Quan niệm của Chomsky về bản chất ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của noam chomsky (Trang 51 - 59)

2.1. Chomsky bàn về ngôn ngữ

2.1.1. Quan niệm của Chomsky về bản chất ngôn ngữ

Chomsky là một đại biểu theo chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ học Mỹ nửa đầu thế kỷ XX. Những năm 50-60 của thế kỷ XX, ông đưa ra lý thuyết ngữ pháp cải biến - tạo sinh, một cách giải thích khác về bản chất ngơn ngữ lồi người. Ngay từ đầu, lý thuyết của Chomsky đã bác bỏ cơ sở của chủ nghĩa cấu trúc Mĩ trong ngôn ngữ học, đặc biệt là thuyết hành vi luận. Ngay ở giai đoạn thịnh thời của chủ nghĩa hành vi chưa giải thích được đầy đủ về bản chất ngơn ngữ, nó chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các hành vi thiên về tính chất kích thích ngơn ngữ và các phản ứng tâm lý. Các nhà hành vi luận cho rằng, hành vi ngơn ngữ được giải thích theo kiểu được xây dựng từ những kích thích-phản ứng- củng cố và bắt chước. Chính vì vậy, họ chưa đi vào vấn đề nội tại của chính ngơn ngữ.

Là học trò trực tiếp của Z. S. Harris (1909-1992), nhà ngôn ngữ học Mĩ nổi tiếng của chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ học, người có ảnh hưởng lớn đến Chomsky. Trong q trình nghiên cứu, Chomsky nhận thấy có nhiều hiện tượng mà ngữ pháp chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa hành vi khơng giải thích được. Chẳng hạn như hiện tượng: một một người lớn bình thường khi nói tiếng mẹ đẻ thì bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu cũng có thể nói một cách tự nhiên, nhận thức một cách tự nhiên vơ hạn những câu mà phần lớn trước đó họ chưa nói và chưa nghe thấy. Nếu như quan niệm ngôn ngữ là tập hợp các phát ngơn, con người có thể có một số lượng vơ hạn các phát ngơn, mà trí nhớ con người lại hữu hạn, lại khơng thể lưu trữ quá nhiều phát ngơn. Vậy thì dù miêu tả ngơn ngữ tường tận như thế nào thì con người cũng thể hiểu được bản chất của ngơn ngữ. Bởi lẽ, ngơn ngữ có đặc trưng sáng tạo và tự do, nó thể hiện năng lực ngơn ngữ của con người. Điểm này của Chomsky bác bỏ quan niệm của thuyết hành vi trong cấu trúc luận cho rằng sự hiểu biết ngôn ngữ ở con người chỉ là sự tích lũy được theo thói quen một loạt những khn mẫu sẵn có.

Từ đó, Chomsky tập trung vào năng lực ngơn ngữ mà nhờ đó, con người có thể tạo ra số lượng vô hạn các câu của một ngôn ngữ tự nhiên, giải thích được q trình tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ.

Chomsky đã đưa ra một sự phân biệt quan trọng giữa năng lực ngơn ngữ hay cịn gọi là ngữ năng và sự thực hiện ngơn ngữ hay cịn gọi là ngữ thi. Đây là xuất phát điểm trong lý thuyết ngữ pháp cải biến - tạo sinh của ông. Theo Chomsky, năng lực là khả năng để có thể làm một việc gì đó. Tất cả mọi người sinh ra đều có khả năng để hiểu biết ngơn ngữ tức là tiếng mẹ đẻ của mình. Cịn sự thực hiện là cái thực tế thể hiện ra trong lời nói. Ví dụ, khi bị đau có người kêu “ố”, “ái”, có người thì cắn răng chịu đựng mà khơng nói gì cả. Năng lực ln nằm trong trí não con người, cịn sự thực hiện thì xảy ra trong thời gian và khơng gian xác định. Nó giống như biết làm tính cộng và sự thực hiện một phép cộng cụ thể. Năng lực ngôn ngữ chỉ kiến thức ngôn ngữ mà người nói/ người nghe nắm vững trong điều kiện lí tưởng nhất. Năng lực ngơn ngữ tiềm ẩn bên trong, chỉ có thể quan sát được qua sự thực hiện ngơn ngữ. Năng lực ngôn ngữ ổn định, sự thực hiện ngôn ngữ luôn luôn thay đổi. Sự thực hiện ngôn ngữ không phản ánh tồn diện năng lực ngơn ngữ bởi người nói bị các yếu tố như trí nhớ, tinh thần, tình cảm, văn hóa,... chi phối.

