực tiếp bởi những người lớn xung quanh, mà là thông tin được đưa ra. Bộ các công cụ học ngôn ngữ này, theo
Chomsky là các thiết bị thụ đắc ngôn ngữ - Device Acquisition (LAD), cho biết chi tiết về cách trẻ em sử dụng âm vị hình thái và năng lực cú pháp.
Bằng chứng cho thấy trẻ em, thực ra, hấp thụ tốt số lượng các câu và các ngữ đoạn và quy tắc trừu tượng từ chúng và tạo ra chính ngữ pháp của chúng mà sau đó chúng áp dụng cho việc tạo ra phát ngơn mới chúng chưa bao giờ nghe trước đó. Từ hai đến bảy tuổi, khi ngôn ngữ được nắm vững, trẻ em thường xuyên điều chỉnh ngữ pháp của chúng cho đến khi phù hợp với người nói trưởng thành.
Giai đoạn quan trọng này trong độ tuổi từ hai đến bảy tuổi, cho thấy việc học ngôn ngữ đầu tiên, như đi lại, là một khả năng bẩm sinh của con người gây ra bởi trình độ phát triển nhiều thông tin phản hồi từ môi trường. Điều đó có nghĩa là, miễn là một đứa trẻ nghe một ngôn ngữ - bất kỳ ngôn ngữ nào - khi đứa trẻ đến giai đoạn quan trọng này, chúng sẽ học ngôn ngữ một cách hồn hảo. Vì vậy, bất kỳ đứa trẻ khơng nghe ngơn ngữ trong thời gian này sẽ khơng thể học nói. Điều này được biết đến như giả thuyết giai đoạn quan trọng. Chúng ta hãy cụ thể tư tưởng này của Chomsky như sau:
Trẻ sơ sinh có thể truyền đạt ý chúng ngay sau khi chúng mới được sinh ra mà khơng biết nói bất cứ một ngơn ngữ nào. Trước hết, chúng truyền đạt ý chúng bằng cách khóc. Việc khóc này để cho ba mẹ chúng biết khi nào chúng đói, hoặc khơng hài lịng, hoặc khơng thoải mái. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau chúng bắt đầu tiến trình thụ đắc ngơn ngữ của chúng. Giai đoạn đầu tiên của việc thụ đắc ngôn ngữ bắt đầu vài tuần sau khi sinh. Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh bắt đầu phát ra tiếng gù gù khi chúng hài lịng. Sau đó, khoảng bốn tháng tuổi chúng bắt đầu nói bi bơ. Trẻ con ở khắp thế giới bắt đầu bi bô vào khoảng cùng lứa tuổi, và tất cả các trẻ em đều bắt đầu tạo ra cùng một thứ tiếng bi bô. Vào lúc này chúng được mười tháng tuổi, tiếng bi bô của các trẻ xuất thân từ các bối cảnh ngôn ngữ khác nhau sẽ phát ra âm thanh khác nhau. Chẳng hạn, tiếng bi bô của một đứa trẻ trong gia đình nói tiếng Hoa sẽ khác với tiếng bi bơ của một đứa trẻ trong gia đình nói tiếng Anh. Các bé bắt đầu một giai đoạn mới của việc phát triển ngơn ngữ khi chúng bắt đầu nói các từ đầu tiên của chúng. Trước hết, chúng phát minh ra các từ riêng của chúng để chỉ các vật. Chẳng hạn, một đứa trẻ trong gia đình nói tiếng Anh có thể nói baba để chỉ từ bottle
(chai) hoặc kiki để chỉ từ cat (con mèo). Trong vài tháng tiếp theo sau đó, các bé sẽ
thụ đắc rất nhiều từ. Những từ này thường là tên các đồ vật trong mơi trường chung quanh đứa bé, ví dụ các từ chỉ đồ ăn hay đồ chơi. Chúng sẽ bắt đầu sử dụng những từ này để liên lạc với người khác. Chẳng hạn, nếu một đứa bé giơ cái tách không dùng để đựng nước ép trái cây lên và nói với cha nó “juice”, thì dường như đứa bá muốn nói, “Bố, con muốn uống thêm nước ép trái cây nữa” hoặc “cho con thêm nước ép trái cây nữa nhé, Bố”. Từ “juice” này thực ra là câu chỉ có một từ.
