Có thể nói quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (2000 – 2011), đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… Có được những thành quả trên là do những cố gắng, nỗ lực của cả hai phía, đặc biệt là giới lãnh đạo hai nước.
Chỉ trong thời gian ngắn (hơn 10 năm), lãnh đạo cấp cao hai nước đã thực hiện hàng loạt các chuyến công du và viếng thăm lẫn nhau như các chuyến thăm hữu nghị của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam trong các năm 2001, 2006 và 2013; chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Liên bang Nga (7/2012)… Những chuyến thăm này đã góp phần củng cớ và nâng cấp mối quan hệ hai nước từ “hợp tác hữu nghị” sang “đối tác chiến lược” và “đối tác chiến lược toàn diện”. Kể từ sau sự kiện Liên bang Xơ viết sụp đổ (1991), mới quan hệ chính trị giữa hai nước chưa bao giờ tốt đẹp như giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh mới quan hệ chính trị nồng ấm, quan hệ kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật của hai bên cũng có những bước phát triển mới. Hai nước đã có những cam kết nâng quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật lên ngang tầm với mới quan hệ chính trị.
Quan hệ kinh tế - thương mại: Mức trao đổi thương mại hai chiều từ 240 triệu USD (1992), đến 2001 đạt 1 tỷ USD và năm 2012: 4,5 tỷ USD. Hai nước dự kiến sẽ nâng quan hệ thương mại lên mức 7 đến 10 tỷ USD (2015) và 15 đến 20 tỷ USD (2020). Giữa hai nước hiện có nhiều dự án hợp tác kinh tế lớn. Trong đó, Dự án Liên doanh Dầu khí Vietsopetro - được đánh giá là một điểm sáng trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga.
Quan hệ hợp tác văn hóa - khoa học kỹ thuật cũng đạt được những kết quả hết sức tích cực, thơng qua việc hai nước đã có những dự án và cơng trình hợp tác khoa học - kỹ thuật mang tầm quốc gia và quốc tế như dự án: Liên bang Nga giúp
Việt Nam xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trị giá 3,5 tỷ USD (dự kiến khởi công năm 2017), xây dựng Nhà máy sửa chữa và chế tạo vũ khí tại Cam Ranh, nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay q́c tế…
Phía Nga cịn giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, trí thức có trình độ cao giúp Việt Nam có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Hai bên có các hoạt động giao lưu văn hóa sâu rộng thơng qua việc phát triển các Viện Nghiên cứu văn hóa, đồng thời tận dụng tối đa nguồn tri thức đã từng được đào tạo ở hai nước để làm cầu nối phát triển quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga.
Trong những năm tới đây, cùng với mối quan hệ chính trị ngày càng nồng ấm, nhất là khi cả hai nước vẫn sẽ duy trì được nền chính trị ổn định: phía Việt Nam là “Đảng Cộng sản Việt Nam” vẫn là lực lượng lãnh đạo đất nước, cịn Liên bang Nga là “Đảng nước Nga thớng nhất” và Putin vẫn cầm quyền… Đây sẽ là tiền đề quan trọng để tạo những dấu ấn mới trong quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa… giữa Việt Nam - Liên bang Nga.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga hiện cũng đứng trước những vấn đề tồn tại:
Quan hệ kinh tế hai nước mặc dù đạt được những kết quả tích cực, nhưng với quy mơ thị trường và tiềm năng vớn có của hai bên (về dân số, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực…) thì mối quan hệ này hiện chưa tương xứng với tiềm năng.
Ngoài hợp tác kinh tế, hợp tác văn hóa - khoa học kỹ tḥt cũng cịn nhiều hạn chế: quá trình hợp tác chưa mang tính chiều sâu, hiệu quả trong các hoạt động này đôi khi mới chỉ đạt được kết quả trên văn bản mà chưa đưa được vào thực tế…
Trong quá trình phát triển của hai nước, do những khó khăn từ hai phía và những định hướng phát triển khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án mà lãnh đạo hai bên đã ký trên các lĩnh vực. Thêm vào đó, một khó khăn đới với Việt Nam, đó là: cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật trong phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của chúng ta còn thấp, hiệu quả đầu tư của Nhà nước vào những lĩnh vực này chưa cao. Trong khi phía Liên bang Nga cũng gặp phải những khó khăn về kinh tế, nên khả năng hợp tác và đầu tư của phía Nga với Việt Nam trong lĩnh vực này cịn nhiều hạn chế.
Nền chính trị của Liên bang Nga hiện nay là nền chính trị đa đảng, vấn đề này cũng sẽ gây ra cho chúng ta những khó khăn nhất định. Bởi nếu chính quyền của Tổng thống Putin và “Đảng nước Nga thớng nhất” khơng cịn cầm quyền ở nước Nga trong tương lai, mà thay vào đó là một đảng chính trị khác, hay một nhân vật lãnh đạo mới, quan hệ hai nước sẽ có những thay đổi và Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng lớn.
