Nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những nguyên tắc của triết học Mác- Lênin về xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên tắc đó trong công cuộc đổi mới tư duy lý luận ở nước ta (Trang 56)

Đi từ trừu tượng đến cụ thể là yêu cầu của logic biện chứng cho phép chủ thể nhận thức thâm nhập vào bản chất của đối tượng nghiên cứu, hình dung được tất cả các mặt và quan hệ tất yếu của nó đối với thế giới xung quanh. Theo nguyên tắc này thì nhận thức phải bắt đầu từ cái cụ thể cảm tính, đến việc phản ánh một mặt, một quan hệ chung đơn giản nhất của sự vật, rồi tư từ đó đi đến cụ thể trong tư duy, tức là những khái niệm, phạm tù chung nhát phản ánh toàn diện về bản chất sự vật. Cái cụ thể cảm tính là điểm xuát phát của nhận thức, cái cụ thể trong tư duy với tính cách là tập hợp, kết hợp vô số những trừu tượng là mục đích của nhận thức. Còn những trừu tượng riêng lẻ là những phương tiện để đạt mục đích ấy.

Nguyên tắc nhận thức như đã nói trên lần đầu tiên được đề cập tới trong triết học của Hênghen. Theo Hênghen, nhận thức bắt đầu trừu tượng đơn giản nhất, nghèo nàn nhất, từ cái phổ biến trừu tượng không có bất kỳ một nội dung xác định nào. Cái phỏ biến trừu tượng này tự phát triển thông qua bản thân nó, nó sinh ra và do đó làm cơ sở cho các khái niệm tiếp theo đã có một nội dung xác định nào đó. Thế rồi những khái niệm vừa nói lại tự đặc thù hóa và sinh ra những khái niệm khác, những khái niệm cụ thể hơn nữa và cứ như thế cho đến khi sự vận động quy trở về với nguyên lý đâù tiên tức ý niệm tuyệt đối (absolute idea).

Suy luận trên của Hênghen về phương pháp vận động của nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý. Song như đã nói, chủ nghĩa duy tâm khách quan đã bao phù lên phép biện chứng của ong, nên cuối cùng Hênghen đã rời vào ngõ cụt, và tự mâu thuẫn với chính mình (từ mâu thuẫn giữa hệ thống và phương pháp).

Trong các tác phảm của Mác, phương pháp tiến từ trừu tượng đến cụ thể được luận chứng một cách khoa học và phát triển hơn nữa trên tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứt. Theo Mác trừu tượng và cụ thể không phải

là những phạm trù khác nhau, không liên hệ với nhau mà là hai yếu tố trong sự nhận thức bản chất của sự vật. Cái cụ thể là tổng hợp vô số những mặt mà ta dùng trừu tượng để nhận thức được trong sự thống nhất của những mặt ấy, nó là sự hiểu biết sâu sắc nhất, phong phú nhất về các sự vật của thế giới bên ngoài. Nó cao hơn cái cụ thể cảm tính vì nó không phản ánh những tính quy định bề ngoài, mà phản ánh những mặt, những mối liên hệ bản chất của sự vật. Nó cao hơn cả cái trừu tượng vì nó không phản ánh một mặt bản chất mà phản ánh các mặt bản chất khác nhau của sự vật, nghĩa là nó quan sát sự vạt một cách toàn diện.

Về vấn đề Mác viết: “Cái cụ thể sở dĩ là cụ thể vì nó là sự kết hợp vô số những định nghĩa nó là sự thống nhất của cái đa dạng. Vì vậy trong tư duy nó là một quá trình kết hợp, một kết quả chứ không phải là điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuất phát trong thực tế là do đó cũng là điểm xuất phát của trực quan và biểu tượng. Trên con đường thứ nhất biểu tượng đầy đủ dần tiến lên thành định nghĩa trừu tượng. Còn trên con đường thứ hai những định nghĩa trừu tượng dẫn tới sự tái sản sinh cái cụ thể bằng con đường tư duy” [67,213]. Như vậy là Mác nhấn mạnh rằng trong qúa trình tư duy, lúc đầu đi khỏi cái cụ thể (biểu tượng đầy đủ lúc đầu “bốc hơi” thành một định nghĩa trừu tượng), nhưng không phải để rưòi bỏ cái cụ thể nói chung, mà để tái sản sinh cái cụ thể với tất cả tính chất cụ thể của nó.