Giai đoạn kế tiếp của việc thụ đắc ngôn ngữ bắt đầu vào khoảng mười tám tháng tuổi khi các bé bắt đầu nói các câu có hai từ. Chúng bắt đầu sử dụng một loại ngữ pháp để đặt các từ này vào với nhau. Một bé nói tiếng Anh có thể nói điều gì đó như “Daddy, up” mà điều này thực sự có thể có nghĩa là “Ba ơi, bế con lên”. Trong giai đoạn từ hai đến ba tuổi, trẻ nhỏ bắt đầu học ngày càng nhiều ngữ pháp hơn. Ví dụ, chúng bắt đầu dùng thì q khứ của động từ. Nói cách khác, chúng bắt đầu học quy tắc lập thành thì quá khứ của nhiều động từ. Các trẻ đó bắt đầu nói những việc như “I walked home” (con đã đi bộ về nhà) và “I kissed Mommy” (con đã hơn mẹ). Chúng cũng bắt đầu tổng qt hóa các quy tắc ngữ pháp mới này và phạm nhiều lỗi về ngữ pháp. Ví dụ, trẻ con thường nói những câu như là “I goed to bed” (Con đã đi ngủ) thay vì nói “I went to bed”, hoặc “I eated ice-cream” (Con đã ăn kem) thay vì nói “I ate ice-cream”. Nói cách khác, các trẻ này đã học quy tắc về thì quá khứ đối với động từ có quy tắc như “walk” và “kiss” nhưng chúng chưa biết rằng chúng không thể sử dụng quy tắc này cho tất cả các động từ. Một số động từ như “eat” là động từ bất quy tắc, thì quá khứ đối với động từ bất quy tắc phải được học riêng từng động từ một. Dù sao, những lỗi này là bình thường, và các trẻ này rất nhanh chóng sẽ biết sử dụng thì quá khứ đối với các động từ bất quy tắc. Các trẻ này sau đó tiếp tục học các cấu trúc ngữ pháp khác theo cùng một cách này.
Nếu chúng ta ngừng không suy nghĩ đến việc này, thì quả thật đây là điều khá ngạc nhiên cho ta là các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên khắp thế giới học ngôn ngữ của chúng rất là nhanh và tiến trình này rất là giống nhau đối với các trẻ con trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, vận dụng tư tưởng Chomsky vào việc dạy ngoại ngữ thì khó có thể chấp nhận. Q trình học ngơn ngữ khơng chịu ảnh hưởng của hoạt động dạy, vì
người học chỉ cần được tiếp cận với ngôn ngữ đang học dưới dạng nghe hiểu và đọc hiểu là đủ, và không cần thiết phải học sự phụ thuộc cấu trúc vì nó đã có sẵn trong đầu khi người ta sinh ra hiện nay đã bị bác bỏ. Theo chúng tôi, năng lực bẩm sinh vẫn được dùng để tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai. Sau năm năm đầu đời, các em đã hấp thụ được tiếng mẹ đẻ một cách vơ thức, thì các em vẫn có khả năng tiếp nhận một ngoại ngữ khác. Nên tận dụng điều này cho trẻ em học ngoại ngữ từ sớm. Sẽ hiệu quả hơn nhiều so với tới trung học mới học ngoại ngữ. Vấn đề là phải có những điều kiện cần để việc học ngoại ngữ sớm thành công. Trước hết, là cách học tiếng ở giai đoạn này là học mà chơi, chơi mà học. Học theo kiểu bắt chước những hình ảnh trên màn hình, bắt chước lời thầy cơ, bắt chước những tình huống giao tiếp. Muốn vậy, một mặt phải có chương trình và phương tiện giảng dạy tốt qua những trò chơi, bài hát phù hợp với tâm sinh lý trẻ nhỏ. Mặt khác, thầy cô phải là những người thực sự giỏi, thơng thạo ngoại ngữ đó. Năng lực ngoại ngữ của trẻ em sẽ mất đi nếu không được rèn luyện liên tục.