Mặc dù cịn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với nền tảng là một mối quan hệ hữu nghị, truyền thớng, có bề dày lịch sử lại được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công xây đắp, quan hệ hai nước chắc chắn sẽ đạt được những bước phát triển tốt đẹp hơn trong những năm tới đây.
* Tiểu kết chương 2
Quan hệ hợp tác Việt - Nga trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học - kỹ tḥt… đã góp phần củng cớ và nâng cao vị thế của hai quốc gia trên trường quốc tế và khu vực. Nhờ mối quan hệ hợp tác này đã giúp cho cả hai nước từng bước hội nhập sâu rộng vào đời sớng chính trị, kinh tế q́c tế và trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng như: ASEAN+, ASEM, APEC, WTO, Liên Hợp Quốc…
Cơ sở thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt - Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ là do cả hai nước đều nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của nhau, đặc biệt là vai trị, vị trí của Việt Nam và Liên bang Nga trong các tổ chức kinh tế, chính trị q́c tế và khu vực mà cả hai hiện đều làm thành viên.
Với Liên bang Nga: Trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”, Việt Nam là đồng minh duy nhất của Liên Xô tại Đông Nam Á. Sau khi Liên Xô tan rã (1991), Liên bang Nga mặc dù là quốc gia kế thừa Liên Xô, nhưng vị thế của họ ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương đã bị suy yếu rõ rệt khi mất đi các đồng minh quan trọng trong khu vực (đặc biệt là Việt Nam). Việc giới lãnh đạo Moscow từ bỏ Cảng quân sự chiến lược Cam Ranh (Việt Nam) vào 3/2001, đã làm cho Liên bang Nga mất đi một hải cảng có tầm quan trọng đặc biệt ở biển Đông và án ngữ tuyến đường hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; vùng Viễn Đông Siberia của Liên bang Nga với Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Vì vậy, Việt Nam chính là cầu nới, chất xúc tác quan trọng để Liên bang Nga
có thể thâm nhập vào thị trường Đơng Nam Á. Đồng thời, giúp Moscow củng cố địa vị chính trị, kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Điều này cũng rất phù hợp với đường lới chính sách đới ngoại mà nước Nga đang thực thi. Đó là: coi khu vực Đơng Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương là địa bàn trọng yếu để nước Nga có thể vươn lên thành một cường quốc lớn, đồng thời thực hiện được mục tiêu chấn hưng và phát triển vùng Viễn Đông, Siberia trong những năm tới. Nếu thực hiện được những mục tiêu đầy tham vọng trên, giấc mơ trở thành “siêu cường” của Liên bang Nga mới có thể trở thành hiện thực. Vì những tính toán chiến lược trên của Liên bang Nga ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam được hi vọng sẽ trở thành một nhân tớ đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực thi thành công chiến lược đầy tham vọng của Moscow ở các khu vực trên.
Với Việt Nam: Một trong những trọng tâm trong chính sách đới ngoại của Việt Nam là cân bằng quan hệ với các nước lớn, trong đó lợi ích về chính trị trong quan hệ với Liên bang Nga ln có một ý nghĩa chiến lược. Việt Nam coi Liên bang Nga có một vị trí hết sức quan trọng trong việc nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng của Hà Nội trong khu vực và thế giới. Bởi Moscow có những vị thế q́c tế mà Hà Nội rất cần: Liên bang Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An, 1 trong 5 nước có tiếng nói quyết định trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; siêu cường quân sự và hạt nhân; thành viên của các tổ chức kinh tế, chính trị hàng đầu thế giới: G8, G20, BRIC… Hơn nữa, Việt Nam và Liên bang Nga cịn có nhiều điểm tương đồng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực như: hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; Iran; an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông, Hoa Đông… Giữa hai nước có mới quan hệ lịch sử truyền thống hơn 60 năm, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga khơng có xung đột lợi ích cơ bản, ít mâu thuẫn và cạnh tranh phức tạp, nên việc phát triển quan hệ với Liên bang Nga là điều kiện tốt cho Việt Nam thực hiện chiến lược cân bằng quan hệ với các nước lớn một cách thuận lợi.
Hiểu và nhận thức đúng vai trò và vị thế của nhau đã góp phần làm quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga hiện nay có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai nước đã nâng cấp quan hệ ngoại giao từ “đối tác chiến lược” (3/2001) lên “đối tác chiến lược toàn diện” ( 7/2012).
Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, quan hệ hai nước hiện cũng đứng trước nhiều thách thức: quan hệ kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật chưa xứng tầm với mới quan hệ chính trị; hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai bên chưa có chiều sâu; nhận thức chính trị của người dân hai nước về nhau đã khác xa thời Liên Xô và Việt Nam còn là những nước XHCN… Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự cố gắng nỗ lực của cả hai nước, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga được hi vọng sẽ có những bước phát triển ngày càng tốt đẹp hơn trong những năm tới.
Chương 3
TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA ĐẾN 2020