Vì vậy, Chomsky cho rằng, một ngữ pháp thực thụ phải mô tả được nhận thức của người nói về tất cả các câu có thể chấp nhận được trong ngơn ngữ, tức là năng lực ngôn ngữ chứ không phải chỉ các câu được tạo ra, tức là sự thực hiện ngôn ngữ. Bằng cách đó, Chomsky gạt ra ngồi yếu tố xã hội có liên quan đến ngơn ngữ như hồn cảnh giao tiếp và các đặc tính xã hội của người giao tiếp để nghiên cứu tính chất chung phổ quát cho mọi ngôn ngữ một cách thuần túy hình thức. Đồng thời ơng cũng gạt luôn sự sống động muôn màu muôn vẻ của các diễn đạt ngôn ngữ ra khỏi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Miêu tả ngôn ngữ là phải thể hiện được ngữ năng của người nói lí tưởng, tức là thể hiện được khả năng tạo ra vô hạn các câu từ một số hữu hạn các cứ liệu đã biết và khả năng hiểu được những câu chưa bắt gặp bao giờ. Chomsky biện hộ rằng, mọi sự thực hiện phải dựa trên khả năng. Do vậy, ngữ pháp về khả năng sẽ cho phép khám phá bản chất con người

nhiều hơn là sự thực hiện.

Sự phân biệt giữa năng lực ngôn ngữ và sự thực hiện ngôn ngữ của Chomsky rất gần với lý luận của F. Saussure về cơ chế lưỡng phân ngôn ngữ và lời nói. Nhưng vẫn có sự khác nhau khá căn bản. Khi F. Saussure cho rằng mỗi câu cụ thể thuộc về lời nói chứ khơng thuộc về ngôn ngữ, coi sự sáng tạo nằm trong lời nói cá nhân, thì Chomsky đề cao mặt sáng tạo của năng lực ngôn ngữ, là cái chung của cả tập thể người nói cùng một thứ tiếng đó. F. Saussure đưa ra khái niệm ngữ ngơn và lời nói từ bình diện xã hội cịn Chomsky đưa ra khái niệm ngữ năng và ngữ thi từ bình diện tâm lý học. Chomsky cho rằng năng lực ngôn ngữ là một trong những đặc trưng của não người, là năng lực tiềm ẩn trong q trình tạo sinh phát ngơn.

Mọi người đều có năng lực ngơn ngữ như nhau, có ngữ pháp ngầm ẩn như nhau nhưng trong quá trình sử dụng thì mỗi người diễn đạt một cách và có những người nói sai, nói lệch chuẩn. Như vậy, năng lực ngơn ngữ chỉ tạo ra những câu có tính ngữ pháp nhưng về ý nghĩa có thể kỳ quặc, cịn sự thực hiện ngơn ngữ có thể tạo ra những câu lệch với chuẩn mực nhưng vẫn có thể hiểu được. Điều này cũng có nghĩa là ngơn ngữ mang tính sáng tạo. Chomsky cho rằng, chúng ta không thể học ngôn ngữ theo kiểu học từng phát ngơn một, sau đó lưu giữ các phát ngơn đó cùng với hồn cảnh sử dụng của chúng trong não bộ; sau đó lưu giữ các phát ngơn đó cùng với hồn cảnh sử dụng của chúng trong não bộ và sẽ nói các phát ngơn đó khi hồn cảnh tương tự xảy ra. Ơng viết: “Quan điểm cho rằng, một người có một “kho các phát ngôn” mà anh ta sản sinh theo “thói quen” vào một dịp phù hợp- là một câu chuyện hoang đường...” [10, tr. 199].

Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, theo Chomsky là ngữ năng, phản ánh năng lực ngôn ngữ, là sự miêu tả hình thức hóa năng lực ngơn ngữ, dùng một loạt cơng thức để biểu đạt nội dung của nó. Ơng lấy ngơn ngữ cụ thể làm điểm xuất phát để tìm ra quy luật chung của ngơn ngữ và làm sáng tỏ hệ thống nhận thức của con người, qui luật tư duy và thuộc tính bản chất của con người.

Theo Chomsky, năng lực ngơn ngữ có tính bẩm sinh, vốn có của con người. Ơng cho rằng, đứa trẻ sinh ra có sẵn kiến thức bẩm sinh về ngữ pháp phổ quát. Cơ

chế này cố hữu trong cấu trúc não người. Sự phát triển ngơn ngữ chính là sự kích hoạt hệ thống ngữ pháp được mã hóa trong não bộ của mỗi một con người. Ông cho rằng, những hiểu biết của chúng ta về ngôn ngữ phần nhiều là vô thức cho dù thỉnh thoảng con người cũng tích lũy được một phần nhỏ của ngôn ngữ cho ý thức của chúng ta. Do đó, phải có một q trình nhất định xảy ra trong não khi họ sản sinh ra những câu nói vơ thức. Nghiên cứu những gì xảy ra bên trong não bộ của con người rất quan trọng và thú vị khơng kém nghiên cứu những gì xảy ra bên ngồi não bộ của con người nhằm tìm hiểu bản chất thực sự của ngôn ngữ. Điều lý thú của Chomsky là nghiên cứu ngữ pháp để cố gắng xây dựng các tổ chức của ngôn ngữ, phản ánh các đặc tính của tư duy, ý thức con người.

