Chế độ hoạt động:
Chế độ Standard - Chế độ tiêu chuẩn: o 15.4 Kb/s
o 65 µs bit
Chế độ Overdrive – Chế độ tốc độ nhanh: o 125 Kb/s
o 8 µs bit
2.6.2 Giao tiếp UART
UART được viết tắt từ Universal Asynchronous Receiver Transmitter là chuẩn giao tiếp nối tiếp với sự hỗ trợ của phần cứng – hardware. UART hoàn toàn khác biệt với chuẩn giao tiếp SPI hoặc I2C, những chuẩn này chỉ đơn tuần là giao tiếp phần mềm.
UART là chuẩn giao tiếp đơn giản nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các kỹ thuật giao tiếp nối tiếp. Ngày nay, UART được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng như: GPS, Bluetooth, GSM, GPRS, giao tiếp không dây, RFID,…
Với những thiết bị máy tính cũ như chuột, bàn phím, và các modem khác sử dụng những connector to và rườm rà thì chắc chắn rằng, hầu hết chúng đều sử dụng chuẩn giao tiếp UART.
Thậm chí trong giao tiếp qua cổng USB thường được sử dụng trong các thiết bị máy tính hiện nay, UART vẫn là chuẩn giao tiếp chính để sử dụng trong các ứng dụng đã kể trên. Các giao tiếp này được
chuyển đổi qua mạch chuyển USB-UART.
Gần như tất cả các vi điều khiển điều có hardware UART cố định trong kiến trúc của nó. Nguyên do chính cho việc tích hợp hardware
UART vào trong vi điều khiển vì đây là kiểu giao tiếp nối tiếp và nó chỉ tiêu tốn 2 chân cho việc giao tiếp này.
Trước khi đi sâu hơn tìm hiểu giao tiếp UART, phương thức hoạt động và các bước để truyền nhận dữ liệu, chúng ta sẽ sơ lược một số thông tin về sự khác nhau giữa giao tiếp nối tiếp và giao tiếp song song.