Nội lực là yếu tố quyết định tranh thủ ngoại lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 45)

1.3. Quan hệ giữa nội lực và ngoại lực

1.3.1. Nội lực là yếu tố quyết định tranh thủ ngoại lực

Có thể nói rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò quyết định của nội lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: “Nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển... Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của Nhà nước” [22; 179]. Chúng ta có thể làm rõ vai trò quyết định của nội lực đối với tranh thủ ngoại lực trên những phương diện sau:

Thứ nhất, nội lực có vai trò quyết định trong việc xác định vị trí của

Điều này thể hiện ở tư duy của một quốc gia về ngoại lực, có đặt ra vấn đề tranh thủ ngoại lực hay không? Có nhận thức đúng vấn đề này hay không? Nhiều quốc gia không thấy được vai trò tích cực của ngoại lực dẫn tới xu hướng khép kín, đóng cửa làm cho nền kinh tế khó khăn. Đảng ta luôn có quan điểm đúng đắn trong vấn đề này, thể hiện qua đường lối, chủ trương và chính sách cho mỗi giai đoạn cách mạng. Ngay trong cách mạng tháng Tám năm 1945, một mặt, chúng ta ra sức xây dựng lực lượng quân sự, lực lượng chính trị ở trong nước để tạo nên nội lực của dân tộc; song, chúng ta cũng tìm cách tranh thủ ngoại lực là sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế và tranh thủ thời cơ quốc tế thuận lợi nhất để tiến hành cách mạng, giành chính quyền về tay nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chúng ta đã tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa về lương thực, thực phẩm, vũ khí, kinh nghiệm chiến đấu, đã góp phần nâng sức mạnh của dân tộc, giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù xâm lược mạnh hơn chúng ta nhiều lần. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta cũng tìm mọi cách tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, về cơ sở vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới:

“Chúng ta phải đặc biệt coi trọng kết hợp các yếu tố dân tộc và quốc tế, các yếu tố truyền thống và thời đại, sử dụng tốt khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và luôn luôn làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình với các nước anh em và bầu bạn” [12; 31].

Thứ hai, nội lực quyết định phương thức tranh thủ ngoại lực.

Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Sự tác động của các yếu tố bên ngoài tới nội lực của một quốc gia do chính nội lực của quốc gia đó quy định. Nếu một quốc gia ỷ lại vào sự giúp đỡ bên ngoài, trông chờ quá nhiều vào nguồn vốn

bên ngoài, sẽ làm cho quốc gia ở thế bị động. Ngược lại, quốc gia nào biết khai thác nguồn vốn nước ngoài để đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông vận tải, xây dựng nhà máy, xí nghiệp,... sẽ góp phần khai thác tốt nội lực, nâng cao đời sống nhân dân.

Trong việc tiếp thu khoa học, công nghệ, tiếp nhận kinh nghiệm, tri thức bên ngoài, với tư tưởng ỷ lại sẽ làm nghèo tri thức trong nước, tạo nên sự phụ thuộc quá mức vào bên ngoài, bản thân quốc gia đó sẽ mất tính độc lập, tự chủ. Một quốc gia có khả năng tiếp nhận khoa học, công nghệ nước ngoài, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh,... nước đó sẽ nhanh chóng tạo nền tảng cho sự phát triển, trở thành một quốc gia có nền kinh tế năng động, hiệu quả.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, một nước đang phát triển ở trình độ thấp như nước ta, muốn vươn lên để theo kịp các nước, không thể coi nhẹ việc thu hút và sử dụng tốt nhất ngoại lực. Theo tinh thần đó, Đảng ta đã thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, độc lập, tự chủ không đồng nghĩa với chủ nghĩa biệt lập mà phải coi mình là bộ phận không tách rời của thế giới, sẵn sàng mở cửa để đón lấy những thuận lợi từ bên ngoài phục vụ cho những mục tiêu của mình.

Phản ánh quá trình hội nhập kinh tế của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế” [22; 187]. Điều này có nghĩa là, chúng ta không hội nhập một cách bất kỳ, với bất cứ giá nào, mà chủ động hội nhập, bảo đảm được độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta hội nhập và hợp tác quốc tế phải dựa trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp

vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa vùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Chúng ta cũng hiểu rõ rằng, các quốc gia có quy mô, hoàn cảnh lịch sử, trình độ phát triển, chế độ chính trị - xã hội, lợi ích khác nhau, từ đó tồn tại không ít sự mâu thuẫn, và do vậy, trong quan hệ quốc tế không thể tránh khỏi cục diện vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Về phần mình, chúng ta luôn nỗ lực thúc đẩy mặt hợp tác, đồng thời đấu tranh dưới các hình thức thích hợp với những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nước ta nhằm đảm bảo sự hợp tác công bằng và bình đẳng.

Tuy nhiên, hội nhập sâu và rộng vào đời sống kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội thuận lợi, những thời cơ cho nền kinh tế, nhưng chắc chắn cũng đặt nền kinh tế trước nhiều thách thức và khó khăn bởi xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn thấp, thiếu kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, nội lực quy định quy mô, mức độ tranh thủ ngoại lực.

