Giải pháp chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở quận Sơn Trà

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng (Trang 28 - 33)

III. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2. Giải pháp chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở quận Sơn Trà

Sơn Trà

2.1. Hồn thiện, chuẩn hóa các chức danh cán bộ cấp cơ sở

Chuẩn hóa các chức danh CBCCS là tổng hợp các yêu cầu được quy định làm chuẩn để nhận xét, đánh giá, phân loại, tuyển chọn cán bộ, trên cơ sở đó để tuyền dụng, ĐTBD, bố trí và sử dụng có hiệu quả từng CBCCS.

Để chuẩn hóa các chức danh CBCCS cần xây dựng bản tiêu chuẩn chức danh CBCCS trên cơ sở quy đinh chung. Bản tiêu chuẩn chức danh CBCCS là bản liệt kê những địi hỏi của cơng việc đối với CBCCS đảm nhiệm chức danh đó về trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có, các yêu cầu về đạo đức, tinh thần trách nhiệm và các u cầu cụ thể khác.

Mục đích chuẩn hóa CBCCS nhằm:

- Làm căn cứ xác định yêu cầu về trình độ kiến thức, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác của từng chức danh CBCCS.

- Làm căn cứ để tuyển dụng, bố trí sử dụng, nhận xét và đánh giá, xác định nhu cầu, nội dung, chương trình đào tạo CBCCS để thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBCCS.

- Là cơ sở để CBCCS xác định việc học tập, nâng cao trình độ chun mơn, hoàn thiện các kỹ năng và điều chỉnh hành vi, thái độ trong q trình thực thi cơng vụ.

Các nội dung của bản tiêu chuẩn chức danh CBCCS bao gồm nội dung sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ chính trị - Tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng - Tiêu chuẩn về trình độ chun mơn - Tiêu chuẩn về sức khỏe …..

Đối với các tiêu chuẩn về trình độ chuyên mơn, bên cạnh trình độ chun môn nghiệp vụ cần quan tâm đến kiến thức, kỹ năng trong thực thi công vụ ở cơ sở;

sự hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của địa phương. Bản tiêu chuẩn chức danh công việc cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Yếu tố về đạo đức (trình độ và phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tinh thần làm việc, trách nhiệm thực hiện công việc) phải luôn được đề cao trong mỗi vị trí, chức danh CBCCS.

Các u cầu về trình độ chun mơn nghiệp vụ phải được xác định rõ ràng trên cơ sở công việc và thực hiện công việc nhưng phải đảm bảo phù hợp với những yêu cầu của q trình đổi mới.

Xây dựng bản mơ tả cơng việc: liệt kê các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc….

2.2. Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ cấp cơ sở

Khâu tuyển dụng cán bộ đóng vai trị then chốt nhằm tuyển dụng được đúng người đáp ứng công việc.

Tổ chức thi tuyển CBCCS phải đảm bảo nguyên tắc: Công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vị trí chức danh cơng việc và ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, gia đình chính sách.

Tuyển dụng công chức cấp cơ sở do cấp quận đảm nhiệm nhưng vẫn đảm bảo các quy định của thành phố, chú trọng đến trình độ chun mơn đại

học trở lên đối với tất các các chức danh. Việc tuyển dụng các chức danh khơng chun trách giao cho địa phương có nhu cầu tuyển dụng nhưng vẫn phải đảm bảo các tiêu chí theo Quyết định 03/2018/QĐ-UBND ngày 30/01/2018 ban hành các quy định về quản lý CBCC phường, xã trên địa bàn thành phố và Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 về chức danh, số lượng, tiêu chuẩn, chế độ chính sách và quản lý sử dụng người không chuyên trách phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Đổi mới hình thức thi tuyển trên máy tính sẽ hạn chế mức thấp nhất tính tiêu cực trong thi cử. Đồng thời, việc thi tuyển trên máy tính cũng giúp kiểm tra trình độ tin học văn phòng của các ứng viên dự tuyển. Kết hợp giữa thi kiến thức với vấn đáp để tìm được ứng viên giỏi về chuyên môn lẫn những kỹ năng mềm khác như giao tiếp, khả năng xử lý tình huống, phản biện…

Việc đánh giá kết quả thi tuyển được thực hiện bằng một hội đồng hoàn toàn độc lập với cơ quan, tổ chức tuyển dụng. Hội đồng này gồm những người có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt.

Ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa các trường Đại học, người có bằng thạc sỹ về công tác tại cấp cơ sở thơng qua hình thức xét tuyển đặc cách, khơng thi tuyển có trình độ chun mơn phù hợp, được đào tạo cơ bản về ngoại ngữ, tin học nhằm bổ sung những cơng chức trẻ, có thể thay thế cho đội ngũ CBCCS chuẩn bị nghỉ hưu.

2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở gắn với chức danh, nhucầu sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng cầu sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng

Từ thực trạng công ĐTBD đội ngũ CBCCS ở quận Sơn Trà còn nhiều hạn chế, một số CBCCS có trình độ chun mơn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tình trạng đào tạo tràn lan, chạy theo việc hợp thức hóa bằng cấp.

Đào tạo không đúng với quy hoạch, chưa đúng đối tượng; ĐTBD khơng gắn với bố trí và sử dụng sau đào tạo, những kiến thức mà học viên thu được từ các lớp, các khóa đào tạo và bồi dưỡng khi áp dụng vào thực tiễn cơng tác cịn nhiều hạn chế, nhiều kiến thức chỉ là lý thuyết khơng gắn với thực tế gây lãng phí thời gian, tiền của, cơng sức của cả người học, giảng viên và nhà nước. Do đó quận Sơn Trà cần khắc phục những hạn chế trên:

- Rà sốt, đánh giá đội ngũ CBCCS để có chính sách đào tạo phù hợp: Trước mắt, quận Sơn Trà cần rà sốt và đánh giá lại tồn bộ đội ngũ CBCCS trên địa bàn để xác định những kiến thức, kỹ năng cịn thiếu. Từ đó, phân loại các nhóm cán bộ, nhóm cán bộ thiếu kỹ năng gì thì ĐTBD kỹ năng đó, tránh tình trạng đào tạo chung chung vừa lãng phí thời gian, cơng sức và kinh phí mà khơng nâng cao được chất lượng cần thiết.

Đối với nhóm CBCCS cịn thiếu về trình độ chun mơn, quận nên có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho cán bộ ấy đi học thêm nâng cao trình độ chun mơn.

Đối với nhóm CBCCS cịn thiếu trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước. Hàng năm, hàng quý, quận nên mở các lớp ĐTBD, rà soát những cán bộ chưa chưa đi đào tạo để cử đi ĐTBD.

Bên cạnh công việc chuyên mơn, đội ngũ CBCCS ở quận Sơn Trà cần có thêm những chương trình ĐTBD về kỹ năng thực hiện cơng việc. Đặc biệt là những kỹ năng cịn kém như kỹ năng xử lý các tình huống, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp….

- Việc ĐTBD CBCCS phải theo quy hoạch, kế hoạch gắn với việc sử dụng.

Điều này sẽ giúp cho người học nhận thức rõ vai trò của việc tham gia ĐTBD khơng chỉ giúp ích cho cơng việc mà cịn là cơ hội để thăng tiến.

Đổi mới chương trình ĐTBD. Hiện nay, cơng tác ĐTBD cịn nặng về lý thuyết cơ bản, chưa quan tâm đến kỹ năng tác nghiệp của CBCCS; nội dung đào tạo còn chung chung cho nhiều đối tượng. Do vậy, cần phải lựa chọn các nhóm kiến thức, mức độ và phạm vi cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Ngồi những quy định chung về nội dung ĐTBD cho đội ngũ CBCCS, xuất phát từ những hạn chế của đào tạo trong thời gian qua, cần chú trọng ĐTBD kiến thức mà CBCCS cịn thiếu hụt và khơng cập nhật khi chuyển sang kinh tế thị trường: quản lý kinh tế, quản lý nguồn nhân lực,…; kỹ năng thực hành công vụ, nhất là cách xử lý các tình huống.

2.5. Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù về đãi ngộ đối với người thamgia đào tạo, bồi dưỡng gia đào tạo, bồi dưỡng

Một số chế độ, chính sách của CBCCS được quy định cụ thể và dần hoàn thiện trong Nghị định 121/2003/ NĐ- CP ngày 21/10/2003 và Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Chế độ chính sách cho đội ngũ CBCCS hiện nay chưa đảm bảo nên khó thu hút được người tài giỏi ở cấp cơ sở. Do đó ở cấp cơ sở cán bộ phần lớn có trình độ và năng lực chun mơn không cao. Tuy nhiên, nhiều cán bộ ngại và không muốn tham gia học tập để nâng cao trình độ. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là chế độ, chính sách về ĐTBD cho CBCCS cịn chưa thỏa đáng, chưa hợp lý. Do đó cần xây dựng, hồn thiện cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ, khuyến khích động viên CBCCS tham gia ĐTBD nhằm nâng cao năng lực, trình độ trong thực thi cơng vụ, gắn ĐTBD với bố trí, sử dụng, tạo phong trào học tập trong CBCCS; cụ thể là:

- Quy định riêng về khen thưởng đối với CBCCS đạt thành tích cao trong học tập ( Thực hiện nâng lương trước thời hạn, thưởng bậc lương cho cơng chức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập).

