Dươc liệu chứa chất béo

Một phần của tài liệu Giao trinh duoc lieu hoc (word - docx) (Trang 163 - 168)

THẦU DẦU

Semen Ricini

Dược liệu là hạt đã phơi hay sấy khô cua cây Thầu dầu (Ricinus communis L.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây sống dai, có thể cao 5 - 6 m, lá mọc so le, có cuống dài. Lá kèm sớm rụng, gân lá tỏa trịn. Phiến lá chia thành 5 - 7 thùy, khía răng cưa. Cụm hoa là chùm xim. Hoa đơn tính khơng cánh. Hoa đực ở phía dưới cụm hoa, hoa cái ở phía trên. Hoa đực có 5 lá đài và nhiều nhị phân nhánh mang 1 ô của bao phấn. Hoa cái có 3 lá đài và 3 lá nỗn. Bầu thượng 3 ơ, mỗi ơ chứa 1 nỗn, ngồi có gai mềm. Quả khơ gồm có 3 ngăn vỏ cứng, trên mỗi ngăn có một rãnh nơng, khi chín nứt thành 6 mảnh. Hạt có mồng, vỏ bên ngồi cứng và có vân, nội nhũ chứa nhiều dầu.

Thầu dầu mọc hoang và được trồng nhiều ở một số tỉnh miền núi.

Thành phần hóa học

Cây Thầu dầu

Hạt chứa 50% dầu, 26% protein trong đó có ricin là một protein độc, 0,2% ricinin. Ngồi ra cịn có enzym lipase, vitamin E...

Tác dụng và cơng dụng

Dầu Thầu dầu có tác dụng nhuận và tẩy là do acid ricinoleic. Khi vào cơ thể enzym lipase thủy phân dầu giải phóng acid ricinoleic tự do, acid này kích thích nhu động ruột. Liều dùng nhuận tràng 2 - 10 g dầu, tẩy 10 - 30 g dầu trong ngày.

Cracking dầu Thầu dầu thu được acid undecilenic và oenanthol. Acid undecilenic dùng làm thuốc trị nấm ngoài da, oenanthol được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để tổng hợp các chất thơm.

Hạt Thầu dầu giã nhỏ chế thành thuốc cao dán để chữa viêm hạch cổ, viêm tuyến vú.

CA CAO

Semen Theobromae

Dược liệu là hạt đã phơi hay sấy khô của cây Thầu dầu (Theobroma cacao L.), họ Trôm (Sterculiaceae).

Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây trồng cao khoảng 5 - 6 m, nếu để mọc tự nhiên có thể cao hơn nữa. Lá đơn nguyên, dài 20 - 25 cm. Hoa nhỏ mọc trên thân cây hay trên cành to, màu trắng hay đỏ nhạt. Quả to hình thoi, ngồi mặt sần sùi có 10 rãnh dọc. Hạt hình trứng bên ngồi có lớp cơm màu trắng hay vàng nhạt dính chặt vào hạt, vị chua.

Nguồn gốc câu Ca cao ở Nam Mỹ. Hiện nay được trồng nhiều ở Châu Phi và Nam Mỹ. Ở Việt Nam hiện nay được trồng ở Phong Điền tỉnh Hậu Giang và ở Quảng Nam.

Thành phần hóa học

Hạt sau khi loại vỏ có chứa 50 - 60% mỡ gọi là bơ

Cây Ca cao

Theobroma cacao L.

Ca cao, 1 - 4% theobromin, khoảng 0,2% cafein, 10 - 15% tinh bột, 5% tannin và các hợp chất đa phenol và các hợp chất flavonoid khác.

Vỏ hạt, chiếm 10 - 14% khối lượng hạt, có chứa các chất vơ cơ, một ít chất béo và khoảng 0,01% theobromin. Sau quá trình lên men, theobromin tăng lên đến 1,5%.

Tác dụng và công dụng

Bơ Ca cao được dùng trong ngành dược làm tá dược thuốc đạn, thuốc mỡ, thuốc viên. Bộ Ca cao làm thơm thuốc, làm cho thuốc có mùi vị dễ uống. Hạt Ca cao cịn làm nguyên liệu để điều chế theobromin.

