Xây dựng tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyện trạng lợn với truyện trạng quỳnh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (Trang 68 - 75)

CHƢƠNG 3: SO SÁNH VỀ NGHỆ THUẬT GIỮA TRUYỆN TRẠNG QUỲNH VỚI TRUYỆN TRẠNG LỢN

3.1.4 Xây dựng tình huống có vấn đề

Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện Trạng là truyện Trạng bao giờ cũng sử dụng một biện pháp nghệ thuật là tạo cho đƣợc một tình huống có vấn đề để khẳng định tính cách của nhân vật truyện.

Truyện Trạng Quỳnh thƣờng mở đầu truyện bằng tình huống, ví nhƣ trong truyện “Cây nhà lá vƣờn” là một tình huống về xung đột giữa Trạng và chúa : “Quỳnh nhiều lần dùng trí thơng minh, tài đối đáp để trêu chọc chúa

Trịnh, nên trước chúa quý trọng bao nhiêu thì sau lại ghét bấy nhiêu. Chúa càng ghét, Quỳnh càng trêu tợn.

Một lần, chúa sai lính tới kéo đổ nhà Quỳnh. Thấy lính đến Quỳnh bảo: - Chúa sai các anh đến kéo đổ nhà ta, các anh cứ làm, nhưng không được reo, cười, ai mà reo cười ta cắt lưỡi.

Ở đời, hễ kéo nặng thì phải reo hị, khơng dơ ta, hị khoan sao mà kéo nổi?”

Hay nhƣ ở truyện “Miệng kẻ sang” đã dẫn ở trên: bằng cách xây dựng tình huống có vấn đề ngay từ đầu, truyện đã đƣa ngƣời đọc vào một tâm thế chờ đợi: “Quan nhai xong, hách dịch vứt miếng bã trầu ra đất. Quỳnh đang

ngồi uống nước, thấy ngứa mắt liền bước lại cúi nhặt lên, ngắm nghía như muốn tìm kiếm cái gì, rồi đút vào túi.” Khi Quỳnh cúi xuống nhặt miếng bã trầu lên ngắm nghía rồi đút vào túi, ngƣời đọc nhận ngay ra Quỳnh đã tự đặt mình vào một tình thế đối mặt với tên quan hách dịch kia. Tình huống có vấn đề đƣợc đặt ra. Khơng dễ gì tên quan hách dịch kia bỏ qua cho hành động có tính khiêu khích của Quỳnh. Trạng đã chủ động đƣa mình vào thế tiến cơng. Nhƣng trƣớc khi hạ bệ đối phƣơng, trạng lại thủng thẳng cho đối phƣơng –

bí để tìm ra câu đối lại. Tình huống có vấn đề lúc này đƣợc đẩy lên đỉnh điểm, cao trào, tạo nên nút thắt cho câu chuyện.

Hoặc có thể thấy ở tình huống của truyện “Đào trƣờng thọ”: “Quỳnh

rất cậy tài, đùa cả, không từ ai. Một hơm, túc trực trong cung, có người đem dâng vua một mâm đào, gọi là "đào trường thọ". Quỳnh thủng thỉnh lại gần, lấy một quả, ngồi ăn, giữa đông đủ mặt vua quan, mà làm như không thấy ai cả. Vua quở, giao xuống cho các quan nghị tội. Các quan chiếu theo luật "Mạn quân" tâu nghị trảm. Quỳnh quỳ xuống tâu rằng:

- Đình thần nghị tội hạ thần như vậy, thật là đúng luật, khơng oan, song xin Hồng thượng rộng dung cho hạ thần được nói vài lời rồi chết cho thỏa ! Vua phán:

- Ừ, muốn nói gì cho nói!

- Muôn tâu bệ hạ, hạ thần có bụng tham sinh, sợ số chết non thấy quả gọi là quả "Trường thọ" thèm quá, tưởng ăn vào được sống lâu như Bành Tổ, để được thờ nhà vua cho tận trung. Không ngờ nuốt chưa khỏi mồm mà chết đã đến cổ! Hạ thần trộm nghĩ nên đặt tên quả ấy là quả "đoản thọ" thì phải hơn, và xin nhà vua trị tội đứa dâng đào để trừ kẻ xu nịnh.

Vua nghe Quỳnh tâu phải, bật cười tha tội cho”.

Ở truyện này, Trạng Quỳnh một lần nữa tự đặt mình vào một tình huống có vấn đề khi dám chủ động cầm quả đào của vua lên ăn: “Một hôm,

túc trực trong cung, có người đem dâng vua một mâm đào, gọi là "đào trường thọ". Quỳnh thủng thỉnh lại gần, lấy một quả, ngồi ăn, giữa đông đủ mặt vua quan, mà làm như không thấy ai cả.” Chính hành động tự tiện, “phạm

thƣợng” của Quỳnh khiến Quỳnh rơi vào tình cảnh bị “Vua quở, giao xuống

cho các quan nghị tội.”. Ngƣời đọc dƣờng nhƣ cũng thót tim lo lắng cho mệnh trạng. Nhƣng lại một lần nữa, trạng bình tĩnh giữ nguyên thế chủ động, khơng những gỡ đƣợc tội chết mà cịn cho vua quan đƣợc mẻ cƣời vì cách gỡ tội bằng việc yêu cầu ngƣợc lại là vua đổi tên đào “trƣờng thọ” thành “đoản thọ”.

