II. Cấu trúc, phân loại
3. Các anthranoid dimer
Một số dẫn chất anthranoid dimer do 2 phân tử ở dạng anthron bị oxy hóa rồi trùng hợp với nhau tạo thành dianthron hoặc tiếp đến các dẫn chất dehydrodianthron. Ví dụ như sự tạo thành hypericin là chất có trong cây hypericum perforatum.
III. TÍNH CHẤT LÝ HĨA CỦA ANTHRANOID
Các dẫn chất anthraquinon đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ.
Anthraquinon dễ thăng hoa nên có thể lợi dụng tính chất này để định tính bằng cách làm vi thăng hoa anthraquinon trên lam kính rồi soi tinh thể qua kính hiển vi, sẽ thấy hình kim màu vàng.
Ở dạng glycosid anthraquinon dễ tan trong nước, cịn dạng tự do (aglycon) thì tan trong dung mơi hữu cơ kém phân cực như ether, cloroform và một số dung mơi hữu cơ khác.
Dẫn chất oxyanthraquinon có ít nhất một nhóm α-OH sẽ cho màu với Mg acetat trong cồn. Màu đậm nhạt cịn phụ thuộc vào các nhóm OH khác. Dẫn chất 1,2-dihydroxy cho màu tím, dẫn chất 1,4-dihydroxy cho màu tía, cịn 1,6 và 1,8-dihydroxy cho màu đỏ cam.
Dẫn chất 1,4-dihydroxy cho huỳnh quang trong dung dịch acid acetic. Ngồi ra các dẫn chất này cịn cho màu xanh dương rõ với H2SO4.
Các dẫn chất thuộc nhóm nhuận tẩy khi ở trong dung dịch kiềm sẽ tạo phenolat có màu đỏ và dưới ánh sáng UV (365 nm) cho huỳnh quang tím hoặc đỏ nâu.
IV. CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH ANTHRANOID
Các phản ứng định tính dưới đây chủ yếu thực hiện trên nhóm nhuận tẩy.
Phản ứng Borntrager
Lấy một ít bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm dung dịch H2SO4 25%, đun nhẹ để thủy phân glycosid (nếu có) thành dạng aglycon. Đối với một số dẫn chất anthranol. Ví dụ barbaloin thì phải cho thêm một ít dung dịch H2O2 hoặc FeCl3 để chuyển sang dạng oxy hóa. Để nguội, lắc với một dung mơi hữu cơ như ether, gạn lớp ether ra một ống nghiệm khác rồi thêm một ít dung dịch NaOH 10%. Lớp kiềm sẽ có màu đỏ.
Muốn phát hiện sự có mặt của acid chrysophanic trong hỗn hợp
oxymethylanthraquinon có thể tiến hành như sau: sau khi thủy phân, hỗn hợp oxymethylanthraquinon được chiết bằng benzen, tách lớp benzen ra ống nghiệm, thêm dung dịch amoniac và lắc đều, nếu lớp benzen cịn màu vàng thì tách lớp benzen ra rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH, lớp NaOH có màu hồng cịn lớp benzen mất màu thì sơ bộ kết luận trong hỗn hợp có mặt acid chrysophanic.
2. Định tính sắc ký
Nếu muốn sắc ký để phát hiện toàn bộ các dẫn chất ở dạng tự do và dạng glycosid chỉ cần đun bột dược liệu khoảng 0,2 g với 2 ml MeOH, để nguội, lọc. Chấm dịch lọc trên bản sắc ký. Để tách các glycosid, dùng silica gel G với các hệ dung môi sau:
Ethylacetat - methanol - nước (100;17:13). Ethylacetat - n-propanol - nước (4:4:3). Chloroform - methanol (4:1).
Nếu chỉ muốn phát hiện các aglycon ở dạng oxy hóa, ta chiết như sau: 0,2 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, cho thêm 5 ml H2SO4 25% và 1 ml dung dịch H2O2. Đun sôi trong vài phút, để nguội, lắc vớ 4 ml chloroform, chấm dịch chloroform trên bản sắc ký. Thực hiện trên 3 hệ dung môi với lượng acid tăng dần:
Benzen - EtOH - AcOH (75:24:1). Benzen - EtOH - AcOH (75:20:5). Benzen - EtOH - AcOH (7:2:1). Thuốc thử phát hiện:
a). Dung dịch KOH trong cồn, quan sát ở ánh sáng thường và ánh sáng UV ở bước sóng dài.
b). Dung dịch Mg acetat trong cồn. c). Pyridin - methanol (1:1)
Thuốc thử này dùng để phân biệt các dẫn chất anthraquinon với các dẫn chất anthron, dianthron. Trên sắc ký đồ các dẫn chất anthraquinon cho màu vàng còn các dẫn chất anthron và dianthron cho màu tím.
