.Môi trường sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của nguyễn thị thu huệ, võ thị hảo, nguyễn ngọc tư (Trang 50 - 54)

2 .Quan niệm của người phụ nữ về con người và cuộc sống

2.2.1.2 .Môi trường sống

Xã hội hiện đại, con người càng muốn trở về với tự nhiên. Gần gũi với thiên nhiên, lắng mình trong suy tư, con người dễ tìm lại chính mình. Cũng chính trong mối quan hệ gần gũi đó, con người có thể nhận ra tận chân giá trị của các vấn đề khoa học và triết học tự nhiên. Tiếp nối truyền thống, những người đàn bà cầm bút, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư với trái tim đa cảm, với tâm hồn đồng cảm với người đồng giới, bằng trang

văn, các chị giúp ta nhận diện rõ hơn quan niệm của người phụ nữ về các vấn đề của cuộc sống nói chung và mơi trường tự nhiên xung quanh nói riêng.

Thiên nhiên bao la, khoáng đạt giúp người phụ nữ thức nhận lại bản thân. Nguyễn Thị Thu Huệ quan tâm nhiều đến biển. Biển mênh mông bao la đến vô cùng nhưng biển cũng gần gũi đến lạ kì. Biển chẳng bao giờ thay đổi. Biển luôn vô tư táp song, ầm ào dàn trải. Dù đón nhận hay tiễn đưa một tâm trạng, biển lúc nào cũng có một bộ mặt như thế. “Biển về đêm. Cát mềm và ấm, nồng nàn vị quyến luyến hùng vĩ, bao la đến vô cùng. Chẳng cịn lạ gì. Cát vẫn là cát. Gió thổi bay vơ tư, hào phóng…Trên sự vơ cùng vơ tận thẫm đen đó, nhay nháy sáng từ những chiếc thuyền đánh cá. Mọi vật như ngưng đọng. Tôi hồi hộp tìm kiếm trên cát, chiếc giường trong đêm tân hôn [6, tr

455]. Khi đến với Cát đợi, đến với biển để tìm lại những phút giây hạnh phúc, trong một tâm trạng lâng lâng, sung sướng, biển thật sự mang lại cho con người những cảm nhận nhẹ nhàng pha lẫn tiếc nuối. Biển trời mênh mông, rộng lớn cũng khiến con người cảm thấy bé nhỏ, đơn cơi. Nó nhắc nhân vật tơi trong Biển ấm nhớ lại quá khứ năm xưa về anh để chiêm nghiệm, để cảm nhận rõ hơn giá trị hạnh phúc hôm nay. Song cũng trong một không gian bao la, vô tận như thế, My lại khao khát thốt khỏi cụơc sống thơn q giản đơn, nghèo khổ để theo đuổi những giấc mơ thành phố, để mãi là một thiếu phụ chưa chồng…

Nguyễn Ngọc Tư để lịng nơi miệt vườn sơng nước Nam Bộ. Từng con kênh, từng dòng chảy cuả quê hương đã tn chảy cùng ngịi bút tài tinh tế, tài hoa. Khoảng sân nhà đầy nắng gợi nhắc tơi nhớ về những kí ức tuổi thơ tươi đẹp, hồn nhiên. Đón tết năm mới, đón tết của tình thân, mọi người nô nức, rộn ràng, vui tươi bao nhiêu thì Đậm, cô gái bán dưa khi đứng trước

Giao thừa lại càng thêm tủi cực, uất nghẹn vì thân phận người con gái lỡ

thức, nhớ mong, tiếc nuối “Bữa nay gió lạnh quá chừng, gió tê tái một tiếng gà đang say, nghe từng giọt, từng tiếng buồn thiu” [7,tr 39]. Có thương yêu

thật sự, gắn bó hết lòng, người ta mới thấy nhớ sông đến thế. Thương cha, Giang quyết định dời ghe, dời sơng lấy chồng trên bờ nhưng lịng Giang lại để miền sông nước, nên thường khi xong việc Giang lấy xuồng chèo đi lại chèo về. Đi vào giấc ngủ trong cảm giác bồng bềnh nên giấc mơ cũng chóng trành theo con sóng. Giang q sơng bao nhiêu, hai chị em, Nương, Điền u mến

Cánh đồng bất tận bấy nhiêu. Dẫu cánh đồng không có tên nhưng với họ,

chẳng có nơi nào là vơ danh bởi họ gọi tên mỗi cánh đồng bằng mỗi kỉ niệm …

Võ Thị Hảo lại phong phú, đa dạng với nhiều môi trường tự nhiên xung quanh. Là dải nắng chiều hoang hoải nhuộm một màu buồn với trận gió màu

xanh rêu. Là âm thanh của tiếng vạc đêm, khiến cơ gái dễ cảm thấy lịng cô

đơn, khát khao hạnh phúc. Là hình ảnh của biển bao la, khống đạt với những cơn gió mát giúp lịng Phan dịu lại và tỉnh táo hơn sau khi chứng kiến những cô gái đáng thương buộc phải trở thành trò chơi cho người đời trong những quán hàng karaôkê trong tác phẩm Miền bọt