Truyện “Trạng chữa bệnh”: “ Trạng vào thăm, qua kinh nghiệm, biết

ngay quận chúa bị bệnh sởi. Bệnh này thì cịn phải sốt cao năm ba ngày nữa, đến khi sởi mọc hết mới giảm sốt. Nhưng vốn khơng ưa gì nhà chúa và bọn nịnh quan bất tài, trạng tâu ngay:

- Bệnh quận chúa rất nặng, chúa phải làm lễ dâng sao thì mới khỏi. Thần xin làm sở tế, nhưng tên các sao thì nhiều và lạ, vì vậy xin chúa cho phép thần chọn người học rộng, kiến thức uyên bác trong các quan để đọc sở tế.

Chúa Trịnh chuẩn tấu, xuống chiếu cho các quan chờ nghe trạng gọi ai, thì người đó phải tn lệnh và đọc sở tế.

Các quan tất nhiên là rất lo lắng bởi sợ không đủ sức để mà đọc sớ Trạng viết. Bọn họ liền cho người nhà đi dò la nhưng chỉ thấy Trạng đang sai người nối giấy cuốn lại thành cuộn to như cái bồ để chuẩn bị viết sớ. Quan nào quan nấy được tin báo vừa to vừa dài khủng khiếp như vậy đều hoảng sợ, chỉ lo Trạng gọi đến mình mà đọc không xong hẳn là phen này mất hết chức tước, đặc quyền, đặc lợi. Vì vậy, các ơng quan bất tài ấy thay nhau mang đủ thứ lễ vật đến nhà Trạng mà lo lót đồng thời viện cớ đau lưng, mỏi gối, nhức mắt, khàn giọng v.v... Khẩn khoản xin Trạng miễn cho mình đọc sớ!

Trạng điềm nhiên nhận lễ vật, điểm lại tất cả quan triều đều tới nhà mình lo lót, bèn vào tâu:

- Thần xem phen này trong các quan khơng một ai có đủ kiến văn để mà đọc sớ. Vậy thì thần xin đích thân vì chúa mà đọc sớ tế lần này.

Chúa nghe vậy rất cảm động, an ủi:

- Cứu bệnh như cứu hỏa, khanh hãy ráng sức vì ta mà làm thật tốt, ắt là ta sẽ đền ơn!

Đêm hôm lẽ dâng sao, Trạng sai lính tháo cuộn giấy to bằng cái bồ ra. Giấy vừa mở ra, Trạng nhìn vào và đọc ngay:

Trên trời có mn vì sao.

Đọc xong Trạng đứng yên chờ. Giấy tháo ra mãi ra mãi, cho đến cuối cuộn mới thấy có thêm mấy dịng chữ, Trạng liền đọc tiếp:

Có phải vị nào, xin vào ăn xơi. Ăn xong, sao lại lên trời. Độ cho quận chúa phục hồi sức xuân Cẩn cáo!

Các quan cực kỳ kinh ngạc vì bài sớ kì dị của Quỳnh. Thế nhưng cúng xong được một ngày thì sởi mọc hết, quận chúa hạ sốt ngay. Rồi sởi bay, quận chúa khỏi bệnh.

Chúa Trịnh mừng lắm, cho là Trạng có tài cảm hố được quỷ thần, trọng thưởng Trạng rất nhiều. Riêng Trạng vừa được thưởng, vừa được "Hối lộ", về nhà đóng cửa cứ cười tủm tỉm một mình.”

Ở truyện này, nhờ dựa vào tình thế sẵn có là nàng quận chúa bị bệnh sởi, Trạng Quỳnh đã tạo ra một tình tình huống có vấn đề là cần “chọn người

học rộng, kiến thức uyên bác trong các quan để đọc sở tế”. Chính tình huống

này đã vạch trần bộ mặt thực chất của quan lại đình thần tồn một lũ mua quan bán tƣớc dốt nát vô dụng. Và khi nút thắt đƣợc cởi, cuộn giấy to bằng cái bồ đƣợc mở ra, trạng nhìn vào đó mà đọc sớ tế thì ngƣời đọc vỡ ồ trong tiếng cƣời sảng khoái.

* Trong truyện Trạng Lợn, câu chuyện cũng thƣờng bắt đầu bằng một tình huống có vấn đề. Vốn dĩ, tồn bộ truyện Trạng Lợn, vị trạng này ln gặp may. Thƣờng thì, cứ khi sự phát triển của tình tiết đã đẩy nhân vật đến bên bờ của sự thất bại, thua cuộc thì một yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện. Chính yếu tố ngẫu nhiên này đã mở nút, cứu nhân vật khỏi thất bại, thậm chí cịn đƣa nhân vật Trạng Lợn lên đỉnh cao của chiến thắng, vinh quang.