Vậy là, trẻ em phải có tri thức bẩm sinh rất rõ ràng về một ngữ pháp phổ quát thì mới có thể học ngơn ngữ. Ngữ pháp phổ quát này là sơ đồ bẩm sinh của tiền ước đầu tiên mà tất cả lồi người có để học ngơn ngữ, và trên cơ sở của ngữ pháp phổ quát chúng xây dựng cho ngữ pháp cụ thể trong số nhiều ngôn ngữ được trở thành ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng. Theo chúng tôi, một mặt, quan điểm của Chomsky đúng ở chỗ việc học ngơn ngữ phải xảy ra cùng với q trình phát triển của bộ não.
Các lỗi cho lời nói của trẻ là quy tắc biểu lộ, đúng ra phải nói went nhưng tiếp đó
chúng lại nói là goed. Đó là do đứa trẻ chưa ý thức về quy tắc thì quá khứ trong
tiếng Anh. Khi mà chúng được học quy tắc ngữ pháp thì chúng sẽ nói đúng, gạt ra các kiểu nói sai khác. Hơn nữa cơ chế ngữ pháp là phức tạp, trẻ em học ngữ pháp nhanh chỉ có thể được giải thích bằng sự tồn tại của khả năng bẩm sinh của ngữ pháp phổ quát. Trước hết, não của chúng phải xử lý những kinh nghiệm ngẫu nhiên của lời nói mà nó gặp phải, hoặc được nói trực tiếp với nó hoặc được nói trong khi nó hiện diện. Việc thụ đắc ngơn ngữ thứ nhất như là một khả năng đặc biệt, phụ thuộc vào một bộ phận vào não theo di truyền, được gọi là thiết bị thụ đắc ngôn ngữ. Từ đây, hệ vấn đề triết học ngơn ngữ đi vào khía cạnh sinh học trong sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở con người.
Như vậy, triết học ngôn ngữ của Chomsky cũng gián tiếp bàn đến vấn đề trọng tâm là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ý thức. Nếu như, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng và là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Đến Chomsky thì khác, ơng quan niệm ngôn ngữ chỉ là năng lực tri nhận, là công cụ biểu đạt của tư duy. Theo Chomsky, ngôn ngữ không phản ánh trực tiếp thế giới tư tưởng. Bức tranh ngôn ngữ phản ánh thế giới trong tư tưởng mang tính sáng tạo. Chính Chomsky đã cho chúng ta thấy, ngơn ngữ bộc lộ ra bên ngoài khác hẳn với ngơn ngữ bên trong trí não. Từ hiện thực đi vào bộ não và từ bộ não đến hiện thực, bức tranh thế giới mà ngôn ngữ phản ánh đã bị sai biệt đi rất nhiều do truyền thống văn hóa, thể chất, mơi trường giao tiếp... Tư tưởng của Chomsky đánh đổ hẳn quan niệm truyền thống coi “ngơn ngữ là tấm gương của lí tính” có nghĩa là ngơn ngữ phản ánh trung thực, nguyên vẹn tư tưởng con người.
Tại đây, chúng tôi đưa ra một vài ý kiến về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy trong triết học ngôn ngữ của Chomsky như sau:
Mọi lập luận về quan hệ tư duy và ngơn ngữ đều địi hỏi phải có cách hiểu xác định về cả cái này lẫn cái kia, và do vậy, đòi hỏi cả khả năng khảo sát cả hai tự thân khơng phụ thuộc vào nhau, tức là ngồi mối quan hệ đó. Khác đi thì nói chung khơng thể đặt ra vấn đề quan hệ giữa chúng. Và cũng khơng cịn nghi ngờ gì việc một cách hiện thực tư duy và ngôn ngữ chế định lẫn nhau, và sự khơng nghi ngờ đó làm cho cơng thức nổi tiếng “khơng có ngơn ngữ thiếu tư duy thế nào, thì cũng vậy khơng thể có tư duy thiếu ngơn ngữ” có vẻ ngồi hiển nhiên khơng cần tranh cãi.