V. TÁC DỤNG VÀ CƠNG DỤNG
Do tác dụng làm tăng nhu động ruột nên với liều nhỏ các dẫn chất 1,8-dihydro anthraquinon glycosid giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng, liều vừa có tác dụng nhuận, liều cao có tác dụng tẩy xổ.
Các dẫn chất anthraglycosid cịn có tác dụng thơng mật.
Chrysophanol có tác dụng kháng nấm dùng để trị các bệnh nấm ngoài da như hắc lào, lang ben.
Theo một số tác giả Nga, các dẫn chất quinon đặc biệt là các dẫn chất anthraquinon có tác dụng kích thích miễn dịch chống ung thư. Từ acid chrysophanic và một số dẫn chất anthraquinon khác, một số dẫn chất có chứa N-, S- và gốc halogen có hoạt tính chống ung thư đã được tổng hợp.
Carmin là phẩm nhuộm khơng có độc tính được dùng làm tá dược màu trong bào chế thuốc, trong mỹ phẩm...
VI. MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID
THẢO QUYẾT MINH
Semen Sennae torae
Dược liệu là hạt già đã phơi hay sấy khơ của cây Thảo quyết minh cịn gọi là Quyết minh, Muồng [Senna tora (L.) Roxb.; Syn. Cassia tora L.], họ đậu (Fabaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây nhỏ cao 30 - 90 cm hoặc hơn, mọc hoang ở nhiều nơi nước ta, Campuchia, Lào, miền nam Trung Quốc. Lá kép lông chim chẵn gồm 3 - 4 đôi lá chét. Lá kèm hình sợi dài 1 cm mới rụng. Lá chét hình trứng ngược, phía đỉnh lá nở rộng dài 3 - 4 cm, rộng 12 - 25 mm. Hoa mọc từ kẻ lá, tràng màu vàng có 1 - 3 chiếc. Quả loại đậu hình trụ dài 12 - 14 cm rộng 4 mm, trong có chứa khoảng vài chục hạt.
Thành phần hóa học
Có anthranoid gồm: emodin, rhein, chrysophanol..., chất nhầy, chất béo, sắc tố.
Tác dụng và công dụng
Thảo quyết minh
Senna tora (L.)
Roxb.
Các anthraquinon trong Thảo quyết minh có tác dụng nhuận tràng, tuy vậy trong đơng y, hạt Thảo quyết minh được sử dụng chính để chữa đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nhiều nước mắt, quáng gà. Còn dùng để chữa nhức đầu, mất ngủ, làm thuốc giải nhiệt, bổ thận.
Ngày dùng 6 - 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc pha trà sau khi đã xay kỹ.
MUỒNG TRÂU
Folium Sennae alatae
Dược liệu là lá chét phơi hay sấy khô của cây Muồng trâu [Senna alata (L.) Roxb.; Syn. Cassia alata L.], họ đậu (Fabaceae).
Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ cao 1,50 m có khi đến 3 m, thân gỗ mềm có đường kính 10 - 12 cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài 30 - 40 cm, có 8 - 14 đơi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều trịn. Đơi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đơi lá chét thứ hai một quãng hơi xa hơn so với quãng cách giữa các đôi lá chét sau. Lá chét trên cùng có thể dài đến 12 - 14 cm, rộng 5 - 6 cm. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa. Bông dài 30 - 40 cm. Hoa màu vàng sẫm. Quả loại đậu dài 8 - 16 cm, rộng 15 - 17 mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc của quả. Quả có tới 60 hạt. Muồng trâu mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền trung và miền nam nước ta.
Thành phần hóa học
Muồng trâu
Senna alata (L.) Roxb.
Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất sau đã được xác định: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.
Ngồi thành phần anthranoid, trong Muồng trâu cịn có kaempferol và sitosterol.
Tác dụng và công dụng
Tác dụng nhuận tẩy của lá đã được xác định bằng thí nghiệm trên súc vật, có thể dùng quả. Nhân dân ta thường dùng lá để chữa hắc lào bằng cách giã nát rồi xát vào nơi bị nấm.
HÀ THỦ Ô ĐỎ
Radix Fallopiae multiflorae
Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khơ của cây Hà thủ ơ đỏ hay cịn gọi là Dạ giao đằng [Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Syn. Polygonum multiflorum Thunb.], họ Rau răm (Polygonaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Dây leo nhỏ, sống dai, có rễ phình thành củ. Thân quấn mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía. Lá mọc so le, hình tim, có mũi nhọn ở đỉnh, dài 4 - 8 cm, rộng 2,5 - 5 cm. Cuống lá có phủ lơng, bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt. Hoa họp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, có nhiều nhánh. Hoa nhiều, nhỏ, đường kính 2 mm mọc ở nách lá bắc ngắn. Bao hoa màu trắng ngà, nhị 8 trong đó có 3 nhị hơi dài. Quả 3 góc nhẵn bóng nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngồi cịn lại phát triển thành cánh rộng. Cây mọc hoang ở vùng núi cao các tỉnh phía Bắc: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái. Khi trồng người ta cắt thân thành những đoạn ngắn rồi dâm vào bầu trong 2 tháng trước khi trồng ra luống.
