Số du học sinh nước ngoài theo diện tự túc tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động việt nam lưu trú diện visa d 4 1 tại thị trường lao động hàn quốc vấn đề và giải pháp (Trang 53 - 58)

Bảng 2.9: Số du học sinh nước ngoài theo diện tự túc tại Hàn Quốc27

Năm

Tổng số du học sinh (người)

Số du học sinh nước ngoài theo diện tự túc (người)

Tỷ lệ du học sinh nước ngoài theo diện tự túc (%) 2006 32.557 26.342 80,91% 2007 49.270 42.273 85,80% 2009 75.850 64.271 84,73% 2010 83.842 71.843 85,69% 2011 89.537 75.325 84,13% 2012 86.878 73.321 84,40% 2013 85.923 73.420 85,45% 2014 84.891 73.138 86,16% 2015 91.332 78.845 86,32% 2016 104.262 90.703 86,99%

Nguồn: Bộ giáo dục Hàn Quốc (2017)

Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ, khi mà trong số các du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc, thì số lượng du học sinh tự túc chiếm tỷ trọng cao nhất và chủ yếu đi theo chương trình học tiếng Hàn (diện visa D-4-1). Trong đó, hình thức mà các du học sinh lựa chọn để đăng ký chương trình học tiếng có 3 hình

27

thức chính sau: (1) thông qua các trung tâm du học, (2) thông qua đơn vị trường học đang theo học tại Việt Nam, (3) tự chuẩn bị và nộp hồ sơ theo cá nhân. Trong đó, hình thức phổ biến nhất chính là thông qua các trung tâm du học.

2.1.3 Thực trạng nhập cảnh qua điều tra bảng hỏi

Điều tra bảng hỏi được thực hiện thông qua 100 phiếu điều tra online lấy đối tượng điều tra là 100 du học sinh Việt Nam đang hoặc đã có kinh nghiệm lưu trú theo diện visa D-4-1 hiện đang sinh sống tại khu vực đô thị Seoul – Incheon - Gyeonggi.

Trong đó, số phiếu trả lời hợp lệ nhận lại là 72 phiếu (tức không mắc lỗi logic và có gửi phản hồi hoàn thành phiếu điều tra). Theo kết quả điều tra bảng hỏi, có thể đưa ra một số nội dung phân tích như sau liên quan tới thực trạng nhập cảnh của nhóm visa này.

Thứ nhất, về số lần nhập cảnh và tổng thời gian lưu trú tại Hàn Quốc, câu trả lời chiếm tỉ lệ lớn nhất là nhập cảnh 1 lần (chiếm 63,9%), xếp sau đó là nhóm nhập cảnh nhiều lần (trên 3 lần, chiếm 23%). Bên cạnh đó, câu trả lời về thời gian lưu trú 3 tháng ~ 1 năm chiếm tỉ lệ lớn nhất với 52,9%, tiếp theo là nhóm lưu trú trên 1 năm đến 2 năm chiếm 28,6%, nhóm lưu trú trên 2 năm với 18,6%. Theo đó, có thể thấy trong nhóm đối tượng được điều tra, thì nhóm nhập cảnh mới hoặc đang lưu trú dưới diện visa D-4-1 tại Hàn Quốc chiếm đa số; còn nhóm từng có kinh nghiệm lưu trú theo visa D-4-1 và có tư cách hợp pháp để chuyển sang diện visa khác chiếm tỉ lệ ít hơn.

Thứ hai, hình thức nhập cảnh phổ biến nhất vẫn được ghi nhận là thông qua hình thức du học tự túc (chiếm 85,3%); xếp sau đó là nhóm du học theo thư mời của trường và được hỗ trợ một phần học phí chiếm khoảng 11,8%. Trong đó, về người trợ cấp kinh phí học tập thì câu trả lời ghi nhận với tỉ lớn là: “bố mẹ” (47,7%), “bản thân” (40%), “các câu trả lời khác” (12,3%).

