III. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3. Liên hệ thực tế tại địa phương.
Huyện Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội và đang phấn đấu trở thành một quận vào giai đoạn 2020-2025 với điểm nhấn là các đô thị thông minh, khu công viên phần mềm, trung tâm mua sắm cao cấp, các khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ cao cấp về chăm sóc sức khỏe, trung tâm sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu và phát triển.
Đề án Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong các cơ quan hành chính nhà nước huyện Đơng Anh theo hướng phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý của chính quyền đơ thị, giai đoạn 2019 – 2025 và những năm tiếp theo. Qua đánh giá, hiện nay, số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ cán bộ, cơng chức trong các cơ quan hành chính nhà nước huyện cơ bản phù hợp với vị trí việc làm và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh huyện đang có tốc độ đơ thị hóa lớn đã đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của chính quyền đơ thị văn minh, hiện đại trong những năm tới. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, cần phải có giải pháp đào tạo nâng cao cụ thể như:
Một là, xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với cơng tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ; quan tâm, chú trọng việc bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo, quản lý chặt chẽ đối với cán bộ, công chức sau đào tạo; thực hiện chuẩn hoá tiêu chuẩn về chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Để đảm bảo tính hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, cần xác định chính xác nhu cầu, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng năm, từng giai đoạn. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ thực tế số lượng, chất lượng cán bộ, cơng chức cấp xã hiện có, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, đối chiếu với tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo quy định để xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng từng năm và từng giai đoạn của địa phương. Hàng năm tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Hai là, rà sốt lại tồn bộ chương trình giảng dạy của các trường bồi dưỡng
nơng thơn. Trong đó, khơng chỉ chú trọng đào tạo về nông nghiệp mà phải cân đối cả ba mặt: nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đáp ứng được những yêu cầu rất cụ thể của cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới.
Chương trình bồi dưỡng đối với cán bộ, cơng chức cấp xã cần có sự đổi mới, phù hợp, bám sát thực tiễn. Từ đó, nhận thức, ý thức và kiến thức thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới của cán bộ, người dân sẽ được nâng lên. Cán bộ ngày càng sâu sát thực tiễn, có ý thức trách nhiệm, phương pháp, cách làm ngày càng đổi mới, hiệu quả; người dân có ý thức cao hơn về vai trị chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để đảm bảo yêu cầu chất lượng trong đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên kể cả giảng viên cơ hữu và kiêm chức vững vàng về chun mơn, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và khả năng sư phạm. Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút những cán bộ, công chức đã được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực giảng dạy đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.
Các giảng viên phải tìm hiểu, tiếp cận, nắm bắt đầy đủ thơng tin về đối tượng tham gia lớp bồi dưỡng; tình hình, kết quả xây dựng nơng thơn mới của địa phương, đặc biệt là các thông tin liên quan trực tiếp đến chuyên đề giảng dạy. Đây là yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả bài giảng, làm sinh động giờ lên lớp và tăng sức thuyết phục đối với học viên.
Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu sát với nội dung các chuyên đề, trong mỗi khóa đào tạo sẽ chọn từ 1 đến 2 điển hình làm báo cáo viên. Đối tượng báo cáo viên có thể là cán bộ cấp xã, cán bộ thơn thuộc các đơn vị điển hình trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới hoặc chủ trang trại, giám đốc hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác, giám đốc doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu trong xây dựng mơ hình theo hướng liên kết gắn với xây dựng nông thôn mới của các địa phương.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm thúc đẩy tư duy chủ động cho người dân, hướng dẫn cách làm và tơn vinh các điển hình như cán bộ giỏi, hình thức sản xuất tốt, khu dân cư kiểu mẫu, mơ hình tốt, cách làm hay… để mọi người học tập. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã cũng cần lồng ghép các báo cáo là những điển hình tiên tiến trong xây dựng nơng thơn mới.
Bốn là, đẩy mạnh việc chọn lọc, đưa sinh viên tốt nghiệp đại học về làm việc ở
cơ sở, xem đây là kênh “đầu tư” cơ bản nhất. Đề án đưa 600 trí thức trẻ về các xã đặc biệt khó khăn của 62 huyện nghèo hay việc thực hiện luân chuyển cán bộ và chính sách thu hút trí thức trẻ về cơng tác theo Nghị quyết 30a của Chính phủ là cách làm thích hợp và cần tiếp tục triển khai.
Năm là, thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình học tập,
rèn luyện của học viên; tiếp tục đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo bảo đảm thực chất; theo dõi, đánh giá về hiệu quả sử dụng, trưởng thành của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí cử cán bộ, cơng chức cấp xã lên học tập, bồi dưỡng thực tế tại các phòng, ban, cơ quan cấp huyện.
Sáu là, ưu tiên bố trí ngân sách, bảo đảm nguồn kinh phí cho cơng tác đào tạo,
bồi dưỡng công chức cấp xã theo phân cấp. Đồng thời tranh thủ các nguồn ngân sách của trung ương, các chương trình, dự án ở trong và ngồi nước nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới.
Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Cấp ủy và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị địa phương cần chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã gắn với việc xây dựng quy hoạch cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh của từng giai đoạn. Khuyến khích cán bộ, cơng chức cấp xã tự học tập nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng làm việc. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức lựa chọn chương trình, thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vị trí việc làm.
KẾT LUẬN
Cơng cuộc CNH-HĐH ở nước ta là một nhiệm vụ lớn lao và nặng nề, khó khăn, phức tạp trong q trình xây dựng một xã hội văn minh, chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm phải xây dựng được một đội ngũ CBCC có trình độ năng lực đáp ứng u cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước trong đó có đội ngũ CBCCS. Do đó thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS nhằm đáp ứng u cầu của một nền hành chính chun nghiệp quan trọng hơn cịn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài nghiên cứu thực tế với đề tài “Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp
cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng” đã làm rõ vấn đề lý luận về
thực hiện chính ĐTBD CBCC ở Việt Nam nói chung và ở cấp cơ sở nói riêng. Trong nghiên cứu bản thân đã hệ thống hóa các lý luận liên quan cấp cơ sở, đào tạo, bồi dưỡng, quy trình thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS, những yếu tố tác động đến việc thực thi chính sách ĐTBD CBCCS. Trong nghiên cứu bản thân tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS tại quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu đã làm rõ kết quả thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS tại quận
Sơn Trà cũng như những ưu, khuyết và nguyên nhân tồn tại. Từ mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCS ở quận Sơn Trà để có chất lượng cao có cơ cấu phù hợp trong thời gian tới và những hạn chế trước đây đã đưa ra, bài nghiên cứu thực tế đã đề xuất các giải pháp về thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS ở quận trong những năm tới. Việc thực hiện một cách đồng bộ những giải pháp này giúp hồn thiện hơn chính sách ĐTBD CBCCS tại quận Sơn Trà những năm tới từ đó có được đội ngũ CBCCS đủ tâm, đủ tầm trong thời đại hiện nay.
Từ thực tiễn nghiên cứu tại quận Sơn Trà, TP Đà nẵng, Bản thân liên hệ trực tiếp về huyện Đơng Anh, từ đó có những giải pháp cụ thể về công tác đào tạo cán bộ cấp cơ sở, đưa ra những giải pháp để thực hiện đào tạo tốt đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Đông Anh cho những hướng phát triển tiếp theo.