Song nếu cơng thức đó là hiển nhiên, thì cả tư duy lẫn ngơn ngữ - đó chỉ là hai trừu tượng phiến diện như nhau, cịn “tính cụ thể” được diễn đạt trong chúng là cái gì đó thứ ba tự thân không phải là tư duy, cũng không là ngơn ngữ. Trong trường hợp đó cả lơgíc học (khoa học về tư duy) lẫn ngôn ngữ học (khoa học về ngơn ngữ trong tồn bộ dung lượng của nó) chỉ là hai khía cạnh xem xét trừu tượng về đối tượng (hay q trình) thứ ba, cụ thể, hiện thực đó, mà khơng có được sự mơ tả khoa học cụ thể, do vậy, là chân thực không ở khoa học này lẫn khoa học kia.
Vậy vì sao trong trường hợp này khơng đi ngay vào vấn đề, bắt tay ngay vào nghiên cứu cụ thể đối tượng cụ thể đó, để khơng phải tun bố tồn bộ lịch sử trước đó của cả lơgíc học lẫn ngơn ngữ học chỉ là tiền sử của một khoa học mới, mà trong phạm vi của nó tất cả các trừu tượng chuyên biệt (cũng như các khái niệm và thuật ngữ tương ứng với chúng) của cả lơgíc học, lẫn ngơn ngữ học cần được tái suy ngẫm mang tính khoa học - phê phán? Trong lòng sâu của khoa học mới này vấn đề quan hệ tư duy với ngơn ngữ đã có thể bị tháo bỏ ngay từ đầu bởi vì ở đó thậm chí nó đã khơng được đặt ra. Trong nó ngay từ đầu cả tư duy cũng không được khảo sát tự thân, tức là tách biệt với hình thức ngơn ngữ diễn đạt và thực hiện nó, lẫn ngơn ngữ khơng được khảo sát cách nào khác, ngồi như là hình thức tự nhiên, tuyệt đối thiết yếu, và do vậy là duy nhất mà thiếu nó thì tư duy nói chung khơng thể diễn ra, khơng thể hình dung, suy tưởng được.
Chúng tôi không bịa ra ý nghĩ trên, có thể nêu ra hàng chục (nếu khơng muốn nói hàng trăm) cơng trình mà các tác giả của chúng chỉ biết đến và công nhận “tư duy ngơn từ”, “tư duy lời nói”, cịn khái niệm tư duy như vốn có, khơng được định hình bằng lời, bị coi là điều nhảm nhí của lơgíc học cũ và bị vứt bỏ ngay từ đầu như một trừu tượng giả dối, vô phép. Theo các tác giả này thì khơng tồn tại và khơng thể tồn tại vấn đề phán đốn khác với vấn đề câu, họ nhập thành một vấn đề, chính xác như vậy là vấn đề khái niệm bị hoà tan hồn tồn vào vấn đề thuật ngữ của ngơn ngữ khoa học…
Cũng khơng khó để nhận ra xu hướng tương tự trong ngơn ngữ học, dù ở đó nó thể hiện có khác một chút - như là sự khơng thoả mãn với việc phân tích ngơn ngữ thuần tuý hình thức tách rời vấn đề ý nghĩa và nghĩa của các kết cấu dấu tương tự như trong lơgíc học người ta làm điều đó với hình thức diễn đạt bằng lời nhằm chạy theo “nghĩa thuần khiết”. Có thể hiểu những xu hướng đó, vì trong chúng có hạt nhân hợp lý. Nhưng, như đã biết, mọi hạt nhân hợp lý, khi người ta phát triển tiếp nó q mức, mà lơgíc các sự kiện cho phép,có thể dẫn đến những quan điểm vơ lý, méo mó, dị dạng. Cả hai biến thể lơgíc lập luận khác nhau nêu trên đều vấp phải lơgíc đó của các sự kiện (đều phạm sai lầm).
Trước hết, mọi nhà ngôn ngữ học đều rõ rằng, trong ngôn ngữ và trong sự vận hành hiện thực của nó (trong diễn đạt cả nói lẫn viết) dù sao cũng tồn tại các hình thức sở thuộc rất rõ ràng về vật chất ngơn ngữ đặc thù, và chỉ thuộc về nó, và khơng thể được rút ra từ sự vận động của “nội dung” được diễn đạt trong nó, - từ sự vận động của nghĩa và ý nghĩa. Ngược lại thì khơng thể hiểu vì sao ở ngơn ngữ này chỉ có 4 cách, cịn ở ngơn ngữ khác lại có tới 28. Rõ ràng, cách là hình thức của