Bội “Tư bản” của Mác là một ví dụ điển hình về việc quán triệt nguyên tắc này của nhận thức. Là một nhà kinh tế lỗi lạc của thời đại, Mác bắt đầu phân tích những đặc tính đơn giản nhất, trừu tượng nhất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa như hàng hoá - giá trị – tiền tệ, v.v... để đi đến việc nhận thức bản chất quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, cũng như cách thức nhà tư bản mua sức lao động của người công nhân như một hàng hoá. Từ đó Mác đi đến việc tìm hiểu phạm trù lao động xã hội, và ông đã phát hiện ra: 1)

mối quan hệ giữa người và người ẩn nấp đằng sau mối quan hệ giữa hàng hoá-giá trị – giá cả; 2) Bản chất bóc lột sức lao động của nhà tư bản: 3) Sự tha hoá lao động và mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.

1.2.5 Nguyên tắc trừu tượng hoá và khái quát hoá.

Trừu tượng hoá và khái quát hoá là phương pháp nhờ đó chúng ta có thể tách các thuộc tính cơ bản của sự vật ra khỏi các thuộc tính không cơ bản. Sau đó liên kết các thuộc tính cơ bản của từng đối tượng lại để khái quát thành thuộc tính chung của loài. Như vậy trừu tượng hoá và khái quát hoá là đặc trưng quan trọng của tư duy con người, là công cụ hữu hiệu giúp con người nắm bắt cái bản chất của sự vật, hiện tượng. Việc xây dựng các khái niệm, phạm trù không thể thiếu năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá của tư duy. Nhờ có năng lực trừu tượng hoá mà tư tưởng con người có thể bỏ qua những cái ngẫu nhiên, không cơ bản đối tượng nhận thức để tách cái chung khỏi cái riêng, cái bản chất khỏi cái hiện tượng, cái tất yếu khỏi cái ngẫu nhiên, mà chính cái chung, cái bản chất, cái tất yếu đó là cơ sở để thiết lập nên các khái niệm, phạm trù. Với nghĩa như vậy, Mác viết: “Khi mọi sự vật, được trừu tượng hoá đến cùng... thì người ta sẽ đi đến chỗ có được những phạm trù logic” [64,183]. Sự khái quát giúp tư duy con người tìm thấy cơ sở, sự liên hệ thống nhất nội tại, tính quy luật của các đối tượng. Kết quả của sự khái quát được thể hiện trong các khái niệm, phạm trù.

Do không hiểu được bản chất thực sự của nhận thức, các nhà triết học theo quan điểm siêu hình thường không nhìn thấy bước chuyển biện chứng giữa các trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tíh. Từ dó họ đi đến việc phủ nhận vai trò của trừu tượng hoá, khái quát hoá. Điển hình cho khuynh hướng này trong triết học cận đại là nhà siêu hình học người Đức Nagơli (Nageli. 1817 – 1891). Trong bài báo “Những giới hạn của nhận thức khoa học tự nhiên” (1877), Nagơli phủ nhận các phạm trù như chất – lượng – vật

