Đã mấy thập kỷ gần đây con ngƣời nhận thức đƣợc về biến đổi khí hậu và những mối nguy hiểm từ biến đổi khí hậu đối với nhân loại nhƣng lại khơng thể ngăn chặn đƣợc, bởi vì thế giới của chúng ta là một thế giới đầy mâu thuẫn, xung đột. Chính bản thân vấn đề biến đổi khí hậu là một trong những nguồn gốc của các xung đột quốc tế.
2.1.1. Biến đổi khí hậu tạo vấn đề an ninh mơi trường
Biến đổi khí hậu đƣợc coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về an ninh môi trƣờng.
Thứ nhất, biến đổi khí hậu có thể gây ra những thảm họa tồn cầu về thiên
nhiên - môi trƣờng. Hiện nay biến đổi khí hậu đang gây ra hồng loạt những làn sóng di cƣ do các quốc gia bị nƣớc biển dâng hay do sự tăng nhiệt độ quá mức ở một số nơi trên thế giới gây hiện tƣợng sa mạc hóa. Ví dụ điển hình là ở Kiribati, một quốc đảo với diện tích 811km2
phân bố trên 33 hòn đảo mà hiện nay các đảo đang chìm dần và ngƣời dân Kiribati chỉ có thể cầm cự trên 12 hòn đảo trong khoảng 30 năm nữa [17]. Ngƣời dân của quốc đảo này đang tìm kiếm những con đƣờng di dân cho mình nhƣng liệu 113,000 dân có tìm đủ cơ hội di cƣ hay khơng vẫn là điều mà chính phủ nƣớc này băn khoăn. Chƣa kể, Kiribati sẽ phải chấp nhận sự tàn lụi của một nền văn hóa đã tồn tại 4000 năm lịch sử.
Có dự báo cho rằng, đến năm 2050, khoảng 150 triệu ngƣời sẽ phải di dời khỏi các vùng duyên hải do nƣớc biển dâng, bão lụt hoặc nƣớc ngọt bị nhiễm mặn [4, tr.24]. Việc di dân có thể là nguy cơ gây mất an ninh quốc tế và tạo nên
Thứ hai, biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm các thách thức an ninh phi
truyền thống khác nhƣ an ninh lƣơng thực, an ninh năng lƣợng, khoảng cách giàu nghèo, …. Từ những thách thức này, các vấn đề khác sẽ nảy sinh nhƣ khủng bố, mẫu thuẫn chính trị-xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Dự báo tới năm 2025, khoảng 5 tỷ ngƣời sẽ phải sống trong những khu vực có nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến sự khan hiếm nƣớc và lƣơng thực [4, tr.25]. Một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là sự căng thẳng về nƣớc. Sự tranh giành nguồn nƣớc vẫn đang diễn ra ở nhiều lƣu vực sông trên thế giới, nhƣ sơng Hằng, sơng Mê Kơng, sơng Nil, sơng Jordan,… Ngồi vấn đề nƣớc, vấn đề an ninh lƣơng thực cũng gây căng thẳng khi các khu vực sản xuất và cung cấp lƣơng thực chủ yếu của thế giới bị ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu dẫn tới ngập lụt, nhiễm mặn hoặc hạn hán. Vấn đề đói nghèo gia tăng, khoảng cách giàu nghèo cũng xa hơn và đặc biệt là các tệ nạn xã hội kéo theo ngay sau đó.
Thứ ba, biến đổi khí hậu có thể làm tăng mâu thuẫn giữa các quốc gia trong vấn đề môi trƣờng [4, tr.26]. Trong quan hệ quốc tế, các chủ thể xích lại gần nhau khi có cùng chung lợi ích. Tƣơng tự nhƣ vậy, khi lợi ích va chạm có thể khiến các chủ thể đó tách rời nhau và trở nên đối kháng. Tác động của biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi về cơ cấu địa chính trị và phân bổ nguồn lực trên thế giới. Những thay đổi này trực tiếp chi phối lợi ích các quốc gia, dân tộc dẫn tới làm bùng nổ các loại xung đột, thậm chí là xảy ra chiến tranh.
Việc tìm cách ngăn chặn biến đổi khí hậu cũng khiến lực lƣợng quốc tế có sự phân hóa rõ rệt. Sự phân hóa đó khơng chỉ biểu hiện trong mâu thuẫn Bắc- Nam mà ngay cả trong nội bộ các nƣớc phát triển. Các bên đều muốn giải quyết vấn đề theo hƣớng ít tổn hại nhất tới lợi ích quốc gia mình. Ƣu thế vẫn thuộc về lực lƣợng nào có khả năng chi phối các cuộc đàm phán, hội nghị.