Hà thủ ơ đỏ
Fallopia multiflora Thunb.
Thành phần hóa học
Thành phần chính là các dẫn chất stilben glycosid như rhaponticosid. Ngồi ra cịn có các dẫn chất anthranoid: acid chrysophanic, emodin, chrysophanol anthron và tannin.
Tác dụng và công dụng
Hà thủ ơ chưa chế biến có tác dụng nhuận tràng nhẹ.
Y học cổ truyền dùng Hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ gan thận, bổ máu, thuốc dùng cho những người có rây tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh, đại tiện ra máu, ung nhọt, thần kinh suy nhược, sốt rét lâu ngày. Ngày dùng 12 - 20 g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc, dùng với Hà thủ ô đã chế biến. Dây Hà thủ ô dùng làm thuốc an thần, thuốc cầm mồ hơi. Dùng ngồi trị lỡ ngứa.
LƠ HỘI
Aloe
Dược liệu là chất dịch cơ đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội (chủ yếu từ Aloe ferox Mill. và Aloe vera L.), họ Lô hội (Asphodelaceae) .
Đặc điểm thực vật
Cây sống nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên mang lá tập trung thành hình hoa thị. Lá hình mũi mác dày, mọng nước, có nhiều chất nhầy nên giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khơ hạn. Khi ra hoa thì trục hoa nhơ lên ở giữa bó lá, mang chùm hoa màu vàng hoặc đỏ.
Aloe ferox Mill. có thân cao từ 2 - 5 m, lá mọc thành
hoa thị dày, dài 15 - 50 cm, rộng 10 cm ở gốc, có gai ở mặt dưới lá và ở mép lá. Hoa màu đỏ. Lồi này chủ yếu có ở Nam Phi, cho "lơ hội xứ Cap".
Aloe vera L. (= A. vulgaris Lam.) có thân ngắn: 30 -
Lơ hội
Aloe vera L.
50 cm. Lá chỉ có gai ở 2 mép. Hoa màu vàng. Cây nguồn gốc ở Bắc Phi.
Thành phần hóa học
- Thành phần của nhựa Lô hội
Các dẫn chất anthranoid: đây là thành phần có tác dụng của Lơ hội.
Aloe emodin, chất này khơng có trong dịch Lơ hội tươi. Trong nhựa Lô hội aloe
emodin chiếm khoảng 0,05 - 0,50 %.
Barbaloin, chiếm 15 - 30 % là thành phần chính của nhựa Lơ hội.
Ngồi ra cịn có aloenin, aloenin B. - Thành phần của lá Lô hội
Trong lá Lơ hội, ngồi thành phần anthranoid cịn có các chất polysaccharid. Ở lá tươi, các chất này làm cho thịt lá trong như thạch.
Tác dụng và công dụng
Nhựa Lô hội với liều nhỏ: 0,02 - 0,06 g là thuốc bổ giúp tiêu hóa vì kích thích nhẹ niêm mạc ruột, tác dụng thơng mật.
Liều trung bình: 0,10 g có tác dụng nhuận tràng. Liều 0,20 - 0,50 g có tác dụng tẩy xổ. Vì có tác dụng chậm nên dùng sau bữa ăn chiều để có tác dụng vào sớm hơm sau. Tác dụng phụ gây sung huyết ở ruột già và co bóp tử cung nên người bị trĩ và phụ nữ có thai thì khơng được dùng. Liều cao có thể gây nguy hiểm.
Trong mỹ phẩm cao lá Lơ hội, do tính chất giữ ẩm nên được dùng làm kem chống nắng, kem phấn bôi mặt, thuốc mỡ làm lành sẹo.
NHÀU
Fructus et Radix Morindae citrifoliae
Dược liệu là quả già hay quả chín, tươi hoặc khơ; hoặc rễ cắt ngắn hoặc thái phiến phơi hay sấy khô của cây Nhàu (Morinda citrifolia L.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Nhàu là loài cây nhỡ. Lá mọc đối, mặt trên láng bóng hình bầu dục, có mũi ngắn ở đầu, hình nêm ở gốc, dài 12 - 30 cm, rộng 6 - 15 cm. Lá kèm gần trịn hay thn, ngun hay chẻ 2 - 3 thùy ở đỉnh. Hoa màu trắng, tập hợp thành hình đầu ở nách lá, đường kính 2 - 4 cm. Cây có hoa vào tháng 1 - 2. Quả hình trứng dài 2,5 - 4 cm, quả kép do nhiều quả dính lại với nhau. Quả chín vào tháng 7 - 8, khi chín màu vàng trắng nhạt có mùi nồng đặc trưng. Ruột quả có lớp cơm mềm ăn được. Cây mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền trung miền nam nước ta.