Thứ ba, về kiến thức được trang bị để chuẩn bị cho việc nhập cảnh vào Hàn Quốc, 100% câu trả lời ghi nhận là “có”. Trong đó, câu trả lời về các nội dung kiến thức được trang bị được phân bố tỉ lệ như sau: tiếng Hàn 100%; dịch vụ ăn ở tại Hàn Quốc 49,3%; thói quen sinh hoạt của người Hàn Quốc 36,2%; dịch vụ y tế sức khỏe 17,4%; những đoàn thể cộng đồng tại Hàn Quốc 13%; chế độ pháp luật của Hàn Quốc 7,2%. Theo đó, có thể thấy, trong bối cảnh mà tiếng Hàn trở thành tiêu chuẩn cơ bản đối với việc xét duyệt cấp visa D-4-1 thì hầu hết các du học sinh đều được trang bị kĩ năng tiếng Hàn ở một mức độ nhất định trước khi nhập cảnh vào Hàn Quốc. Nhưng về kĩ năng tiếng Hàn thì phần lớn các câu trả lời đều ghi nhận ở mức “bình thường” (chiếm 56,5%), 30,4% ở mức nói tiếng Hàn tốt, và 8,7% ở mức nói được một chút. Bên cạnh đó, những kiến thức thiết yếu cho cuộc sống như dịch vụ ăn ở, lưu ý trong sinh hoạt hay y tế cũng được đề cập. Tuy nhiên, những kiến thức liên quan tới chế độ pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động thì ít được chuẩn bị cho du học sinh.

2.2 Thực trạng lao động

Vấn đề thực trạng của lao động Việt Nam lưu trú diện visa D-4-1 tại thị trường lao động Hàn Quốc được triển khai phân tích dựa trên ba nội dung chính bao gồm: (1) số lượng lao động; (2) hoạt động lao động; (3) các vấn đề tồn tại.

2.2.1 Về số lượng lao động

Số lượng người nước ngoài tại Hàn Quốc lưu trú dưới diện không phải visa lao động28 chiếm tỉ lệ lớn và có xu hướng tăng. Trong nhóm đối tượng này bao gồm cả những trường hợp lao động bất hợp pháp. Từ năm 2005 đến năm 2018, số lượng người lưu trú theo visa lao động tăng từ 260.000 người lên 620.000 người. Trong khi đó, số lượng người lưu trú theo diện visa không phải visa lao động được ghi

28Người lưu trú theo diện lao động là những người được ban cấp visa thuộc nhóm sau: C-4 (lao động ngắn hạn), E-1 (giảng dạy), E-2, E-3 (nghiên cứu), E-4 (chỉ đạo kĩ thuật), E-5 (lao động chuyên môn), E-6 (hoạt động nghệ thuật), E-7, E-8 (연수취업, tính đến năm 2009), E-9 (lao động

nhận có xu hướng tăng, từ 250.000 người lên 630.000 người (tham khảo biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1: Số người nước ngoài lưu trú dài hạn tại Hàn Quốc theo visa lao động29

Đơn vị: Vạn người

Nguồn: Viện Thông tin tuyển dụng Hàn Quốc (2016),”Hiện trạng và vấn đề tuyển dụng người nước ngoài lưu trú trong nước” (국내체류외국인 고용현황 및 시사점)

Cục thống kê Hàn Quốc (2019), “Hiện trạng lao động lưu trú bất hợp pháp” (불법체류 근로자 현황)

Đối với khu vực Seoul-Incheon-Gyeonggi, số lượng lao động nước ngoài có xu hướng tăng qua các năm, và chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số lao động nước ngoài tại Hàn Quốc. Từ năm 2015 đến năm 2018, số lượng người lao động nước ngoài tại Seoul tăng từ 1.576 người lên 2.023 người; tại Incheon tăng từ 11.804 người lên 11.950 người; tại Gyeonggi tăng từ 82.235 người lên 92.685 người (tham khảo bảng 2.10) 29 Nguồn:http://file.ltoss.co.kr/updata/newout/upload/185/160323132248000001989/고용정보원- 국내체류외국인 고용현황 및 시사점.pdf, ngày truy cập 04/09/2019 26 62 25 63 0 10 20 30 40 50 60 70 2005 2018 Theo visa lao động Không theo visa lao động Series 3