Chomsky cho rằng, năng lực ngơn ngữ có tính bẩm sinh. Ngơn ngữ là một hiện tượng đặc trưng của loài người. Luận điểm này đã được Descartes đề cập đến từ thế kỉ XVII. Tuy nhiên, nó vẫn là một đề tài gây tranh cãi và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học. Bởi vì vấn đề này liên quan đến nguồn gốc và lịch sử phát triển của ngôn ngữ cũng như vai trị của ngơn ngữ trong quá trình hình thành và phát triển của lồi người.

Chomsky chỉ ra rằng ngôn ngữ được coi là một trong những đặc trưng phân biệt loài người với các loài sinh vật khác trên trái đất. Không có con vật nào dù thơng minh nhất có thể học được ngơn ngữ của con người trong khi tất cả mọi người, dù ở mức độ thông minh nào cũng biết nói. Ngơn ngữ lồi người khác với hệ thống giao tiếp (hiểu theo nghĩa thơng báo) của lồi vật trước hết ở chỗ nó là một cơng cụ biểu đạt tư duy trong khi các hệ thống giao tiếp khác ở lồi vật gắn chặt với kích thích và phản xạ từ thế giới bên ngồi, bị gắn liền với cái đang xảy ra khi con vật phát tín hiệu ngơn ngữ. Chúng ta vẫn thường gặp những kiểu diễn đạt như “ngơn ngữ múa của lồi ong” hay “ngôn ngữ của các heo”... là những phương tiện để trao đổi với nhau về một hiện tượng trong tự nhiên. Mỗi điệu bay lượn của con ong nhằm thông báo cho con ong khác nơi lấy mật chỉ là một hình thức tiểu họa của con đường từ tổ của chúng đến chỗ có hoa, chứ khơng phải là một thơng báo mang tính biểu tượng như trường hợp của ngơn ngữ con người. Ngôn ngữ của cá heo cũng

vậy. Trái lại, với một âm thanh như “ơi”, một người nói tiếng Việt có thể diễn tả sự vui sướng, một sự ngạc nhiên, một cảm giác ghê sợ, một thái độ bực bội,... ấy là chưa kể đến rất nhiều ý nghĩa khác mà âm “ơi” có thể diễn tả trong các ngôn ngữ của cộng đồng khác. Ngôn ngữ con người chẳng những biểu hiện cái đang xảy ra, cái đã xảy ra, cái sẽ xảy ra mà còn cả cái chưa hề có, cả những kết quả xây dựng bởi tư duy chỉ tồn tại trong tư duy. Chomsky chỉ ra rằng, ngôn ngữ của con người khác biệt về mặt bản chất với các hành vi của động vật.

Người ta cũng đã thử dạy cho một số con vật thông minh cách sử dụng ngôn ngữ của con người, ví dụ dạy vẹt hay dạy tinh tinh. Chúng có thể diễn tả sự vật, hiện tượng nhất định, trả lời đúng các câu hỏi của con người nhưng khơng có khả năng kết hợp các kí hiệu ngơn ngữ theo mơ hình ngữ pháp để làm cho ngơn ngữ có tính tạo sinh. Vì vậy, ngơn ngữ vẫn đang là một đặc trưng của con người so với các loài động vật khác. Vì vậy, Chomsky cho rằng có một bộ phận sinh học kiểu như

gen di truyền dành riêng cho ngôn ngữ. Trong Những chân trời mới trong nghiên

cứu ngôn ngữ và ý thức, ông viết “Cơ quan ngôn ngữ giống như các cơ quan khác ở

chỗ là đặc điểm cơ bản của nó là cách thể hiện gen. Điều đó xảy ra như thế nào vẫn là một viễn vọng xa vời đối với việc nghiên cứu nhưng chúng ta có thể khảo sát “trạng thái ban đầu” của khả năng ngôn ngữ được xác định về mặt di truyền theo những cách khác” [8, tr. 5]. Như vậy, Chomsky đã đặt ra một số vấn đề trên bình diện sinh học của ngơn ngữ. Ơng cho rằng, khả năng ngôn ngữ là một khả năng đặc biệt và phải có một tổ chức nhất định trong não bộ của con người chịu trách nhiệm riêng về phát triển ngôn ngữ. Chomsky gọi nó là language acquisition device (thường được gọi là thiết bị thụ đắc ngôn ngữ, viết tắt là LAD) có nghĩa là bộ phận

phát triển ngôn ngữ. Chúng ta học ngôn ngữ chỉ là sự kích hoạt hệ thống ngữ pháp được mã hóa trong não bộ của mỗi người. Chính Chomsky đã tiên phong cho những thay đổi quan trọng trong hiểu biết của chúng ta về bản chất ngôn ngữ.