Sức ép của môi trƣờng là một thành phần quan trọng trong số các nguyên nhân gây nên xung đột. Biến đổi khí hậu lại là một mắt xích chính yếu trong các ngun nhân đó. Chính vì vậy, việc đối phó với những thách thức đa chiều và phức tạp của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lƣợc an ninh của các nƣớc lớn và đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm rộng rãi.
2.1.2. Biến đổi khí hậu làm tăng tranh chấp tài nguyên
Do nhu cầu sử dụng tài nguyên của con ngƣời ngày càng gia tăng trong khi khả năng tái tạo của tài nguyên trái đất thì hạn chế, thêm nữa, biến đổi khí hậu lại khiến cho các nguồn tài nguyên thiết yếu dần cạn kiệt, vì vậy các quốc gia có thể có sự tranh giành nhau quyết liệt việc kiểm soát các nguồn tài nguyên này.
Đất đai là nguồn tranh chấp lâu dài và phổ biến nhất trong lịch sử lồi ngƣời. Vì đất đai mà con ngƣời phải đấu tranh dai dẳng từ thế hệ này qua thế hệ khác bất chấp cả đổ máu, hy sinh. Sở dĩ có những cuộc chiến khốc liệt nhƣ vậy bởi vì đất đai là nguồn tài nguyên, là không gian sống của con ngƣời, đất đai cũng là quyền lực và sự thịnh vƣợng của một quốc gia, dân tộc và đất đai còn mang giá trị thiêng liêng đối với quốc gia, dân tộc đó. Biến đổi khí hậu càng làm tăng thêm những cuộc xung đột vì đất đai. Nhiều quốc gia, dân tộc đang mất dần phần đất mà họ vẫn sinh sống từ lâu. Nhiều vùng lãnh thổ, ngƣời dân phải di cƣ do đất đai khơng cịn khả năng canh tác. Trong lịch sử, tranh chấp đất đai vốn đã khốc liệt, nay lại càng nan giải hơn khi biến đổi khí hậu làm xáo trộn nơi sinh cƣ của con ngƣời. Chắc chắn tranh chấp đất đai sẽ tiếp tục tồn tại nhƣ một loại hình xung đột rất khó giải quyết.
Ngồi đất đai, nguồn nước cũng gây tranh chấp hết sức căng thẳng. Tranh chấp nguồn nƣớc chủ yếu xoay quanh việc sử dụng các con sơng. Thế giới có
sơng này không chỉ cung cấp nguồn nƣớc trong sinh hoạt, sản xuất mà dòng chảy của chúng còn đem lại những tiềm năng lớn cho nền kinh tế cũng nhƣ duy trì trữ lƣợng thủy sản phong phú. Nhƣng thực trạng khan hiếm nƣớc do lƣợng mƣa giảm và sự biến đổi hình thế lƣu lƣợng do biến đổi khí hậu cũng khiến dịng chảy các con sơng thay đổi, gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn nƣớc đối với các quốc gia khu vực có các dịng sơng chảy qua. Việc tiếp cận với các nguồn nƣớc từ những con sơng này do đó thƣờng xun là ngun nhân gây xung đột. Nhiều trong số các cuộc xung đột đó là tình trạng bất ổn kéo dài ở Trung Đông và Bắc Phi, tranh chấp giữa Israel và các nƣớc Arab về sông Jordan, tranh cãi giữa Mỹ và Mehico về việc Mỹ xây dựng cơng trình thủy lợi trên sơng Corolado,….
Gần đây, biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt ở tình trạng thiếu hụt tài nguyên nƣớc khiến các cuộc xung đột vốn đã kéo dài trong lịch sử trở nên căng thẳng hơn. Một ví dụ điển hình là sự tranh giành quyền lợi ở lƣu vực sơng Nil. Biến đổi khí hậu đã làm cho sơng Nil ngày càng cạn đi mà cuộc đàm phán kéo dài cả chục năm giữa 9 quốc gia sử dụng chung con sông này vẫn chƣa đƣa đến kết quả khả quan. Theo hiệp ƣớc ký năm 1929 và sửa đổi năm 1959, thì Ai Cập sở hữu 75% còn Sudan sở hữu 11% quyền sử dụng nguồn nƣớc sơng Nil, phần cịn lại thuộc về 7 quốc gia cùng có con sơng này chảy qua. Tuy nhiên, hiện nay các quốc gia khu vực thƣợng nguồn sông Nil cho rằng tình hình đã thay đổi, việc sửa đổi hiệp ƣớc trƣớc đây là cần thiết, nhất là khi các quốc gia này gần đây phải chịu áp lực của hạn hán kéo dài gây ảnh hƣởng rất lớn tới nền kinh tế. Nhƣng Ai Cập kiên quyết bảo vệ quyền lợi của mình vì cho rằng nguồn nƣớc sơng Nil có ý nghĩa quyết định đối với kinh tế và an ninh quốc gia Ai Cập trong khi các quốc gia cịn lại cịn có các nguồn nƣớc khác. Thất bại sau thời gian dài đàm phán, bốn quốc gia thƣợng nguồn là Tanzania, Ruwanda, Uganda và Etiopia
bất chấp sự phản đối của Ai Cập và Sudan. Đến tháng 9.2010 thì Ai Cập đe dọa có thể sẽ tiến hành chiến tranh để bảo vệ nguồn nƣớc. Điều đó gây lo ngại trong cộng đồng quốc tế về sự gia tăng căng thẳng ở khu vực này.