Bên cạnh đó, một vấn nạn đang dành được nhiều sự quan tâm của con người và giới cầm bút là vấn đề ô nhiễm môi trường. Tự nhiên đang bị tàn phá, tự nhiên đang cất lời kêu cứu. Trong thời kì chiến tranh, hàng tấn chất độc hố học điơxin đã đổ xuống cánh rừng Trường Sơn. Võ Thị Hảo đã viết trong Người sót lại của rừng cười rằng: “Năm cơ gái sống trong lo âu mà rừng thì cứ lầm lì trải đầy thảm lá rụng. Ánh đỏ của thảm lá hắt lên cả bầu trời ánh ỏi, khiến cho đêm của họ cũng mang màu đỏ” [4, tr 89]. Cả cánh

rừng, cả những con suối đều bị nhiễm độc và nó làm ảnh hưởng khơng ít đến cuộc sống, tâm trạng con người nơi đây. Mái tóc dài óng ả của chị em đã dần được thay thế bằng một túm sợi mỏng manh sơ xác. Lo âu, buồn tủi cho xuân

sắc con gái khiến nụ cười các chị cũng trở nên méo mó, man dại. Bản tính cũng trầm lặng hơn và cảm giác như mỗi người đang già thêm hai mươi tuổi. Ai đã ở rừng già, ai đã bước vào cuộc tham chiến mới thấu hiểu tác hại của các chât hố học độc hại, mới tiếc nuối, xót thương cho hạnh phúc tuổi xuân người con gái

Đôi khi sự vơ tình có thể gây nên tội ác. Vào mùa khô, người ta lấy nước từ các dịng sơng nhỏ, các con kênh để bơm vào rừng chông cháy. Việc làm là tốt nhưng lại khiến cho một số vùng khơng có nước để dùng, những cánh đồng lúa chết khô khi mới trổ bông. Người ta cũng không thể trồng đậu hay trồng dưa. Vì thiếu nước nên người nơi đây mình “đầy ghẻ chóc, những đứa trẻ gãi đến bật máu. Họ đi mua nước ngọt băng xuồng chèo, nín thở để nước khỏi sánh ra ngồi vi đường xa, nước mắt… Con nít 3 tuổi đã biết q nước, ở đó người con trai bảo: ước sao trước lúc má tôi chết bà đươc tắm đã đời” [7, tr 163]. Thiếu nước thơn xóm cũng tàn tạ, con người cũng xác xơ

theo khiến cho Nguyễn Ngọc Tư viết Cánh đồng bất tận mà khơng khỏi xót

xa, ước sao có thể giúp đỡ bà con.

Cuộc sống còn thiếu thốn, ta ước mong sao cho vừa đủ. Khi đủ đầy sinh ra nhiêù nhu cầu vui chơi, giải trí. Nhưng qn hàng karkê mọc lên, những cô gái mang mình đi bán để ni sống cả đại gia đình. Miền bọt của

Võ Thị Hảo là lời kêu cứu của một vùng biển tuyệt đẹp đang chịu sự ô nhiễm gay mất mĩ quan nghiêm trọng “Những xác bao cao su ngâm nước màu phênh

phéch như da người chết trơi và vơ số ngón tay nhơn nhớt như đàn vắt đang được nhữn con sóng dập vào tấp đầy mãi lên” [3, tr 193]. Vùng biển có lẽ sẽ

đẹp hơn nếu không bị nhuốm màu đen của những quán hàng karaoke và sự thiếu ý thức trách nhiệm của con người với con người và với môi trường tự nhiên xung quanh.

Xã hội hiện đại, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống, con người càng chú ý nhiều hơn đến vấn đề môi trường tự nhiên. Khác với văn học trung đại, dưới sự ảnh hưởng nặng nề của thi pháp trung đại, thiên nhiên chỉ được nhắc đến với tùng, cúc, trúc, mai nhằm khẳng định một phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Sang văn học những năm đàu thế kỷ XX, với tình trạng phong kiến nửa thực dân, một cổ hai tròng, nhân dân khổ sở, lầm than cuốn người cầm bút vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến miếng cơm manh áo, số phận con người. Những năm chiến tranh chống Pháp Mỹ, thiên nhiên có được đề cập cũng chỉ nhằm cổ vũ con người tích cực kháng chiến dài lâu, bền bỉ….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của nguyễn thị thu huệ, võ thị hảo, nguyễn ngọc tư (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)