chất –vận động bằng cách biện luận rằng chúng ta không thấy được chất, được lượng của sự vật, không thấy được sự vật chất bằng giác quan. Enghen đã phê phán quan điểm sai lầm này của Nagơli như sau: “Dĩ nhiên là chúng ta không biết, vì chưa có ai nhìn được và cảm thấy vật chất với tính cách là vật chất và vận động với tính cách là vận động bằng con đường cảm tính nào khác; người ta chỉ tiếp xúc với những vật thể khác nhau, và những hình thức khác nhau tồn tại thực sự của vận động. Thực thể vật chất không phải cái gì khác hơn là tổng số những vật thể từ đó người ta rút ra khái niệm ấy bằng con đường trừu tượng hoá; vận động với tính cách là vận động không phải là cái gì khác hơn là tổng só những hình thức vận động có thể cảm biết được bằng các giác quan; những từ như “vật chất” và “vận động” chỉ là những sự tóm tắt trong đó chúng ta tập hợp theo những thuộc tính chung của chúng, rất nhiều sự vật khác nhau có thể cảm biết được bằng các giác quan. Vì thế chỉ có thể nhận thức được vật chất và vận động bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những hình thức riêng lẻ của vận động, và khi chúng ta nhận thức được những cái ấy thì chúng ta cũng nhận thức được cả vật chất và vận động với tính cách là vật chất và vận động” [65,726]. Như vậy, theo Enghen, vật chất là một phạm trù được trừu tượng hoá, khái quát hóa từ nhiều vật thể khác nhau. Các vật thể này chúng ta có thể cảm nhận được bằng giác quan, nhưng vật chất nói chung thì chúng ta không thể cảm nhận được bằng cảm tính, vì nó là một phạm trù bao quát toàn bộ các vật thể khác nhau. Luận điểm này của Enghen về sau được Lênin phát triển sâu hơn trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.

Nhờ óc tư duy biện chứng sâu sắc năng lực trừu tượng hoá và khái quát hoá cao mà Lênin đã xây dựng nên nọi hàm của phạm trù vật chất. Khảo sát toàn bộ các sự vật, hiện tượng phong phú từ thế giới vi mô đến thế giới vĩ mô, từ vo cơ đến hữu cơ, từ tự nhiên đến xã hội, Lêinin đã khái quát thnàh

quan, thì phải đặt cho nó một khái niệm triết học và khái niệm này đã được xác định từ lâu lắm rồi, đó chính là khái niệm: vật chất. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tòn tại không lệ thuộc vào cảm giác” [52,151]. Đối với Lênin, vật chất không phải là nước, lửa, không khí, đất hay nguyên tử mà là toàn bộ thực tại khách quan khi tác động vào giác quan của con người thì gây nên cảm giác. Vật chất là phạm trù có ngoài diện rộng nhất, bao quát toàn bộ một dạng tồn tại hiện thực của nó. Định nghĩa này của Lênin có một ý nghĩa phương pháp luận to lớn. Nó đã vượt xa các quan niệm về vật chất trước đó, nó giúp chúng ta phản bác lại các quan điểm siêu hình, bất khả tri và duy tâm chủ quan.

Cũng với cách thức như vậy, Lênin đã xây dựng phạm trù giai cấp. Theo Lênin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về bốn điểm cơ bản sau” 1) Địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định; 2) Quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất ; 3) Vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và quản lý sản xuất ; 4) Phương thức thu nhapạ của cái do lao đọng xã hội làm ra [xem 57m17]. Bảng hình thức trừu tượng và khái quát hoá, Lênin đã giúp chúng ta nắm bắt được những đặc tính chung cơ bản nhất, những dấu hiệu phổ biến, ổn định của giai cấp, dù đó là các giai cấp trong xã hội chiếm hữu hô lệ, phong kiến hay trong xã hội tư bản hiện đại.

Tóm lại, sự hình thành các khái niệm, phạm trù gắn bó hữu cơ với quá trình nhận thức, nhờ đi từ cái riêng đến cái chung, từ hiện tượng đến bản chất, từ trừu tượng đến cụ thể, nhờ có năng lực trừu tượng hoá và khái quát hóa mà tư duy con người có thể sáng tạo nên các hình thức phản ánh thế giới một cách gián tiếp trên mức độ khái quát và trừu tượng cao - đó chính là các khái niệm, các phạm trù triết học (hay logic học). Những phân tích trên đã cho chúng a thấy vai trò của nhận thức con người trong việc sáng tạo nên các

phạm t rù. Nhưng đến đây có một vấn đề đặt ra: cái gì là nền tảng, cơ sở cho nhận thức của con người? Nếu không trả lời đúng câu hỏi này chúng ta rất dễ rơi vào quan điểm duy tama (duy lý) cho rằng các phạm trù chỉ là sản phẩm sáng tạo thuần tuý của tư duy con người.