Thêm một nguồn tài nguyên nữa cũng thƣờng xuyên gây tranh chấp, đó là
đại dương. Biến đổi khí hậu đã làm cho hệ sinh thái biển ngày càng cạn kiệt,
đặc biệt là các hệ sinh thái ven bờ vốn đã chịu sự khai thác không ngừng của con ngƣời. Do đánh bắt ven bờ trở nên khó khăn hơn nên ngƣ dân các quốc gia ven biển buộc phải đánh bắt xa bờ. Điều này dẫn tới sự vi phạm vùng biển của các quốc gia láng giềng và những va chạm không mong muốn giữa các bên, đơi khi có cả sự tham gia của lực lƣợng hải qn. Khơng chỉ có q trình đánh bắt vi phạm hải phận, mà ngay cả việc một quốc gia đánh bắt quá mức cũng gây nguy hại cho nền kinh tế các quốc gia láng giềng. Bởi vậy xung đột càng trở nên phức tạp. Lịch sử đã từng diễn ra “cuộc chiến tranh cá thu” giữa Ailen và Anh năm 1974. Liên Xô và Nhật Bản cũng đã tranh chấp mấy chục năm về vấn đề nghề cá xung quanh bốn hòn đảo ở phƣơng bắc. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với vấn đề này khi liên tục có những vụ bắt giữ của phía Trung Quốc đối với ngƣ dân Việt Nam. Gần đây, Trung Quốc khơng ít lần bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam khiến chính phủ Việt Nam phải lên tiếng can thiệp.
Tranh chấp tài nguyên là vấn đề tồn tại từ lâu và sẽ còn dai dẳng trong tƣơng lai khi biến đổi khí hậu nhƣ một chất xúc tác làm căng thẳng thêm các cuộc xung đột. Đối mặt với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thế giới con ngƣời vốn thiếu sự gắn kết lại càng có thêm động lực để đi đến chiến tranh. Bởi vậy, nhiều ngƣời cho rằng tác động của biến đổi khí hậu đối với hịa bình và an ninh thế giới còn nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa khủng bố.
2.1.3. Biến đổi khí hậu làm tăng mâu thuẫn nước phát triển-nước đang phát triển (Bắc-Nam)
Mâu thuẫn giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển (Bắc- Nam) vốn đã tồn tại từ lâu và khơng dễ giải quyết. Biến đổi khí hậu lại càng làm cho mâu thuẫn này trở nên gay gắt hơn.
Mâu thuẫn Bắc-Nam về biến đổi khí hậu thực chất cũng chỉ vì sự khác biệt về lợi ích. Đối phó với tình trạng vấn đề biến đổi khí hậu, giải pháp then chốt là giảm thải carbon. Nhƣng giải pháp đó đánh địn q mạnh vào nền kinh tế của hầu hết các quốc gia, từ đó hai nhóm nƣớc càng mâu thuẫn sâu sắc hơn.
Các nƣớc phƣơng Nam chỉ trích các nƣớc phƣơng Bắc vì các hoạt động cơng nghiệp gây ơ nhiễm, vì chủ nghĩa tiêu thụ quá lớn gây tổn hại nguồn tài nguyên, vì hành động chuyển tác hại mơi trƣờng sang các nƣớc nghèo thông qua FDI. Trên thực tế, không phải các nƣớc phƣơng Bắc khơng nhận thấy mình là nguyên nhân chính gây nên sự tăng nhiệt độ của trái đất, nhƣng họ không thể ngừng lại việc phát triển công nghiệp vì sự tồn tại và phát triển của quốc gia họ. Bản thân nƣớc Mỹ cũng đã có nhiều cuộc tranh cãi trong nội bộ chính quyền về việc cắt giảm khí thải. Các nghị sĩ đảng Cộng hịa cho rằng nếu cắt giảm lƣợng khí thải tới 17% vào năm 2020 so với mức của năm 2005, thì nền kinh tế nƣớc này sẽ bị tổn hại hàng trăm tỉ USD. Chính bởi vậy mà Mỹ đã từ chối tham gia kí kết nghị định thƣ Kyoto về vấn đề này và cho đến hội nghị Copenhagen năm 2009 tại Đan Mạch, Mỹ vẫn không đƣa ra cam kết cụ thể.