Quy mô nguồn vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức độ vốn đối ứng. Đối với nhiều dự án vay vốn nước ngoài, chúng ta phải có một lượng vốn đối ứng theo một tỷ lệ quy định. Do vậy, mức độ vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lượng vốn ở trong nước.

Mức độ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động. Quốc gia nào có nguồn lao động chất lượng cao với giá rẻ sẽ có điều kiện thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài.

An ninh chính trị được đảm bảo, bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, hệ thống hành chính thông thoáng, hệ thống tài chính minh bạch là điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư. Các nhà tư bản đầu tư vào các nước là nhằm thu được lợi nhuận cao, họ sẽ tìm nơi đầu tư an toàn, thủ tục hành chính thông thoáng.

Việc xuất khẩu lao động với quy mô, mức độ như thế nào tùy thuộc vào chất lượng nguồn lực con người. Nếu người lao động có tay nghề, chuyên môn giỏi, có trình độ ngoại ngữ, có ý thức tổ chức kỷ luật,... thì chúng ta có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Thông qua xuất khẩu lao động, chúng ta có thể thu được ngoại tệ để đầu tư phát triển đất nước.

Việc gửi học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập cũng nhằm mục đích tranh thủ, tiếp thu khoa học, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất của các nước để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh. Mức độ thành công của công việc này phụ thuộc rất lớn vào ý thức, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu và khả năng học tập, tiếp thu của học sinh, sinh viên Việt Nam.

Xuất khẩu hàng hoá cũng là một biện pháp để tranh thủ ngoại lực. Thông qua xuất khẩu hàng hoá, chúng ta có điều kiện mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, giải quyết vấn đề việc làm, phát huy thế mạnh của đất nước. Mức độ hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào thị trường thế giới phụ thuộc vào trình độ người lao động, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, năng lực quản lý của các doanh nghiệp và khả năng tiếp cận thị trường. Tất cả những điều đó là nội lực của chúng ta. Nội lực được tăng cường thì quy mô xuất khẩu hàng hoá của nước ta sẽ được mở rộng.

Ngoài việc xuất khẩu hàng hoá để tranh thủ ngoại lực, Việt Nam còn tham gia những hoạt động đấu thầu quốc tế. Thông qua đấu thầu quốc tế, chúng ta đưa máy móc, trang thiết bị, công nghệ,... ra nước ngoài để thực hiện các hợp đồng kinh tế. Có thực hiện được điều này hay không là phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, phụ thuộc vào nguồn vốn, năng lực quản lý, trình độ người lao động. Do vậy, việc thực hiện thành công những hoạt động đấu thầu quốc tế phụ thuộc vào tiềm năng, thế mạnh của chúng ta.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Có phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Nội lực được tăng cường mới bảo đảm được độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công” [22; 179].

Ngoại lực như đã trình bày gồm nguồn lực khoa học, công nghệ, nguồn vốn, nguồn lực con người,... Hiệu quả tiếp nhận, vận dụng những thành tựu khoa học, công nghệ của một quốc gia phụ thuộc vào trình độ đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, phụ thuộc vào trình độ dân trí, vào cơ chế chính sách của quốc gia đó. Nếu đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ ngoại ngữ, có tri thức, chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến, và đất nước đó có chính sách đối với khoa học, công nghệ đúng đắn thì hiệu quả tiếp nhận khoa học, công nghệ nước ngoài sẽ cao hơn.

Ngoại lực là nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào một quốc gia, bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nguồn vốn vay ODA. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó phụ thuộc trước hết vào việc lựa chọn đầu tư có đúng hướng hay không? Quốc gia nào đầu tư đúng hướng, sẽ tạo điều kiện phát huy nội lực, tăng cường sức mạnh của mình, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, nguồn lao động để phát triển. Ngược lại, quốc gia nào sử dụng nguồn vốn đầu tư không đúng hướng, không hiệu quả, sẽ hạn chế nội lực và sức mạnh của mình. Ví dụ như chúng ta sử dụng nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết, nhập công nghệ tiên tiến góp phần giải quyết lao động, việc làm sẽ tạo điều kiện để tăng thu nhập cho người lao động. Nguồn vốn đầu tư đúng hướng giúp chúng ta khai thác có hiệu quả đất đai, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sẽ làm cho nội lực của đất nước tăng lên gấp bội, góp phần giải quyết những khó khăn của đất nước.

Ngoại lực còn là sự thu hút nguồn lực có chất lượng cao để phát triển. Trong thời đại ngày nay, khoa học, công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia phần lớn dựa vào sức

lao động của con người, đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ cao. Nhận thức được điều đó, nhiều quốc gia đã tìm mọi cách thu hút nguồn lao động có chất lượng cao ở các nước khác. Tuy nhiên, hiệu quả của việc thu hút nguồn lực này trước hết phụ thuộc vào đường lối, chính sách của mỗi quốc gia. Quốc gia nào có chính sách đúng đắn, có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện làm việc thuận lợi sẽ có cơ hội thu hút nhiều lao động chất xám. Ngược lại, quốc gia nào có chính sách chưa hợp lý sẽ ít có cơ hội thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Bên cạnh việc đưa ra cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, thu hút lao động chất xám, nhiều quốc gia còn tạo ra hàng rào luật pháp để hạn chế lao động giản đơn, nguồn nhân lực chất lượng thấp nhập cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)