Thành phần hóa học
Nhàu
Morinda citrifolia L.
Vỏ rễ chứa các dẫn chất anthranoid. Người ta cũng phân lập được glycosid là morindin, damnacanthol, nordamnacanthal.
Quả có thành phần polysaccharid là đáng chú ý.
Tác dụng và công dụng
Nhân dân ta dùng rễ sắc uống để chữa đau lưng, chữa cao huyết áp.
Quả Nhàu ăn với muối để làm thuốc đều kinh, dễ tiêu, nhuận tràng, chữa cao huyết áp. Các nghiên cứu gần đây polysaccharid của quả có tác dụng kích thích miễn dịch phòng chống ung thư.
Lá đắp chữa vết thương, mụn nhọt, làm chóng lên sẹo. Sắc uống chữa lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ.
ĐẠI HOÀNG
Rhizoma Rhei
Dược liệu là thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khơ của các lồi Đại hồng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum officinale Baillon), hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae).
Đặc điểm thực vật
Cây thuộc thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc thành cụm từ thân rễ, có kích thước lớn, có cuống dài, có bẹ chìa, phiến lá hình tim rộng 30 - 40 cm, phân thành 5 - 7 thùy chính, các thùy này có thể phân lần thứ hai hoặc đôi khi lần thứ ba. Gân lá nổi mặt dưới, thường màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3 - 4 thì xuất hiện 1 thân mọc lên cao 1 - 2 m mang một số lá nhỏ. Phần ngọn thân là chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa. Bao hoa gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9 nhị. Quả đóng 3 góc.
Thành phần hóa học
Chủ yếu là những dẫn chất anthranoid, tồn tại dưới các dạng khác nhau:
Đại hoàng
Rheum officinale Baillon
Anthraquinon tự do. Chiếm khoảng 0,10 - 0,20% tính theo dược liệu khơ và gồm có:
chrysophanol, emodin, physcion, aloe emodin và rhein.
Các glucosid của anthraquinon. Chiếm khoảng 60 - 70% của anthranoid toàn phần. Các glucosid của các anthranol và anthron tương ứng với những aglycon nói trên.
Thành phần thứ hai đáng chú ý là tannin (khoảng 5 - 12%) chủ yếu thuộc nhóm pyrocatechic và một phần thuộc nhóm pyrogallic.
Ngồi ra Đại hồng cịn có calci oxalat, tinh bột, pectin; một chất nhựa ít được nghiên cứu cũng có tác dụng tẩy xổ.
Tác dụng và cơng dụng
Thành phần có tác dụng chính trong Đại hồng là các anthranoid.
Các dẫn chất anthranoid trong Đại hồng có tác dụng lên đại tràng, làm giảm sự tái hấp thu nước bằng cách làm tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột.
Đại hồng và các anthranoid có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu, lỵ, thương hàn.
Emodin có trong Đại hồng có tác dụng tăng nhu động ruột làm nhuận tràng, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống khối u.
Ở liều nhỏ (0,05 0,10 g) Đại hồng là thuốc bổ, giúp tiêu hóa, liều 0,1 - 0,15 g làm thuốc nhuận; 0,5 - 2 g là liều xổ.
CỐT KHÍ
Radix Polygoni cuspidati
Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khơ của cây Cốt khí (Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc.), họ Rau răm (Polygonaceae).
Đặc điểm thực vật
Cây cỏ sống lâu năm, cao 0,50 - 1 m. Trên thân và cành thường có những đốm tím hồng. Lá mọc so le, cuống ngắn, bóng và có màu hồng. Phiến lá hình trứng rộng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 5 - 12 cm, rộng 3,5 - 8 cm, đỉnh lá có mũi nhọn. Bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hoa nhỏ màu trắng. Quả 3 cạnh màu nâu đỏ. Mọc hoang ở một số vùng miền núi. Làng Nghĩa Trai (Hải Hưng) có trồng để thu hoạch dược liệu.
Thành phần hóa học
Rễ củ chứa các dẫn chất anthranoid ở dạng tự do và
Cốt khí
Polygonum cuspidatum Sieb
dạng kết hợp glycosid với hàm lượng 0,1 - 0,5%. Các thành phần đã xác định: chrysophanol, emodin, physcion, emodin 8-β-glucosid. Ngồi ra cịn có polytadin là một stilben glucosid khi thủy phân cho resveratrol. Trong rễ củ cịn có tannin.
Tác dụng và cơng dụng
Dược liệu có tác dụng nhuận tẩy là do các dẫn chất anthranoid.