3.2.2.Khối vi điều khiển
Khối vi điều khiển lấy giao tiếp với khối cảm biến, Module Sim và GPS để xử lý tín hiệu đầu vào và đưa gia lệnh thực hiện gọi điện, nhắn tin, báo động bằng còi.
3.2.3.Khối Module GPS
Module GPS để lấy giá trị tọa độ trả lại cho vi điều khiển.
Hình 3. 4 Khối Module GPS
3.2.4.Khối Module Sim
Module Sim có chức năng gọi điện, nhắn tin cảnh báo và có chức năng trả lại nội dung tin nhắn khi có tin nhắn đến sim về vi điều khiển.
Để cấp cho Module Sim là 4.2V thì mắc 2 con điot có chức năng bảo vệ chống ngược và giảm áp từ 5V xuống 4.2V do khi qua diot điện áp sẽ bị sụt áp dùng 2 con diot mắc nối tiếp như trên thì điện áp từ 5V sẽ bị giảm xuống khoảng 4.2V phù hợp với điện áp cấp cho Module Sim
3.2.5.Khối cảm biến rung
Cảm biến có chức năng phát hiện rung và trả lại tín hiệu cho vi điều khiển.
Hình 3. 6 Khối cảm biến rung
3.2.6. Khối Buzzer
Nhận tín hiệu từ vi điều khiển để phát ra các cảnh báo.
3.2.8.Sơ đồ toàn bộ hệ thống
Hình 3. 8 Sơ đồ toàn bộ hệ thống
3.3.Sơ đồ mạch in
3.3.1 Phần mềm ALTIUM
Altium Designer trước kia có tên gọi quen thuộc là Protel DXP, là một trong những công cụ vẽ mạch điện tử mạnh nhất hiện nay. Được phát triển bởi hãng Altium Limited. Altium designer là một phần mềm chuyên nghành được sử dụng trong thiết kế mạch điện tử
Hình 3. 9 Altium designer
Đặc điểm:
Giao diện thiết kế, quản lý và chỉnh sửa thân thiện, dễ dàng biên dịch, quản lý file, quản lý phiên bản cho các tài liệu thiết kế. Hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thiết kế tự động, đi dây tự động theo
thuật toán tối ưu, phân tích lắp ráp linh kiện. Hỗ trợ việc tìm các giải pháp thiết kế hoặc chỉnh sửa mạch, linh kiện, netlist có sẵn từ trước theo các tham số mới.
Mở, xem và in các file thiết kế mạch dễ dàng với đầy đủ các thông tin linh kiện, netlist, dữ liệu bản vẽ, kích thước, số lượng…
Hệ thống các thư viện linh kiện phong phú, chi tiết và hoàn chỉnh bao gồm tất cả các linh kiện nhúng, số, tương tự…
Đặt và sửa đối tượng trên các lớp cơ khí, định nghĩa các luật thiết kế, tùy chỉnh các lớp mạch in, chuyển từ schematic sang PCB, đặt vị trí linh kiện trên PCB.
Mô phỏng mạch PCB 3D, đem lại hình ảnh mạch điện trung thực trong không gian 3 chiều, hỗ trợ MCAD-ECAD, liên kết trực tiếp với mô hình STEP, kiểm tra khoảng cách cách điện, cấu hình cho
Hỗ trợ thiết kế PCB sang FPGA và ngược lại.
Việc thiết kế mạch điện tử trên phần mềm altium designer có thể được tóm tắt gồm các bước như sau:
- Đặt ra các yêu cầu bài toán. - Lựa chọn linh kiện.
- Thiết kế mạch nguyên lý.
- Lựa chọn các chân linh kiện để chuyển sang mạch in Update mạch nguyên lý sang mạch in.
- Lựa chọn kích thước mạch in Sắp sếp các vị trí các loại linh kiện như điện trở , tụ điện, IC...
- Đặt kích thước các loại dây nối. - Đi dây trên mạch.
3.3.2.Mạch in trên phần mềm
Hình 3. 10 Mạch in 2D
3.3.3.Lắp ráp, kiểm tra và thi công mô hình
Hình 3. 12 Mạch thực tế
3.4 Thiết kế phần mềm 3.4.1.Yêu cầu phần mềm
Sản phẩm hoạt động theo 2 chế độ là tự động:
Khi nút nhấn tắt: hệ thống sẽ không thể nhắn tin, gọi điện hay còi báo động cũng sẽ không hoạt động.
Khi nút khởi động bật:
+ Còi sẽ kêu báo hiệu khởi động, 1 tin nhắn Hệ thống khởi động sẽ được gửi. Khi gửi xong còi sẽ ngừng kêu.
+ Khi cảm biến có tác động, nếu trong vòng 1 phút: nhận được 20 tín hiệu từ cảm biến thì sẽ có tin nhắn có tác động gửi về và còi kêu 5s , nhận được 20 tín hiệu tiếp theo thì sẽ gọi điện báo về máy, còi kêu 3s.
+ Khi có tin nhắn toado gui về hệ thống: trong vòng 60s nếu gps lấy được sẽ gửi tin nhắn nội dung tọa độ, không lấy được sẽ gửi nội dung là không lấy được tọa độ, khi tin nhắn gửi còi sẽ kêu.
3.4.2. Thiết kế phần mềm của hệ thống
Kết luận
Với những kiến thức chuyên ngành đã được học cùng với sự nghiên cứu, tìm hiểu về linh kiện điện tử tại chương 2 và chương 3 em đã thiết kế ra mạch nguyên lý của chống trộm xe máy. Mạch hoạt động tương đối ổn định.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
4.1. Kết luận
Trong thời gian thực hiện đồ án em đã tìm hiểu về các linh kiện điện tử và cách sử dụng chúng để áp dụng vào việc thiết kế mạch đồ án. Cuối cùng em cũng hoàn thành thiết kế và thi công đề tài“THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐỊNH VỊ VÀ CẢNH BÁO CHỐNG TRỘM XE MÁY”, sản phẩm sau khi em thi công và chạy thử rất nhiều lần thì chống trộm đã hoạt động ổn định với đầy đủ chức năng đề ra của đề tài.
Ưu điểm
+ Hệ thống hoạt động ổn định.
+ Chi phí để thi công ra sản phẩm thấp nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ tính năng.
+ Sản phẩm sẽ giúp chống trộm xem máy thông minh.
Nhược điểm
+ Sản phẩm vẫn chưa tích hợp nhiều tính năng thông mình hơn nữa như sử dụng vân tay hay thẻ từ để mở khóa.
+ Mạch in còn khá lớn cồng kềnh do dùng module linh kiện cắm.
4.2. Hướng khắc phục
+ Có thể dùng các linh kiện dán thay thế các module để thu gọn kích thước mạch.
4.3. Hướng phát triển của đề tài
+ Tăng tính năng thông minh hơn nữa như động vào là phát hiện là có trộm…
+ Điều khiển qua internet thuận tiện hơn cho việc sử dụng.
+ Thiết kế giao diện thông qua website, tạo app Android điều khiển từ xa…
+ Dùng nhiều linh kiện dán hoặc mạch in nhiều lớp để thu gọn kích thước mạch.