- Quy định về tơn vinh, khuyến khích CBCCS hăng hái học tập. Khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần sẽ là động lực để CBCCS tận tâm công tác, tập trung hết sức lực và trí tuệ của mình để thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ được giao và luôn luôn học tập nhằm trao dồi kiến thức mới nâng cao trình độ chun mơn và năng lực quản lý, lãnh đạo ở cơ sở.

2.6. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chính sách đào tạo,bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở

- Cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Quy định của Đảng và Nhà nước về chế độ kiểm tra, giám sát cán bộ trong đó có nội dung giám sát về tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị của cán bộ nhằm ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc của CBCC, kịp thời xử lý những vi phạm trong q trình thực hiện chính sách trên.

cho đến kết thúc công tác đánh giá, tổng kết.

- Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc cử tuyển CBCCS tham gia ĐTBD nhất là các cán bộ đảm nhiệm các chức danh, vị trí dễ phát sinh các hiện tượng tiêu cưc như: Tài chính kế tốn, Địa chính xây dựng, tài ngun mơn trường, bộ phận thực hiện chi trả chế độ bảo trợ xã hội cho các đối tượng chính sách …

- Tăng cường sự thống nhất về nhận thức và hành động của hệ thống chính trị ở cơ sở, sự phối hợp của chính quyền địa phương với các ban ngành đồn thể tại địa phương trong cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách ĐTBD CBCCS; khơng nên xem nhẹ chức năng giám sát của mặt trận.

- Để nhân dân tham gia giám sát hiệu quả của công tác ĐTBD CBCCS theo quy chế dân chủ thông qua việc đánh giá mức độ hài lịng của cơng dân đối với cán bộ khi sử dụng dịch vụ công.

- Cần tiến hành đánh giá hiệu quả sau ĐTBD đối với CBCCS nhằm xem xét giá trị thực tế của cơ sở đào tạo đối với CBCCS trong việc thực thi công vụ. Đánh giá ĐTBD để xem mục tiêu đề ra có đạt được khơng, nội dung và chương trình đào tạo có phù hợp với học viên, học viên vận dụng được những kiến thức gì sau ĐTBD. Cơng tác đánh giá ĐTBD nhằm phát hiện sự bất hợp lý, thiếu sót trong q trình đào tạo, để từ đó nâng cao chất lượng ĐTBD cho đội ngũ CBCCS. Hầu hết, các khóa ĐTBD có đánh giá chương trình ĐTBD như đánh giá phản ứng của học viên về nội dung, chương trình, giảng viên, cách tổ chức, cơ sở vật chất …; đánh giá kết qua học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên đã tiếp thu được nội dung gì từ khóa học. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất hiện nay để biết mục tiêu của khóa học có đạt được khơng để có hướng điều chỉnh cho phù hợp chưa được quan tâm đánh giá. Đánh giá kết quả của việc thực hiện công việc sau khi được ĐTBD. Từ đó đánh giá tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức ra sao.

2.7. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách đào tạo, bồidưỡng cán bộ cấp cơ sở dưỡng cán bộ cấp cơ sở

Phát động phong trào “ đơn vị học tập” nhằm nâng cao trình độ của mỗi cán bộ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân trong tình hình mới thơng qua các hội nghị cán bộ công chức, các cuộc họp giao ban cơ quan, giao ban của các hội đoàn thể.

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thường xuyên liên tục đến các đơn vị có liên quan, đến tồn cán bộ về chủ trương, mục đích của chính sách ĐTBD giúp họ nhận thức rõ hơn trách nhiệm của bản thân, của tổ chức khi tham gia thực hiện chính sách ĐTBD để việc triển khai thực hiện đạt được hiệu lực, hiệu quả. Có thể tuyên truyền trên các cổng thông tin điện tử, trên đài truyền thanh, thông qua các hội họp, các văn bản, tuyên truyền lưu động ( để người dân có thể nắm bắt được chính

sách ĐTBD thuận tiện cho việc giám sát).

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w