Một số loại visa khácvisa lao động tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động việt nam lưu trú diện visa d 4 1 tại thị trường lao động hàn quốc vấn đề và giải pháp (Trang 35 - 37)

STT Loại Visa

Chú thích

1. F-2 Visa định cư Hàn Quốc

3. F-4

Visa Hàn Kiều

+ visa F-4 cho người được sinh ra ở Hàn Quốc (cho dù không có bố mẹ mang quốc tịch Hàn Quốc)

+ visa F-4 cho người có người thân là người sinh ra ở Hàn Quốc + visa F-4 cho người được nhận là con nuôi của người Hàn Quốc

4. F-6

Visa kết hôn

(Người lưu trú theo diện visa kết hôn mặc dù không thuộc visa xin việc hay lao động, nhưng lại có khả năng xin việc tự do trong sự cho phép của pháp luật. Theo đó, có thể xem nhóm đối tượng lưu trú diện visa kết hôn là nhóm đóng góp vào lực lượng lao động.) 5. D -3 Tu nghiệp sinh

6. D-4-1 Du học sinh chương trình học tiếng Hàn 7. D-4-6 Du học sinh chương trình học nghề

8. D-2 Du học sinh chương trình học đại học, cao học

Về phía người sử dụng lao động (cầu lao động):

Tính đa dạng được hiểu ở là những nhóm đặc thù của các nhà tuyển dụng lao động. Theo một số nghiên cứu, ở Hàn Quốc, trong nhóm các nhà tuyển dụng lao động nước ngoài đến từ các quốc gia đang phát triển, thì nhóm nhà tuyển dụng lao động cho các ngành 3D chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, nội dung công việc mà các bên sử dụng lao động ở Hàn Quốc yêu cầu ở người lao động nước ngoài đa dạng hơn rất nhiều. Ví dụ với nhóm du học sinh Việt Nam, qua các trang cộng đồng của du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc, có thể nắm bắt được những bài đăng tuyển dụng các công việc với đủ mọi lĩnh vực và ngành nghề như: phiên dịch, bồi bàn phục vụ nhà hàng, bán hàng, làm nông nghiệp.

1.2.2 Tính hấp dẫn

Tính hấp dẫn của thị trường lao động Hàn Quốc được phân tích dựa trên tương quan so sánh với thị trường lao động Việt Nam. Trong đó, bao gồm các yếu tố về

điều kiện lao động, chế độ tiền lương trong mối quan hệ so sánh với mức lương và môi trường làm việc ở Việt Nam.

Những phương diện được đánh giá để tạo nên sức hấp dẫn của thị trường lao động ở một quốc gia nào đó chính là các điều kiện lao động bao gồm: mực độ hài lòng của người lao động về lương, thời gian làm việc, khối lượng công việc, môi trường nơi làm việc và quy tắc nơi làm việc. Theo nghiên cứu của Jang Jun-oh đến từ Viện nghiên cứu chính sách hình sự Hàn Quốc vào năm 2002, có thể thấy ngay từ đầu những năm 2000, chỉ số hài lòng về các yếu tố như tiền lương và môi trường làm việc hay quy định làm việc là tương đối tốt. Đặc biệt, đặt trong mối tương quan với mức lương và môi trường làm việc của Việt Nam, thì điều kiện làm việc tại Hàn Quốc có một sức hấp dẫn tương đối lớn. Trong những năm gần đây (sau năm 2002), mức độ hài lòng của người lao động Việt Nam đối với thị trường lao động Hàn Quốc có những sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, sự hài lòng của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đối với thị trường lao động của quốc gia này vấn có thể ghi nhận ở mức cao hơn so với thị trường lao động trong nước.

Thị trường Hàn Quốc có sức hấp dẫn đối với việc lựa chọn nơi lưu trú và làm việc của du học sinh. Theo kết quả điều tra của Cục Thống kê Hàn Quốc về kế hoạch của du học sinh sau khi tốt nghiệp trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, có thể thấy rằng tỉ lệ du học sinh muốn ở lại Hàn Quốc nhiều hơn so với tỉ lệ du học sinh sẽ xuất cảnh khỏi Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động việt nam lưu trú diện visa d 4 1 tại thị trường lao động hàn quốc vấn đề và giải pháp (Trang 35 - 37)