Ví dụ nhƣ ở truyện sau: “Một hơm có quan thượng thư trong triều mất

con thiên lý mã, nghe đồn trạng bói cát hung đúng lắm, cho người ra mời vào dinh xem một quẻ. Thằng kẻ trộm thấy quan cho người ra xem bói lo lắm, bèn lẻn vào nhà trạng, đứng nghe trộm. Nguyên trạng thấy ông thượng thư cho người đến bói, lấy làm lo lắm, cả đêm trằn trọc suy nghĩ không ngủ được. Gần sáng trạng lấy quyển Tam Tự Kinh ra đọc đến câu "Mã ngửa ngực đương thử lực sức, nhân sở tự" thì đọc to lên.

Tên kẻ trộm tên là Tự, đứng nghe lỏm, thấy thầy đọc trúng tên mình, vội bỏ ra cắn rơm cắn cỏ lạy thầy đừng nói tên mình với quan thượng thư.

- Ừ, mày lấy cắp ngựa ngày nào và để đâu. Phải nói ngay thì tao tha tính mạng cho, khơng hơ danh nữa.

Hôm sau, vào dinh quan thượng thư, Trạng reo quẻ suýt soa khấn vái rồi cứ lời tên trộm kể lại vanh vạch. quan thượng thư cho người đến nơi, quả thấy ngựa quý thưởng cho rất nhiều vàng bạc. Từ đó, trạng nổi tiếng như cồn, ai ai cũng phục trạng là trạng bói.

Một hôm trong cung, cơng chúa mất đơi vịng ngọc rất quí mang từ bên Tàu về. Nghe có trạng bói, Cơng Chúa cho mời Trạng vào xem một quẻ. Bí quá, Trạng "tranh thủ thời gian" bảo phải làm một cái lầu cao suy nghĩ và lạy trời lạy đất mới xem được quẻ bói này. Cơng Chúa cũng chịu. Trạng hẹn nửa tháng thể nào cũng tìm ra được thủ phạm. Nằm mười ngày ở trên lầu cao mà chẳng tính tốn được gì mà cũng khơng tìm ra được mưu mẹo gì bịp cơng chúa Trạng buồn muốn chết, than thân: "Mình có ngờ đâu lại đến nước này. Một thằng ăn cắp một thằng chịu chết lây, thực là quýt làm cam chịu”.

Bấy giờ tên thị vệ phụ trách canh gác tên là thằng Cam. Nửa đêm thanh vắng, nghe thấy trạng nói thế Cam sợ cuống lên, sụp xuống lạy trạng mà rằng: "Con cắn rơm cắn cỏ xin thầy tha cho, con chết dại chơi với thằng Quýt dính líu vào trong vụ này, nhưng bao nhiêu tội lỗi là do thằng Quýt cả chứ con tuyệt nhiên là chỉ theo đóm ăn tàn mà thơi. Thầy có trị tội thì trị tội thằng Quýt, chớ phần con, con xin thề là con khơng có tội. Thầy hơ danh con ra, đức vua mà giết con thì quả là oan uổng quá.

Cố nhịn cười, Trạng quát lên. "Ừ, mày thú tội thì ta cũng tha cho, nhưng thằng Quýt nó ăn trộm ra sao, đơi vịng nó dấu ở đâu, mày cứ thực khai ra thì ta tha tội chết.

Thằng Cam kể vanh vách sự tình đầu đi cho Trạng nghe. Hôm sau, Trạng mời Công chúa lên lầu, reo quẻ rồi cứ lời thằng Cam khai mà thuật lại. Nhà vua cho bắt thằng Qt thì nó thú tội, khơng sai một mảng.

Lấy lại được đơi vịng, cơng chúa đem vàng bạc thưởng cho Trạng Bói. Từ đó Trạng Bói thành một vị thần, bàn dân thiên hạ đều lắc đầu lè lưỡi chịu là một vị tiên xuống hạ giới.”

Trong chuỗi chuyện trên, từ chỗ ngẫu nhiên nói đúng đƣợc một vài quẻ bói, Trạng Lợn bị đẩy vào tình thế phải tìm cho ra kẻ đã lấy cắp chiếc vịng q giá, có phép màu nhiệm của cơng chúa. Lúc này, tình huống có vấn đề xuất hiện. Tình huống đó đẩy tình tiết truyện lên đến cao trào, tạo nên nút thắt, và với nhân vật Trạng Lợn thì chỉ có thể chờ đợi một yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện để có thể tháo gỡ vấn đề, cởi nút cho tình thế đang bị đẩy vào nút thắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh truyện trạng lợn với truyện trạng quỳnh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)