PHẦN 2 NỘI DUNG
3.1. Các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện trên địa
3.1.1. Rào cản từ yếu tố môi trường: Các chính sách chưa gắn với đặc điểm của
nhu cầu và khả năng đáp ứng về hoạt động KH&CN cấp huyện ở từng địa phương
Với nhiều đặc điểm khác với các tỉnh, thành khác trên cả nước, hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn Tp. Hà Nội cần có những hướng dẫn cụ thể để phù hợp với các đặc thù kinh tế - xã hội khá chênh lệch giữa các quận, huyện, thị xã. Do đó, để có môi trường thuận lợi cho phát triển hoạt động KH&CN địa phương, UBND Tp. Hà Nội cần chủ động ban hành những chính sách cho các địa phương để phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn.
Thông qua việc phân tích các hoạt động và các chính sách ở đây chúng ta thấy nổi lên một rào cản rất lớn, đó là các chính sách chưa gắn với đặc điểm nhu cầu và khả năng đáp ứng về hoạt động KH&CN cấp huyện ở từng địa phương. Các chính sách mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra định hướng còn chưa cụ thể rằng cần đối xử với các nhóm nhu cầu khác nhau thì sẽ khác nhau thế nào. Rõ ràng rằng không thể có cách đối xử chung với tất cả các nhóm nhu cầu. Nhu cầu của các quận rất khác các huyện, các huyện có tiềm năng về nông nghiệp nhu cầu cũng rất khác các huyện có tiềm năng phát triển về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay dịch vụ. Các tỉnh cần có những chính sách cụ thể hơn để phù hợp với tình hình từng địa phương chứ không thể chỉ vin vào Thông tư số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV.
Rất nhiều tỉnh đã nhanh chóng có quy chế này sau khi thông tư 05 ra đời. Đơn cử như UBND Tp. Hải Phòng có Quyết định số 185/2008/QĐ-UBND ngày 25/01/2008
của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy chế quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ18. Tuy nhiên, UBND Tp. Hà Nội lại chưa ban hành
“Quy chế quản lý KH&CN cấp quận/huyện/thị xã thuộc thành phố Hà Nội”. Năm 2010, Sở KH&CN được UBND thành phố giao nhiệm vụ xây dựng quy chế này nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn thủ đô, tuy nhiên cho tới nay, dự thảo của quy chế này vẫn đang được các bên liên quan đóng góp ý kiến để sửa đổi,
hoàn chỉnh. Việc quy chế này chưa chính thức được ban hành là một trở ngại lớn trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn Tp. Hà Nội. Dự thảo của quy chế còn nhiều vấn đề cần được đóng góp, bổ sung và chỉnh sửa. Đơn cử một vài điểm như sau:
- Về phạm vi điều chỉnh: Một hoạt động vô cùng quan trọng trong quản lý
KH&CN cấp huyện là “triển khai hoạt động chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến
bộ KH&CN vào thực tiễn” thì chưa được đưa vào trong phạm vi điều chỉnh của quy
chế. Ngoài ra hoạt động “tham gia/tiến hành các đề tài/dự án phát triển nông thôn” hoàn toàn có thể là một trong các hoạt động KH&CN hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.
- Về đối tượng áp dụng: loại bỏ quy định đối tượng áp dụng là “cơ quan chuyên
môn của UBND cấp huyện về KH&CN” là một thiếu sót lớn.
- Về giải thích từ ngữ: Các thuật ngữ cần được thống nhất theo các văn bản
pháp luật hiện hành, trong đó quan trọng là Luật KH&CN năm 2013.
- Về cơ chế phối hợp giữa các cấp trong triển khai hoạt động KH&CN cấp huyện: Chưa rõ ràng về cơ chế tham gia và báo cáo về nhiệm vụ KH&CN cấp huyện.
Cần có quy định rõ ràng hơn về việc có bắt buộc tham gia và báo cáo về hoạt động triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp huyện hay không.
- Về trách nhiệm và quyền hạn của phòng kinh tế và hội đồng KH&CN cấp huyện: Chưa quy định rõ nhiệm vụ của hội đồng KH&CN cấp huyện. Hiện nay trên
địa bàn Tp. Hà Nội đã có một vài huyện có hội đồng KH&CN, tuy nhiên các hội đồng này chưa tỏ rõ vai trò của mình trong các hoạt động. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa các cơ quan chuyên môn theo ngành dọc giữa cấp tỉnh và cấp huyện chưa được đề ra ở đây.
Điều đáng lưu ý là trong dự thảo quy chế chưa có điều khoản nào quy định về kinh phí cho hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện.
Đặc thù vùng cũng không được quan tâm sâu sắc trong quy chế nên các hướng ưu tiên trong triển khai quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện không được thể hiện trong dự thảo quy chế. Như trên đã chỉ ra, các quận ở Hà Nội hiện nay hầu như không tham gia thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện, không có nhu cầu sử dụng ngân sách thành phố chi cho hoạt động này. Từ năm 2009 đến nay, duy chỉ có quận Hai Bà Trưng, quận Thanh Xuân tham gia thực hiện vào năm 2010, 2011,
quận Hoàng Mai thực hiện vào năm 2012. Ngược lại với các huyện thì hầu hết các huyện đều tham gia và họ thực sự cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động này bởi lẽ đây chính là hoạt động giúp cấp huyện thực hiện nông thôn mới. Nhu cầu lớn nhất của cấp huyện chính là được áp dụng tiến bộ KH&CN vào trong thực tiễn sản xuất, tuy nhiên hoạt động này lại chưa được triển khai hiệu quả do vướng phải những khó khăn về vốn, về nhân lực có chuyên môn, về đơn vị phối hợp thực hiện. Có rất nhiều tiến bộ KH&CN do cấp huyện đề xuất được áp dụng và đã có triển khai trong thực tế, tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng với thông tin và hiểu biết ở cấp huyện có lẽ sẽ khó có thể đề xuất những tiến bộ KH&CN tiên tiến nhất. Những đề án, dự án chuyển giao tiến bộ KH&CN có quy mô cũng nằm ngoài khả năng đề xuất và đảm nhiệm bởi cấp huyện. Do đó, cũng cần có những đề xuất từ cấp tỉnh để tư vấn và hỗ trợ cho cấp huyện trong quá trình chuyển giao, áp dụng. Hiện nay, Sở KH&CN Tp. Hà Nội với vai trò là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN nhưng cũng chưa có những chính sách rõ ràng và hỗ trợ cụ thể đối với từng địa phương.