Hạt Ca cao được tiêu thụ nhiều nhất trong kỹ nghệ thực phẩm và bánh kẹo để điều chế bộ Ca cao, sô cô la...

ĐẬU PHỘNG

Semen Arachidis hypogeae

Dược liệu là hạt đã phơi hay sấy khơ của cây Đậu phộng hay cịn gọi là Lạc (Arachis

hypogea L.), họ Đậu (Fabaceae).

Đặc điểm thực vật

Cây thảo sống hàng năm. Thân phân nhánh từ gốc, có các cành tỏa ra. Lá lơng chim, có 4 lá chét hình trái xoan. Cụm hoa chùm ở nách lá

gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Quả loại đậu dài 2-5 cm nằm chìm trong đất. Hạt hình trứng có rãnh dọc.

Nguồn gốc ở Brazil, trồng ở nước ta từ lâu.

Thành phần hóa học

Hạt Lạc gồm lớp vỏ lụa, có chứa leucoanthocyan, resveratrol và catechol làm cho vỏ Lạc có tính chất của vitamin P. Nhân Lạc chứa 20-30% protein, 20% glucid, 40-50% chất béo (dầu Lạc - Oleum Arachidis). Dầu Lạc gồm các glycerid của nhiều acid béo no và không no, với tỷ lệ thay đổi rất nhiều tùy theo loại Lạc.

Tác dụng, công dụng

Lạc và dầu Lạc được dùng làm thực phẩm. Lạc

Đậu Phộng

Arachis hypogea L.

cũng được dùng bồi bổ cơ thể, lao lực quá sức. Dầu Lạc dùng làm tá dược thuốc tiêm, cao xoa ngoài.

GẤC

Arillus et Semen Momordicae cochinchinenis

Dược liệu là áo hạt lấy từ quả chín hay hạt đã bóc áo hạt đã phơi hay sấy khơ của cây Gấc [Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.], họ Bí (Cucurbitaceae).

Đặc điểm thực vật

Dây leo sống nhiều năm có tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến xẻ 3-5 thùy sâu. Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to, tràng hoa màu vàng; hoa cái có lá bắc nhỏ. Quả to có nhiều gai, khi chín có màu đỏ gạch đến đỏ sẫm; hạt dẹt, cứng, màu đen.

Cây của vùng Ấn độ và Malaysia. Ở Việt Nam được trồng ở nhiều nơi để lấy quả.

Thành phần hóa học

Màng Gấc chứa chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là β-caroten và lycopen là những tiền vitamin A.

Gấc

Nhân hạt chứa các triterpen (acid momordic, gypsogenin, acid oleanolic). Ngồi ra cịn có tannin 1,8%, chất béo 55,3%, protein 16,5%, đường 3%, acid amin.

Thân củ chứa các triterpenoid (chondrillasterol, cucurbitadienol), 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp.

Rễ chứa saponin triterpen (momordin) và sterol.

Tác dụng, công dụng

Dầu Gấc dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em và phụ nữ có thai). Chữa bệnh khơ mắt, qng gà.

Dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng giúp cho màu lành, còn dùng chữa các bệnh loét hậu môn và loét trực tràng, cao huyết áp, rối loạn thần kinh.

Nhân hạt Gấc trị mụn nhọt, sưng tấy, sưng vú, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết, tiêu sưng.

LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày đại cương về lipid. 2. Nêu phân loại lipid.

3. Nêu tính chất của lipid.

4. Nêu các phương pháp kiểm định lipid. 5. Nêu tác dụng, công dụng của lipid.

6. Nêu đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tác dụng, cơng dụng của các dược liệu: Thầu dầu, Ca cao, Đậu phộng, Gấc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nxb Y học, Hà Nội.

[2]. Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. [3]. Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Sâm Việt

Nam và một số cây thuốc họ Nhân sâm, Nxb Khoa học và kỹ thuật

[4]. Ngô Thu Vân - Trần Hùng (2011), Dược liệu học, Tập 1, Nxb Y học, Hà Nội. [5]. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nxb trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

[6]. Phạm Thanh Kỳ (2015), Dược liệu học, Tập 2, Nxb Y học, Hà Nội

[7]. Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1,2 Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[8]. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1, 2 Nxb Y học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giao trinh duoc lieu hoc (word - docx) (Trang 163 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w