Với Chomsky, tính bẩm sinh của ngữ pháp phổ quát là thiết yếu trọng tâm để tìm hiểu cấu trúc ngơn ngữ và khả năng nhập tâm (internalise) một hệ thống qui tắc phong phú, tinh tế và phức tạp của đứa trẻ trong vòng vài năm với một lượng dữ

liệu ngẫu nhiên và hết sức hạn chế.

Theo Chomsky, ngữ pháp phổ quát (Universal Grammar, viết tắt là UG) là hệ thống các nguyên tắc, điều kiện, và các quy tắc mà các ngôn ngữ đều có. Chúng tạo nên trạng thái ban đầu ở trẻ em khi chúng tiếp nhận ngôn ngữ và là tiền đề để phát triển tri thức ngôn ngữ. Ngữ pháp phổ quát là những yếu tố hay thuộc tính chung cho tất cả các ngôn ngữ, yếu tố bản chất của ngôn ngữ con người. UG là trạng thái sở hữu chung của con người, là hệ thống quy tắc khái quát cho tất cả các ngôn ngữ tự nhiên, đại diện cho nội dung quan yếu nhất của ngơn ngữ con người. Nó cung cấp bản thiết kế chi tiết cơ bản mà tất cả các ngôn ngữ tuân theo. Trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thì ngữ pháp phổ quát trên phương diện nào đó tương ứng với các hình thức và quy luật của logic. Logic không phải là ngôn ngữ mà là hệ thống quy tắc cấu thành sự suy nghĩ của con người, độc lập với ngôn ngữ những ln có liên hệ với các biểu đạt logic. Logic đặc trưng cho nhân loại, nó ít biến đổi, nó cũng đại diện cho tất cả những người tham gia. Logic không phải là ngôn ngữ, vì logic thuộc về phạm trù nhận thức và phạm trù phản ánh, cịn ngơn ngữ là công cụ thể hiện cho nên ngữ pháp phổ quát thuộc về ngôn ngữ chứ khơng thuộc về logic, nhưng trong đó có hình ảnh của logic. Chomsky nhận thấy rằng các ngơn ngữ cá biệt nhìn bề ngồi thấy khác nhau nhưng chung qui ở chiều sâu lại giống nhau. Vì vậy, có thể nghĩ tới một hệ thống cú pháp phổ quát. Chomsky sử dụng ngay ngun tắc của tốn học để hình thức hóa chúng. Từ đó, cú pháp có thể đưa ra những quy tắc hữu hạn tương hợp với yêu cầu tạo ra những câu đúng ngữ pháp chứ không tạo ra những câu sai. Ngữ pháp phổ quát có thể phân thành phổ quát hình thức và phổ quát thực thể. Phổ quát hình thức là chỉ những quy tắc trừu tượng những điều kiện trừu tượng đòi hỏi ngữ pháp phải thỏa mãn. Phổ quát thực thể là các phạm trù âm vị, cú pháp và ngữ nghĩa mà khi miêu tả các ngôn ngữ trên thế giới người ta đều phải sử dụng.

Trong Lí thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh (Revised Extended Standard Theory) của Chomsky, ngữ pháp phổ quát tương ứng với những cơ sở sinh học được xác định chung của việc tiếp nhận ngơn ngữ. Lí thuyết UG cố gắng làm rõ

tương đối sự thụ đắc nhanh chóng tiếng mẹ đẻ ở trẻ em trên cơ sở tiếp xúc sự nghèo nàn của dữ liệu đầu vào bên ngồi. Việc học khơng thể không dựa trên kiến thức ngữ pháp phổ quát, từ đó chuyển thành ngữ pháp cá biệt. Chomsky giả định hợp lý rằng UG xác định sẵn một tập hợp ngữ pháp nòng cốt đang biểu hiện trong trí não

của một cá nhân, là một bộ phận của ngữ năng. Thông qua sự trưởng thành tức sự

hiện thực hóa các quy tắc và các chế định trong các ngôn ngữ riêng biệt, ngữ pháp cá biệt (particular grammar) đã phát triển trên cơ sở ngữ pháp phổ quát. Chomsky cho rằng đứa trẻ được sinh ra với ngữ pháp cốt lõi cho tất cả các ngơn ngữ, điều đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số tư tưởng triết học ngôn ngữ của noam chomsky (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)