Các nƣớc phƣơng Bắc cho rằng chính các nƣớc phƣơng Nam, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang và sẽ trải qua quá trình phát thải giống nhƣ các nƣớc phƣơng Bắc. Vậy nên ngay từ bây giờ các nƣớc phƣơng Nam cần giảm dần việc phát thải khí carbon. Thêm vào đó, họ cho rằng các nƣớc phƣơng Nam khai
các nƣớc phƣơng Nam không muốn xem xét lại con đƣờng phát triển mà họ đang đi. Và họ cũng khơng thể ngừng khai thác tài ngun bởi đó là lợi thế so sánh của họ. Nếu ngừng khai thác tài nguyên, họ sẽ bị buộc phải thu hẹp khoảng cách phát triển. Trung Quốc cho rằng việc nâng cao nguồn thu nhập còn đang thấp của ngƣời dân còn quan trọng hơn việc cắt giảm hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch.
Nhƣ vậy, cả hai phía đều theo đuổi những lợi ích khác nhau và cùng làm tổn hại tới bầu khí quyển trong khi vẫn tiếp tục chỉ trích lẫn nhau. Biến đổi khí hậu đã thực sự làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển.
2.1.4. Biến đổi khí hậu và tác động địa chính trị
Trong số nhiều ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với quan hệ quốc tế nói chung thì tác động địa chính trị cũng đƣợc xem xét nhƣ một khía cạnh rất cơ bản.
Từ trong lịch sử con ngƣời đã nhận thấy ảnh hƣởng của địa lý đến nền chính trị thế giới. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Hiện thực càng đề cao vai trò của địa lý, coi đó giống nhƣ một thứ quyền lực trong chính trị. Từ đó mơn khoa học địa-chính trị đã ra đời nhằm nghiên cứu và làm rõ thêm mối quan hệ giữa địa lý và chính trị. Trong số các nhân tố của địa lý, môi trƣờng là một nhân tố có liên quan đến chính trị. Biến đổi khí hậu là vấn đề thuộc về tình trạng xuống cấp của môi trƣờng, là yếu tố không nhỏ gây ra những biến chuyển trong nền chính trị quốc tế.
Trƣớc hết, biến đổi khí hậu làm cho nền chính trị thế giới bị tác động đáng kể bởi từ lâu con ngƣời đã nhận ra vai trị của khí hậu đối với chính trị quốc tế. Ví dụ nhƣ sự ấm áp của khí hậu Địa Trung Hải đã giúp Đế quốc La Mã nhanh
Hay Montesquieu đã cho rằng, có sự liên hệ giữa kiểu dạng khí hậu với loại hình chế độ chính trị khi nghiên cứu về ảnh hƣởng của khí hậu đến tinh thần cầu tiến và khả năng tổ chức của con ngƣời, đến luật lệ và những nhóm văn hóa khác nhau [8, tr.88]. Với vai trị nhƣ vậy, khí hậu biến đổi có thể làm thay đổi sức mạnh của một nền chính trị và dễ gây xung đột trong quan hệ quốc tế.
Tình trạng biến đổi khí hậu gây ra sự khan hiếm và phân bố lại các nguồn tài nguyên. Điều này cũng tạo ra sự xáo trộn về chính trị. Ví dụ nhƣ tình trạng khan hiếm nguồn nƣớc có thể làm suy giảm quyền lực của một quốc gia khi kinh tế bị tác động. Hay một số quốc gia sử dụng tài nguyên nhƣ một thứ vũ khí để mặc cả trong chính trị. Đây chính là những lý do rất thuyết phục cho những xung đột về chính trị trên thế giới. Trong lịch sử đã từng diễn ra các cuộc chiến tranh giành tài nguyên. Tƣơng lai sẽ cịn chứng kiến nhiều những vụ xung đột vì đất, nƣớc, đại dƣơng do biến đổi khí hậu là nguồn gốc.
Có thể nói, biến đổi khí hậu là yếu tố quyết định sự tồn vong của tài nguyên thiên nhiên, mà tài nguyên lại là yếu tố cơ bản làm nên quyền lực. Do đó, biến đổi khí hậu tác động tới chính trị thế giới vì nó có thể làm thay đổi quyền lực của một chủ thể trong quan hệ quốc tế. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu cịn có