Chương 2

VẬN DỤNG NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ XÂY DỰNG PHẠM TRÙ TRONG ĐỔI MỚI

TƯ DUY LÝ LUẬNỞ NƯỚC TA

Kể từ khi ra ra đời và khẳng định mình trên vũ đài chính trị – khoa học, những quy luật và phạm trù của triêt học Mác – Lênin đã giữ vị trí quan trọng trong lịch sử nhân loại, nó trở thành công cụ, cũ khí tinh thần hữu hiệu để nhận thức, cải tạo hiện thực. Với tư cách là một học thuyết lý luận đóng vai trò thế giới quan và phương pháp luận cho giai cấp công nhân và đông đảo quàn chúng lao động, tự bản thân triết học, Mác – Lênin là một hệ tư tưởng đúng đắn, một khoa học. Song chỉ trong lịch sử phong trào công nhân, phong trào xã hội chủ nghĩa cũng cho thấy việc nhanạ thức và vận dụng nó như thế nào lại có không ít những khác biệt, thậm chí trong chính các Đảng cộng sản - Đảng cộng sản – những chính Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, là vũ khí lý luận củ mình. Việc nhận thức và vận dụng đúng với tinh thần biện chứng, duy vật những giá trị tư tưởng, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin trong đó có triết học để giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn phát triển xã hội ở mỗi Đảng cộng sản, mỗi quốc gia là vấn đề không đơn giản. Bài học lịch sử của phong trào công nhân, phong trào xã hội chủ nghĩa cũng cho thấy nhận thức và vận dụng sai hoặc giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa đến những kết qủa như thế nào. Và lịch sử hơn nửa thế kỷ đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước quả như thế nào. Và lịch sử hơn nửa thế kỷ đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chứng minh điều đó.

Dựa trên những bằng chứng lịch sử hiện thực của đất nước, khảo sát sự hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản trong hệ thống tư duy lý luận

của đất nước ta. Trong chương này chúng tôi muốn thử tìm hiểu, dù chỉ là bước đầu, vai trò của việc vận dụng các nguyên tắc xây dựng phạm trù trong bước đầu, vai trò của việc vận dụng các nguyên tắc xây dựng phạm trù trong triết học Mác – Lênin vào việc đổi mớitư duy lý luận ở nước ta. Và chúng tôi cũng ý thức được rằng đây là vấn đề rất lớn đối với không chỉ lĩnh vực lý luận mà trước hết với thực tiễn phát triển của đất nước trong giai đoạn đầy phức tạp này của lịch sử nhân loại. Những nghiên cứu được trình bày trong chương này mới chỉ là phần rất nhỏ góp vào vấn đề lớn như vậy.

2.1 Thực trạng của tư duy lý luận ở nước ta qua việc nhận thức và vận dụng một số phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử trước thời kỳ đổi, mới.

Sau sự thành công của cách mạng tháng - 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã xác định rõ ràng phương châm chiến lược lâu dài là độc lập dân tộc đi đôi với chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh nhiệm vụ nặng nề là chống giặc ngoại xâm, còn một trọng trách là xây dựng một xã hội chủ nghĩa tốt đẹp về mọi phương diện: Kinh tế – chính trị – văn hoá - xã hội.

Để thực hiện được những nhiệm vụ lịch sử cao cả nhưng không kém phần khó khăn phức tạp đó, đòi hỏi hệ thống tư duy lý luận phải vươn lên một tầm cao mới trong đó có việc quán triệt những nguyên tắc của triết học Mác – Lênin trong việc xây dựng – nhận thức và vận dụng hệ thống khái niệm, phạm trù. Tuy nhiên thực tế lịch sử từ những năm năm mươi đến thời điển mới (12-1986) cho thấy không ít những điẻm bất cập trong việc xây dựng – nhận thức và vận dụng các khái niệm, phạm trù của triết học Mác – Lênin, chẳng hạn: phương pháp tư duy siêu hình, chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, bệnh giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa . Những hạn chế đó trong tư duy lý luận của nước ta đã được đánh giá, tổng kết ở các báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ V (3-1982) và nhất là ở Đại hội Đảng lần thứ IV (12-1986).

Sau đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam, với tinh thần tích cực,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những nguyên tắc của triết học Mác- Lênin về xây dựng phạm trù và ảnh hưởng của những nguyên tắc đó trong công cuộc đổi mới tư duy lý luận ở nước ta (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)