Bảng 2.10: Số lao động nước ngoài tại Seoul – Incheon – Gyeonggi (từ tháng 6.2015 đến tháng 12.2018) Đơn vị: Người Năm 6.2015~ 12.2015 1.201~ 6.2016 7.2016~ 12.2016 1.2017~ 6.2017 7.201~ 12.2017 1.2018~ 6.2018 7.2018~ 12.2018 Seoul 1.576 1.572 1.777 1.955 2.062 2.116 2.023 Incheon 11.804 11.357 11.868 11.250 11.738 11.507 11.950 Gyeonggi 82.235 83.222 89.085 87.512 91.639 90.908 92.685

Nguồn: Viện Thông tin tuyển dụng Hàn Quốc (2016),”Hiện trạng và vấn đề tuyển dụng người nước ngoài lưu trú trong nước” (국내체류외국인 고용현황 및 시사점)

Sở thống kê Gyeonggin (2019), “Hiện trạng lao động nước ngoài tại khu vực đô thị Seoul-Incheon-Gyeonggi” (서울-인천-경기 수도권 외국인 근로자 현황)

Cùng với số lượng người lao động nước ngoài gia tăng tại Hàn Quốc thì số du học sinh nước ngoài nói chung, và số lượng du học sinh theo diện visa D-4-1 cũng đang ngày càng tăng nhanh. Theo nguồn số liệu thống kê của Bộ tư pháp, thì từ năm 2013 đến năm 2018, số lượng du học sinh diện visa D-4-1 nhập cảnh theo chương trình học tiếng Hàn gia tăng từ 21.381 người (năm 2013) lên đến 57.971 người (năm 2018). Đối với khu vực Seoul – Incheon - Gyeonggi, số lượng du học sinh diện visa D-4-1 tăng từ 11.180 người (năm 2013) lên 26.115 người (năm 2018) (tham khảo 2.11).

Bảng 2.11: Số người lưu trú visa D-4-1 trên toàn quốc và khu vực Seoul – Incheon - Gyeonggi

Đơn vị: Người Năm 2012-2013 2014 2016 2018 Toàn quốc 21.381 25.138 39.873 57.971 Khu vực Seoul –

Incheon - Gyeonggi 11.180 11.830 17.411 26.115

Nguồn: Bộ tư pháp (2019), “Tình hình gia tăng du học sinh” (유학생증가추이)30

30

Vấn đề tham gia vào các hoạt động lao động vì mục đích tiền lương nhưng không khai báo hợp pháp trở thành hiện tượng phổ biến đối với du học sinh theo diện visa D-4-1. Từ năm 2012 đến năm 2015, Sở thống kê Gyeongin đã đưa ra thống kê về nhóm đối tượng được khai báo về hoạt động lao động nhưng đang lưu trú dưới diện visa khác visa lao động (bao gồm visa D-4-1). Trong đó, nhóm du học sinh nước ngoài lưu trú dưới diện D-2 và D-4-1 đã khai báo về hoạt động lao động được ghi nhận dao động ở mức trên 10 nghìn người, chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng số lao động nước ngoài được khai báo trên thị trường lao động Hàn Quốc. Xét về số lượng lao động được khai báo, thì đây là một con số thấp khi đặt trong tương quan so sánh với tổng số người lao động được khai báo của các nhóm đối tượng lưu trú tại Hàn Quốc dưới diện visa khác. Con số thấp về số lượng lao động được khai báo đã đặt ra câu hỏi về con số thực tế của nhóm lao động lưu trú dưới diện D-4-1 tại Hàn Quốc khi mà con số được khai báo về hoạt động lao động có sự chênh lệch lớn so với con số nhập cảnh vào Hàn Quốc của nhóm đối tượng theo diện visa này (tham khảo bảng 2.12).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động việt nam lưu trú diện visa d 4 1 tại thị trường lao động hàn quốc vấn đề và giải pháp (Trang 53 - 58)